Nguyễn Tấn Dũng vào Bộ Chính Trị tại một đại hội 'bí
mật' vào Thứ Tư, một động thái mở đường cho nhà lãnh
đạo hàng đầu quốc gia này làm tiếp nhiệm kỳ thứ hai, bất
chấp những lo ngại của các nhà kinh tế về rằng liệu Thủ
tướng có sẵn sàng áp dụng biện pháp cứng rắn để giải
quyết tỷ lệ lạm phát hai con số.
Các nhà phân tích chính trị nói rằng quyết định của Ban
Chấp Hành Trung Ương Đảng gồm 175 người chấp nhận cho ông
Dũng làm tiếp nhiệm kỳ thứ hai, cho dù còn cần sự chấp
nhận chính thức của Quốc Hội vào tháng Năm, cho thấy Việt
Nam sẽ tiếp tục các chính sách hướng tăng trưởng của mình.
Trong những năm gần đây, điều này có nghĩa là gieo hàng tỉ
đô la vào các chương trình cho vay trợ giá và các kế hoạch
chi tiêu do nhà nước đặt ra để duy trì tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng bất chấp những cơn lạm phát.
<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/AI-BH934_VIETNA_G_20110119041804.jpg"
width="555" height="381" alt="AI-BH934_VIETNA_G_20110119041804.jpg"
/></center>
<center><em>Đảng Cộng Sản Việt Nam theo đuổi tốc độ tăng
trưởng bất chấp rủi ro lạm phát...</em></center>
Tại phần lớn Châu Á, lạm phát đã trở thành một vấn đề
nóng. Nó cũng đã tạo ra những lo ngại về việc liệu những
nỗ lực của chính phủ để ngăn chặn giá tăng đột ngột có
làm tăng trưởng trong khu vực khựng lại, điều không tốt cho
sự hồi phục của kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc tuần trước đã đưa ra các yêu cầu mới đối với
dự trữ tín dụng nhằm giảm đà tăng trưởng tín dụng và
đã thiết lập một số biện pháp kiểm soát giá cả có chọn
lọc ở một số lĩnh vực của nền kinh tế, trong khi Ấn Độ
bắt đầu nhập khẩu hành từ Pakistan và cấm xuất khẩu các
loại gạo, đậu và dầu ăn để kiềm chế lạm phát. Tại
Indonesia, chính quyền đã kêu gọi người dân tự trồng loại
ớt trái (chilli pepper) trong một nỗ lực để hạn chế đà
tăng giá của mặt hàng thực phẩm quan trọng có trong nhiều
món ăn ở quốc gia này.
Nhưng Việt Nam đang trình diễn một viễn cảnh đáng lo ngại,
điều có thể xảy ra tại các khu vực kinh tế tăng trưởng
nhanh chóng khác của thế giới nếu như các nhà hoạch định
chính sách thất bại trong việc phanh hãm nền kinh tế kịp
thời.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng đều trong năm 2010, lên tới
11,75% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Mười Hai, và làm cho
người ta càng mất lòng tin vào đồng nội tệ, vốn đã chịu
hàng loạt các đợt phá giá.
Người dân Việt Nam đã phản ứng bằng cách mua tích trữ đô
la và vàng, hoặc đầu cơ vào đất đai với hy vọng giữ lại
khoản tiết kiệm của họ. Doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó,
phải vật lộn để cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước
đầy quyền lực để tiếp cận những khoản vay ngân hàng,
trong khi các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng làm
chậm mức tăng trưởng tín dụng, vốn đạt con số tăng
trưởng hơn 27% năm ngoái.
"Với mức lạm phát hai con số và các thị trường ngoại hối
và chứng khoán không ổn định, người ta đang đầu cơ vào
đất đai để thử kiếm lợi nhuận cao hơn," ông Vũ Quyết
Thắng, người điều hành một công ty du lịch có tên là Hoàng
Việt Travel tại Hà Nội, nói. "Cùng lúc, rất khó tiếp cận
nguồn tín dụng, nhưng với một số gương mặt mới trong chính
phủ hy vọng các vấn đề có thể được giải quyết."
Mặc dù vậy, có vẻ như không có nhiều thay đổi. Đại hội
'bí mật' của Đảng CSVN là sự kiện lớn được tổ chức 5
năm một lần, và nó được đón chào với những pano và tranh
tường màu đỏ-và-vàng khổng lồ suốt dọc đất nước. Kết
quả phần lớn đã được sắp đặt trước, những người quen
thuộc với hoạt động đại hội Đảng nói. Lần này đại
hội đã chỉ định nhà lý luận Marxist đầu ngành và chủ
tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng, làm lãnh đạo mới
của Đảng, một bước đi mà các nhà phân tích cho rằng sẽ
củng cố quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng.
Một ứng cử viên cao cấp cho vị trí Tổng bí thư, ông Trương
Tấn Sang, người đã nhiều người ghi nhận là một trong những
đối thủ chính của ông Dũng, được dự kiến sẽ nắm vị
trí chủ yếu mang tính nghi thức, đó là Chủ tịch nước.
Gần như chắc chắn là cả hai vị trí của Dũng và Sang sẽ
được khẳng định bởi Quốc hội bù nhìn vào tháng Năm.
Thách thức đối với các lãnh đạo Việt Nam là điều chỉnh
chính sách của mình để kiểm soát tốt hơn những hiệu ứng
nguy hại của lạm phát, khi mà giá lương thực và năng lượng
trên thị trường thế giới có xu hướng tạo áp lực lớn hơn
lên giá cả trong nước.
"Nó phụ thuộc rất nhiều vào việc ông Dũng sẽ lắng nghe Ban
Chấp Hành Trung Ương Đảng đến đâu", ông Carlyle Thayer, một
học giả Việt Nam và giáo sư tại Học viện Quốc phòng Úc
quân tại Đại học New South Wales.
Ông Dũng, 61 tuổi, trong những tháng gần đây đã phải đối
mặt với những lời chỉ trích chua cay và thách thức quyền
lãnh đạo về cách xử lý nền kinh tế tăng trưởng nóng của
ông. Kể từ khi nắm quyền vào năm 2006, cựu thống đốc Ngân
hàng Trung ương và thứ trưởng Bộ Nội vụ này đã khuyến
khích các doanh nghiệp nhà nước mở rộng thành các tập đoàn
lớn để duy trì phần lớn nền kinh tế trong tay Việt Nam trong
khi đất nước này mở cửa đón đầu tư nước ngoài. Nhưng
những khoản vay do nhà nước chỉ đạo đã dẫn đến sự mở
rộng thiếu hiệu quả và nguy hiểm tại nhiều công ty nhà
nước, và một trong số đó, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy
Việt Nam, đã đi đến bờ vực của sự sụp đổ vào mùa hè
này sau khi công bố nợ lên tới 4,4 tỷ USD.
Ông Dũng đã thừa nhận trước một phiên họp quốc hội
được truyền hình trực tiếp những thiếu sót của ông ta
trong vụ việc này, ít lâu trước khi diễn ra sự việc Vinashin
không trả được 60 triệu USD tiền thanh toán lần đầu cho
khoản vay 600 triệu USD; điều có khả năng làm cho nhà nước
Việt Nam và các doanh nghiệp của mình khó vay vốn nước ngoài
hơn.
Các quan chức Vinashin không liên lạc được để bình luận.
Vấn đề nợ của Vinashin gây ra lo ngại về khả năng tồn
tại của các doanh nghiệp nhà nước khác của Việt Nam, chiếm
khoảng một phần ba nền kinh tế, và cho sự ổn định của
các ngân hàng đã cho các doanh nghiệp này vay. Công ty Moody's
Investors Service hồi tháng trước đã hạ xếp hạng mức nợ
chính phủ của Việt Nam từ B1 xuống Ba3, sau khi các công ty
Standard & Poor's và Fitch Ratings đã làm điều tương tự.
Bây giờ, khi mà lạm phát trở lại, các nhà kinh tế nói ông
Dũng phải đối mặt với một quyết định quan trọng: Từ bỏ
mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng của Đảng và thắt
chặt chính sách tiền tệ, hay là đối mặt với nguy cơ khủng
hoảng sâu sắc hơn.
Nhiều nhà kinh tế nói rằng ông Dũng cần phải giải quyết
vấn đề giá cả tăng cao trước tiên, điều này sẽ giúp tăng
cường niềm tin vào tiền đồng, và sau đó khu vực tư nhân
sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng.
Ông Dũng cũng có thể phải đối mặt với áp lực ngày càng
tăng của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, nơi thiết lập các
chính sách, để làm nhiều hơn nữa trong việc kiềm chế lạm
phát trong những tháng tới và đối phó với những chỉ trích
ngày càng tăng từ phía Quốc hội.
Cho đến nay, bất chấp mối quan ngại của Đảng về lạm
phát, Ban Chấp Hành Trung Ương vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng
từ 7% đến 7,5% cho năm 2011 đến năm 2015, từ con số 6,78% của
năm 2010 - một tốc độ quá nhanh mà các nhà kinh tế đánh giá
là chính phủ sẽ khó có thể đưa lạm phát về một con số,
chứ chưa nói đến việc đạt được mục tiêu 7% của năm nay.
"Thật khó cho Đảng thay đổi cách suy nghĩ của mình", ông
Nguyễn Quang A, người đã đứng đầu một viện nghiên cứu
độc lập duy nhất ở Việt Nam, cho đến khi những người sáng
lập ra viện nghiên cứu này đóng cửa nó để phản đối
việc nó bị cấm không được phép công khai những quan sát về
chế độ Đảng Cộng sản.
<em>Nguyen Anh Thu đã đóng góp cho bài viết này.</em>
<em>Liên lạc với James Hookway tại james.hookway@wsj.com </em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7572), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét