Nguyễn Văn Tuấn - Xem và nghe cụ Hồ trả lời phỏng vấn

Tò mò thấy trên mạng có <a href="http://danluan.org/node/8305">một
clip video phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1964</a>,
tức cách đây 47 năm. Người phỏng vấn là một nữ nhà báo
Pháp. Nội dung chung quanh vấn đề chiến tranh. Thấy trên
mạng có người chê tiếng Pháp của cụ Hồ, nên tôi phải
hỏi một anh bạn thông thạo tiếng Pháp bên Paris. Ý kiến
của anh có thể tóm lược dưới đây.

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://dailyvnews1.wordpress.com/2011/04/17/nghi-an-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-v%E1%BB%81-trinh-d%E1%BB%99-ti%E1%BA%BFng-phap-c%E1%BB%A7a-h%E1%BB%93-chi-minh/">Nghi
án lịch sử về trình độ tiếng Pháp của Hồ Chí Minh</a></li>
</ul></div>
Riêng tôi, đây là lần đầu tiên tôi được nhìn và nghe chủ
tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn báo chí. Nhận xét
đầu tiên của tôi là ông cụ có phong độ Tây lắm. Giọng
nói rõ ràng. Ông nhìn thẳng vào phóng viên, ứng khẩu trực
tiếp chứ không cần đến hỗ trợ của cái note viết sẵn, và
tỏ ra thoải mái (relaxed) hoặc dứt khoát khi cần thiết. Như
câu trả lời cuối là rất dứt khoát: <em>Jamais</em> (never,
không bao giờ)! Điều thú vị là trong khi phỏng vấn ông cũng
phì phèo điếu thuốc lá. Thời đó thì chắc 90% nam giới hút
thuốc, nên cũng không ngạc nhiên mấy.

Vì có người chê rằng tiếng Pháp của ông cụ không chuẩn,
nên tôi hỏi một anh bạn bên Pháp để nhận xét cho công bằng
hơn. Anh bạn nhận xét như sau:

1. Cụ Hồ trả lời phóng viên rõ ràng, đâu ra đó. Phóng
viên cũng rất thẳng thắn, có trình độ, không đặt bẫy
vặt.

2. Về phát âm, đối với một người ngoại quốc, phát âm
của cụ Hồ như thế là rất tốt. Sự thật là có người
đã ở Paris cả 5 đến chục năm, xong luận án tiến sĩ mà
phát âm còn tồi hơn.

3. Về từ vựng, cụ Hồ sử dụng từ vựng chính trị và
ngoại giao rất chính xác. Điều này chứng tỏ cụ Hồ vẫn
đọc báo Pháp về những chủ đề lớn. Trong video ông cụ
chỉ quên có một từ "sa lầy" phải hỏi trợ lí bên cạnh.
Lúc đầu, có một vài chữ hơi "Anh", chắc ông quen trả lời
phóng viên Anh hơn.

4. Về văn phạm, là văn nói bình thường giản dị (có lẽ
hơi giản dị đối với người Pháp), một đôi chỗ sai về
giới từ, giống hay ngôi thứ nhưng những lỗi này người
ngoại quốc rất dễ mắc trong đối thoại, người Pháp cũng
có thể mắc. Thành thật mà nói tôi có thể viết tiếng Pháp
không có lỗi sơ đẳng loại này, nhưng nói thì không thể, vì
không sống tiếng Pháp từ nhỏ và không thuộc loại có khiếu
ngôn ngữ.

5. Lúc đầu nhiều lỗi hơn lúc sau, chứng tỏ lúc đầu trí
nhớ chưa trở về với "phản ứng ngôn ngữ Pháp".

Tóm lại từ video này mà suy ra cụ Hồ không thể là tác giả
của <em>Le procès de la colonisation française</em> thì theo tôi không
có cơ sở, vì những lỗi sơ đẳng dễ gặp trong văn nói và
dễ chữa trong văn viết. Tôi chưa đọc cuốn đó nên cũng
không biết văn trong cuốn đó thế nào.

Một anh khác rất thạo tiếng Pháp vì từng viết sách bằng
tiếng Pháp nhận xét: "Tuyệt. Một cách nhẹ nhàng và hài
hước, rất ngoại giao, để … remettre chacun à sa place, y compris
De Gaulle, La France et la journaliste. <em>Thế là người biết làm
chủ tư duy chính trị của mình bằng tiếng Pháp.</em>"

Đó là nhận xét của hai anh bạn. Riêng tôi thì hoàn toàn
đồng ý với câu cuối. Chỉ một vài sai sót nhỏ chưa đủ
bằng chứng để đi đến một kết luận "đao to búa lớn"
về tác gia cuốn sách vừa đề cập.

Tôi cũng nghĩ một người lớn lên ở Việt Nam rất khó có
thể phát âm chuẩn mực như người sinh ra và lớn lên ở
nước sở tại. Chẳng nói đâu xa, trường hợp tôi là một
ví dụ. Dù đã ở đây và sử dụng tiếng Anh hàng ngày cả 30
năm qua, nhưng phát âm thì vẫn không cách gì chuẩn mực bằng
con tôi. Rất rất nhiều người là giáo sư, tiến sĩ nhưng
thật ra trình độ tiếng Anh chỉ ở mức trung bình mà thôi.
Còn trong chính trị thì các vị tổng thống, bộ trưởng các
nước Đông Nam Á cũng nói tiếng Anh mang âm hưởng thổ ngữ
(tức là âm hưởng Thái, Phi, Mã, Tàu) chứ không thể nào như
người Anh Mĩ được. Thử nghe anh chàng thủ tướng Thái Lan
xem, anh này học ở Anh, nói tiếng Anh rất khá nhưng phát âm
thì vẫn còn … ảnh hưởng nước mắm lắm. Ở miền Nam ngày
xưa, ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm,
v.v. đều nói tiếng Anh khá, nhưng chắc chắn cũng vấp phải
vài lỗi lầm tai hại như sự cố "<a
href="http://nguyenvantuan.net/vip/7-vip/20-tam-tu-nguyen-van-thieu">I have
nothing to do with them</a>." Do đó, tôi nghĩ cũng không nên quá
khắt khe về kĩ năng ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chỉ có điều khá rõ là ông cụ Hồ có khả năng ngoại ngữ
tốt hơn và phong cách trả lời phóng viên ngoại quốc chuyên
nghiệp hơn nhiều bộ trưởng hiện nay.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8589), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét