src="http://danluan.org/files/u1/vietnam_bauxite_mine_1221.jpg" width="307"
height="200" alt="vietnam_bauxite_mine_1221.jpg" /><div
class="textholder">Một mỏ bauxite tại Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
của Việt Nam, ngày 13 tháng 4 năm 2009 (Aude Genet / AFP / Getty
Images)</div></div>
Ngày mùng 4 tháng 10 năm ngoái, khi bùn đỏ độc hại từ nhà
máy nhôm Hungary chảy về hướng sông Danube, những tiếng nói
chỉ trích ngành công nghiệp khai thác mỏ bauxite non trẻ ở
Việt Nam lại nổi lên sau khi bị bịt miệng vào năm 2009. Thảm
họa ở Châu Âu này đã cho các nhà bất đồng chính kiến
Việt Nam cơ hội kêu gọi sự chú ý của mọi người vào hai
mỏ khai thác bauxite và nhà máy sản xuất nhôm có sự hậu
thuẫn của Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam,
một dự án khiến nhiều nhà khoa học, môi trường, các nhóm
tôn giáo, các blogger và thậm chí các anh hùng dân tộc như
Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải lo ngại. Vị tướng, người
đã đánh bại người Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954, đã
viết ba bức thư công khai phản đối dự án.
Khi đại hội Đảng lần thứ XI được khai mạc vào tuần
trước tại Hà Nội, những nhà phê bình đã tự hỏi liệu
những mối quan tâm của mình có được lắng nghe. Kế hoạch
khai tác bauxite tại khu vực Tây Nguyên đầu tiên được đưa ra
bởi Liên bang Xô Viết cũ, nhưng sau đó đã bị từ chối vì
lý do môi trường. Nhưng vào năm 2006, Trung Quốc ký một hiệp
định khung với Việt Nam để cho công ty khai khoáng quốc doanh
Aluminum Corp. của Trung Quốc được khai thác bauxite và tinh lọc
nhôm tại hai nhà máy ở khu vực này. Thành phẩm của nhà máy
sẽ được xuất sang Trung Quốc, dẫn tới, bên cạnh những lo
lắng về môi trường, các lo lắng mới rằng hiệp định này
sẽ càng làm trầm trọng thêm sự mất cân đối thương mại -
vốn đã rất lớn - giữa hai quốc gia.
Hai dự án khai thác này vẫn tiếp tục tiến về phía trước
bất chấp những lời chỉ trích rằng các hồ chứa chất thải
tại Đắk Nông và Lâm Đồng có thể không đủ điều kiện
để chứa chất thải của quá trình sản xuất nhôm, trong đó
bao gồm các oxit kim loại và hydroxit natri. Những người phản
đối nói rằng tác động của việc nhiễm bẩn hệ thống
nước tưới tiêu cho cây cà-phê ở Tây Nguyên, hay cho các
đồng lúa ở dưới hạ lưu đều là thảm họa, và việc giải
phóng mặt bằng cho các hồ chứa sẽ khiến nhiều cộng đồng
dân tộc thiểu số phải di dời khỏi quê hương xứ sở.
Trong những năm qua, các cuộc phản đối hai dự án khai thác
mỏ này đã đem các nhóm và các mối quan tâm - vốn xa cách nhau
- lại gần nhau, mà Internet là nơi nhóm họp. Nhưng các cuộc
phản đối trực tuyến nhanh chóng bị dập tắt: Các blogger bị
bắt giữ và các trang web như Bauxite Việt Nam bị tin tặc tấn
công. Đây cũng được cho là lý do tại sao Việt Nam, tuy không
công khai, cấm truy cập Facebook trên toàn quốc, khi mà các nhóm
phản biện tụ tập trên mạng xã hội này. "Cuộc đàn áp bắt
đầu vào năm 2007 để đáp lại việc những tổ chức và
người Việt Nam có xu hướng đối lập với chính quyền tụ
tập ngày càng đông đảo, nhờ có lợi thế của không gian
chính trị mà Internet tạo ra", ông Duy Hoàng, một thành viên
của đảng Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ, một tổ chức
ủng hộ dân chủ bị cấm ở Việt Nam. Sự ngăn cản truy cập
có vẻ gia tăng trước đại hội Đảng lần thứ XI: mạng
Facebook lúc này thậm chí còn khó truy cập hơn tại Việt Nam.
Vào tháng Mười, một số quan chức cao cấp của chính phủ,
đã nghỉ hưu, cùng với các nhà khoa học và trí thức, đã ký
một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ hoãn hoặc hủy bỏ
hoàn toàn các dự án khai thác mỏ. Kiến nghị nói rằng thảm
họa bùn đỏ tại Hungary là một cảnh báo nghiêm khắc và nói
rằng việc hủy bỏ dự án trị giá nhiều tỷ đô la sẽ là
một quyết định không vui vẻ gì, nhưng đó là quyết định
phải được thực hiện vì lợi ích quốc gia.
Cuộc tranh luận được làm mới lại này, bắt đầu vào mùa
thu trên báo chí, blog và cuộc họp quốc hội, là một phần
của phong trào môi trường đang lên - dù còn chậm - của Việt
Nam, theo như ông Scott Roberton, người đại diện cho Việt Nam
trong tổ chức Wildlife Conservation Society có trụ sở tại New
York. Ông nói rằng ở Việt Nam, các mối quan tâm về môi
trường thường bị hi sinh cho lợi ích công nghiệp hóa nhanh
chóng, nhưng một phần dân số có học thức cao hơn, với khả
năng truy cập Internet, đã bắt đầu có những động thái bảo
vệ môi trường vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của khu
vực phi chính phủ. "Mọi người đang nói ra công khai, các nhà
hoạch định chính sách đang được vận động hành lang, và
các cuộc tranh luận công khai trong dư luận diễn ra nhiều chưa
từng thấy. Đó là những bước đầu, nhưng dấu hiệu của nó
đầy hứa hẹn," ông nói.
Những người khác đồng ý. "Vấn đề khai thác bauxite là vấn
đề môi trường nổi bật nhất xuất hiện tại Việt Nam," ông
giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, người gần
đây đã từ chức tại Australian Defence Force Academy ở Canberra.
Ông nói rằng không giống như một số cuộc phản đối vào
năm 2009 và 2008, trong đó việc phản đối với các dự án khai
thác này nhằm hướng đến một lịch trình chính trị rộng
hơn, bao gồm cả việc xét lại tính chính danh của hệ thống
độc đảng, tiếng nói của các nhà bất đồng chính kiến
trong vài tháng gần đây đã có hiệu quả hơn, và các quan
chức, ngược lại, bây giờ đã hiểu có những ranh giới họ
có thể không được phép vượt qua.
Một đại biểu quốc hội, người đã nhiều lần lên tiếng
đặt câu hỏi về bauxite, là ông Dương Trung Quốc, người đã
ký vào bản kiến nghị tháng Mười. Là người đại diện cho
tỉnh Đồng Nai ở miền Nam, một trung tâm kinh tế quan trọng
và một khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu
chất thải từ nhà máy chế biến chảy xuống hạ lưu từ khu
vực khai thác ở Tây Nguyên, ông nói người dân tỉnh mình đang
lo ngại. "Sự lo ngại của người dân là thực tế", ông cho
biết. Ông cũng nói rằng những yếu tố chính của cơ sở hạ
tầng cần thiết để tinh chế bauxite, như nguồn điện và
nguồn nước, là không đủ để thực hiện nhiệm vụ.
Chính phủ đã đồng ý để tiến hành một cuộc nghiên cứu
tác động môi trường của mỏ, và một nhóm công tác đã
đến thăm Hungary sau thảm họa tại đó, nhưng một số người
vẫn còn nghi ngờ. Đại hội Đảng, nơi đưa ra những hướng
của đất nước trong năm năm tiếp theo và quyết định các
vị trí quan trọng trong chính phủ, có thể đảo ngược quyết
định tiến hành khai thác mỏ, nhưng điều này ít có khả năng
xảy ra. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, người từ
đầu vẫn thúc đẩy dự án về phía trước, bất chấp những
nghi ngại trong chính quyền và bên quân đội. "Một số ít các
đại biểu có thể đặt vấn đề này trong đại hội," ông
Thayer nói, "nhưng nhiều khả năng là nó sẽ bị quét xuống
dưới thảm."
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7558), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét