phát phi mã thì ở xứ Nhựt bổn, đồng yên vẫn… đứng yên.
Lãi suất cho vay dường như = 0. Chủ tịch bỗng quan tâm đến
điều này, khi sau trận động đất kinh hoàng vừa rồi, xứ
người đã phát hiện hàng trăm két sắt dạt bờ biển. Mỗi
két sắt chứa đựng một lượng tiền mặt không nhỏ, trong
số đó hầu hết là chưa có người nhận.
Theo con số của Tổng cục thống kê xứ Thiên đường, ba tháng
đầu năm, tỷ lệ lạm phát đạt con số 6,2%. Ty nhiên, con số
thực còn khác xa con số đó, chắc chắn là cao hơn nhiều. Cũng
chính vì sự mất giá của tiền đồng, nên người dân xứ
Thiên đường đang có xu hướng tháo chạy khỏi đồng tiền.
Sau khi nhận lương, đơn giản nhất là gửi NH, kiếm chút lãi
không kỳ hạn. Người biết tính toán, chuyển thành vàng, thành
đô cho chắc ăn, ít ai để tiền trong két như ở xứ Nhựt.
Theo một ước tính, Nhật Bản có số tiền Yên trị giá 350
tỉ USD không được mang ra lưu thông. Thuật ngữ "tansu yokin"
với tiếng Nhật có nghĩa là "tiền tiết kiệm trong tủ".
Ở đất nước mà gần 30% dân số là trên 65 tuổi, tầng lớp
này có thói quen giữ tiền ở nhà. Khi đồng tiền không chịu
sức ép của lạm phát, người dân có tiền nhàn rỗi cứ để
trong két, cần tiêu pha gì thì lấy tiền từ nhà mang đi thay vì
tới ngân hàng rút. Không phải vì người Nhật không tin tưởng
ngân hàng mà vì họ cảm thấy không thoải mái khi sử dụng
máy ATM, đặc biệt là người già.
Theo một báo cáo của ngân hàng trung ương Nhật Bản năm 2008,
hơn 1/3 số tiền mệnh giá 10.000 yên (118 USD) phát hành không
được lưu thông. Ước tính khoảng 30 nghìn tỉ yên (gần 354
tỉ USD theo tỷ giá hiện tại) đã bị "chôn vùi" theo cơn đại
địa chấn.
Với 25.000 người thiệt mạng trong trận động đất vừa rồi
thì chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều những chiếc két sắt
vô chủ. Theo luật pháp Nhật, thì nếu trong vòng ba tháng, tài
sản thất lạc không có người nhận thì người tìm thấy sẽ
được quyền sử dụng, trừ khi tài sản ấy chứa đựng thông
tin cá nhân. Nếu cả chủ sở hữu lẫn người tìm thấy không
nhận, chính phủ sẽ tiếp quản số tài sản này.
Ở xứ Thiên đường ta, mỗi khi có ai bị khó khăn hoạn nạn,
là cơ hội để các đối tượng vãng lai đến hôi của. Một
số tài sản công cộng như đất đai, đường làng ngõ xóm,
mạnh ai người đó lấn. Không chỉ những người dân bình
thường mà các cán bộ công bộc của dân cũng lấn hoặc tiếp
tay cho lấn chiếm.
Còn chuyện tiền mặt, cũng chính vì lạm phát phi mã nên ở
xứ Thiên đường, lãi suất huy động có NH lên tới 20%/năm.
Dĩ nhiên là lãi suất cho vay cao hơn con số đó.
Nếu như người dân Nhật chỉ biết tiêu bằng đồng Yên thì
xứ Thiên đường ta, người dân có xu hướng sùng bái vàng và
USD. Cám ơn người Mỹ ở bên kia bán cầu, đã in tiền cho
người dân Thiên đường làm phương tiện thanh toán, phương
tiện lưu thông, thậm chí là phương tiện để khoe khoang sự
giàu có.
P.T.H.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8500), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét