TriVu - VTC hợp tác với Sigma Designs: Suy đoán qua một sự kiện công nghệ

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/Sigma-VTC.JPG" width="496"
height="293" alt="Sigma-VTC.JPG" /></center>

Theo thông tin từ VTC, tối 29/03/2011 tại Hà Nội,<a
href="http://www.ictnews.vn/Home/Kinh-doanh/VTC-va-Sigma-Designs-mo-lien-doanh/2011/03/1SVCM874243/View.htm">
tập đoàn Sigma Designs đã ký kết hợp tác với VTC</a>. Trên cơ
sở hợp tác này, công ty cổ phần phát triển công nghệ Cát
Việt (Vsilicon) được ra đời.

Trên trang web của mình, VTC hoan hỷ loan tin với tựa đề "VTC
hợp tác với Sigma đưa công nghệ chip Mỹ vào VN" (1), tuy
nhiên trong phần "News and Event" trên trang web của Sigma (2),
vẫn không thấy có tin tức nào về sự kiện này.

Lĩnh vực hợp tác là gì, tỉ lệ cổ phần trong công ty Cát
Việt giữa Sigma Designs là bao nhiêu vẫn còn là điều bí mật
hoặc chưa được công bố rõ ràng. Tuy nhiên, dường như đây
là một sự kiện công nghệ nổi bật và đáng mừng tại Việt
Nam vào những tháng đầu năm 2011 này.

Trong những năm gần đây, tiếp theo nhau có nhiều công ty điện
tử vào Việt Nam, từ Renesas, rồi AMCC, cho đến eSilicon… và
lớn nhất là Intel mới khai trương nhà máy vào tháng 10/2010…
giờ đây Sigma Designs cũng chính thức có mặt ở Việt Nam bằng
cách trước đó đã mua một công ty từng làm về ứng dụng
trên chip Sigma tại Sài Gòn và bước tiếp theo là hợp tác với
VTC.

Khi nói đến Sigma Designs, những người Việt Nam có tinh thần
tự hào dân tộc thường hay nhớ rằng đó là công ty hiện
đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán NASDAQ, có
một Việt kiều là đồng sáng lập và hiện nay ông ta đang là
chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành,
đó là ông Thịnh Trần.

Vừa rồi, chính ông Thịnh Trần cũng có vinh dự được rung
chuông đóng cửa phiên giao dịch NASDAQ vào ngày 15/03/2011 (3).

Có phải cũng do tinh thần này hay không mà trong buổi ký kết
này, ông nói: "Với tinh thần là người Việt, trên cơ sở
hợp tác chiến lược với VTC, Tập đoàn Sigma Designs sẽ cố
gắng làm hết khả năng có thể để chuyển giao công nghệ và
hợp tác đầu tư với VTC". Nếu quả thật ông Thịnh đã
hết lòng như thế thì đây chính là một cơ hội lớn với VTC
vì những thành công của Sigma hiện nay trên thế giới là một
minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng của ông Thịnh Trần.

Sigma Designs là công ty cung cấp các chipset chuyên về các lĩnh
vực truyền thông-giải trí (media processing), mạng có dây và
không dây, xử lý hình ảnh video (video image processing), nhà tự
động (Home Control)…

VTC là một công ty lớn về công nghệ và truyền thông hoạt
động trong nhiều lĩnh vực, là doanh nghiệp nhà nước, trực
thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông, khá nổi tiếng ở Việt
Nam.

Tin từ VTC cho rằng "Sigma Designs sẽ chuyển giao công nghệ
thiết kế, sản xuất chip tích hợp SoC cho VTC"… tuy nhiên tôi
cho rằng điều này là rất khó xảy ra. Lý do Sigma là một công
ty chuyên về thiết kế chip, thiết kế phần cứng, cung cấp
giải pháp, bán chip… do đó nếu chuyển giao công nghệ thiết
kế chipset cho VTC thì Sigma còn làm ăn được gì. Mặt khác, do
là một công ty chỉ chuyên về phần thiết kế chipset (fabless),
phần chế tạo ra con chip (fabrication) thì gia công ở một hãng
khác bên ngoài (hiện nay Sigma làm chip ở Taiwan), do đó càng
không thể chuyển giao việc sản xuất chip tích hợp SoC cho VTC
lo được. Về phần VTC, họ cũng không thể có khả năng tiếp
nhận phần việc này (vì đây không phải là sở trường) và
họ cũng không thể thiết kế chip để thương mại được (vì
chip của Vsilicon nếu có thì làm sao cạnh tranh và bán được
trên thị trường).

Mặt khác, khả năng Vsilicon là một đối tác để gia công một
phần công việc cho Sigma cũng khó xảy ra vì Sigma đã có công ty
tại Việt Nam và các nơi khác hỗ trợ. Hơn nữa nếu theo cách
thức đó thì Vsilicon cũng khó mang lại lợi nhuận lớn về cho
VTC so với sự mong đợi của công ty này.

Do đó khả năng hợp tác lớn nhất là Sigma sẽ cung cấp các
giải pháp SoC của mình cho VTC, qua đó VTC sẽ chỉnh sửa lại
cho phù hợp và làm nên các sản phẩm điện tử cung cấp cho
thị trường nội địa. Đây cũng là cách tiếp cận nhanh nhất
với một công nghệ mới, tạo ra một sản phẩm điện tử
thời thượng thay vì các sản phẩm có tính năng tương tự
hiện đang được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.
Trong quá khứ cũng đã có Vitek, Viettronics Tân Bình, Sơn Ca
Media… gởi kỹ sư sang học tập tại chính hãng Sigma US để
về làm sản phẩm cho mình. Tuy nhiên cách thức này có nhiều
bất lợi và không chiếm được ưu thế như cách thức hợp
tác hiện nay của VTC với Sigma.

Sự hợp tác giữa VTC và Sigma có thể mở ra nhiều triển vọng
cho cả hai, các sản phẩm điện tử dựa trên chipset của Sigma
như đầu thu kỹ thuật số (Set Top box), đầu đĩa Blu-ray
(Blu-ray player), đầu Karaoke, bộ điều khiển từ xa bằng RF (RF
Remote Control), đầu phát HD (HD player)… sẽ được phổ biến
hơn ở thị trường Việt Nam. VTC với mạng lưới rộng lớn
của mình cũng dễ dàng quảng cáo và tiếp cận khách hàng.
Điều đó có nghĩa người tiêu dùng có cơ hội được dùng
một sản phẩm, một dịch vụ tốt hơn thay vì phải dùng các
sản phẩm ngoại nhập khác mà không có nhiều sự lựa chọn.

<h2>Khó khăn và thách thức cho Vsilicon</h2>

Một câu hỏi lớn là tại Việt Nam có thể làm một sản phẩm
điện tử hoàn chỉnh từ A đến Z có chất lượng tốt và
thẩm mỹ cao được hay không? Câu trả lời là có thể làm
được nhưng không phải dễ dàng vì ở Việt Nam hiện nay còn
thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất này.
Chẳng hạn, Vsilicon có thể sẽ phải gặp các vấn đề sau khi
việc sản xuất hàng loạt được thực hiện trong nước:

- Việc thiết kế và sản xuất vỏ hộp (bằng nhựa hay bằng
kim loại): sản phẩm thường thiếu chính xác, không đồng
đều cũng như chất lượng vật liệu không tốt.

- Các nút nhấn dùng để điều khiển sẽ làm ở đâu và vật
liệu gì, ngay cả cái ốc vít để vặn chặt vỏ máy để tìm
ra loại tốt và phù hợp cũng khó (loại tốt phải là hàng
ngoại nhập).

- Ngoài chipset chính mà Sigma cung cấp (rất mắc so với các
chipset có tính năng tương tự), các chipset phụ trợ sẽ được
mua ra sao và kiểm tra như thế nào.

- Nhà máy lắp ráp linh kiện lên board mạch ở Việt Nam giờ
đã có nhiều tuy nhiên giá giao công cao.

- Chuyện kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong sản xuất
hàng loạt cũng không phải là đơn giản với một công ty mới
bước vào lĩnh vực này như Vsilicon.

Chính vì những lẽ đó, chi phí sản xuất sẽ rất cao. Nếu
cùng một ứng dụng trên cùng một chipset của Sigma, chi phí
sản xuất, linh kiện hiện nay tại Việt Nam sẽ cao hơn tại
Trung Quốc, Hàn Quốc… rất nhiều. Như thế hàng từ Trung
Quốc, Hàn Quốc… sẽ tiếp tục vào Việt Nam và cạnh tranh
với hàng sản xuất nội địa. Trong vị trí người tiêu dùng,
đứng trước 2 sản phẩm tương tự này sẽ có sự cân nhắc
và chọn lựa. Lúc này tinh thần "người Việt Nam dùng hàng
Việt Nam" sẽ là một cứu cánh chăng?
Hay là sau khi thiết kế xong một sản phẩm, Vsilicon lại gởi ra
nước ngoài để gia công sản xuất hàng loạt? Như thế điều
này sẽ là trở ngại cho mục tiêu tạo ra nhiều công ăn việc
làm đã đề ra ban đầu.

Tuy là một người ngoài cuộc nhưng đứng trước một sự
kiện hợp tác lớn và có tính đột phá trong thời buổi kinh
tế khủng hoảng này tôi cảm thấy mừng và lo. Mừng cho một
người con đất Việt sau mấy chục năm làm ăn thành đạt ở
nước ngoài nay quay trở về, lại lo cho một cơ hội để có
một sản phẩm điện tử "Made in Vietnam" rất vẻ vang khó
thành hiện thực.

Hy vọng rằng Việt Nam sẽ có những chuyển biến tích cực hơn
và tiếp tục là điểm đến của những sự kiện hợp tác khoa
học kỹ thuật đầy hứa hẹn này.

<h2>Chú thích:</h2>

(1)
http://www.vtc.vn/congnghe/558-281533/tin-tuc-su-kien/vtc-hop-tac-sigma-dua-cong-nghe-chip-my-vao-vn.htm

(2) http://www.SigmaDesigns.com

(3)
http://finance.yahoo.com/news/Sigma-Designs-Inc-SIGM-pz-1269745318.html?x=0&.v=1


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8465), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét