Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi, Chủ tịch Quốc hội) trúng cử
Tổng bí thư khóa XI. Danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị cũng
được xác định với 5 người mới, bên cạnh 9 vị tái cử.
Báo cáo trước đại hội, ông Trương Tấn Sang, Thường trực
Ban bí thư cho biết, tại phiên họp đầu tiên (chiều 18/1) Ban
chấp hành trung ương khóa XI đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng,
làm Tổng bí thư.
9h20 sáng nay Tổng bí thư khóa X Nông Đức Mạnh đã tặng hoa
chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
<center><img src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/58/D1/trong-3.gif"
/></center>
<em>Tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận bắt tay chúc mừng
của người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh. Ảnh: Lê Hà.</em>
Trong bài diễn văn chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng, Tổng bí thư khóa X Nông Đức Mạnh có kiểm điểm
những mặt chưa làm được của mình trong nhiệm kỳ vừa qua.
"Mặc dù có nhiều cố gắng, phấn đấu để hoàn thành tốt
nhiệm vụ nhưng bản thân tôi vẫn còn những việc thực hiện
chưa như mong muốn của Đảng và nhân dân. Ban chấp hành trung
ước khóa X đã có báo cáo kiểm điểm trước đại hội,
những hạn chế, khuyết điểm nêu trong báo cáo có phần trách
nhiệm của tôi", ông Mạnh nói.
Ông Nông Đức Mạnh cũng bày tỏ sự kỳ vọng ở người kế
nhiệm: "Đại hội với tinh thần đoàn kết, dân chủ đã
đề ra đường lối cho chặng đường mới, với đồng chí
Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư sẽ đem lại sức sống mới
cho toàn Đảng, toàn dân. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào điều
đó".
<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>
<ul>
<li><a
href="http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Dai-hoi-Dang-XI/2011/01/3BA258D1/page_3.asp">Tiểu
sử Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng</a></li>
<li><a
href="http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Dai-hoi-Dang-XI/2011/01/3BA258D1/page_2.asp">Tiểu
sử tóm tắt 14 Ủy viên Bộ Chính trị</a></li>
</ul></div>
Ngay sau phần phát biểu của ông Nông Đức Mạnh, toàn bộ
đại biểu đã vỗ tay chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng. Phát biểu với tư cách tân Tổng bí thư - ông Trọng
đánh giá rất cao người tiền nhiệm. Ông cho rằng, những
thành tựu đạt được của đất nước ta trong thời gian qua
gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự
đóng góp quan trọng của Ban chấp hành trung ương khóa X và
công lao của ông Nông Đức Mạnh.
Tân Tổng bí thư cho rằng, trên cương vị công tác mới, ông
có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng có không ít khó khăn,
thách thức đang ở phía trước. "Chúng tôi ý thức được
rằng, những thành tựu và kinh nghiệm quý báu có được trong
những nhiệm kỳ trước đây, đặc biệt là trong những năm
đổi mới sẽ là nền tảng vững chắc cho bước phát triển
kế tiếp của đất nước", ông nói.
Thay mặt Ban chấp hành mới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
hứa trước Đại hội, sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu
để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, phấn đấu
tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ông Nguyễn Phú Trọng là Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học
(chuyên ngành Xây dựng Đảng) và từng 20 năm làm việc tại
Tạp chí Cộng sản, trong đó 5 năm giữ chức Tổng biên tập.
Sau đó ông làm Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, phụ trách công
tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của Đảng, Chủ tịch
Hội đồng lý luận trung ương. Đầu năm 2000, ông làm Bí thư
Thành ủy Hà Nội. Tháng 7/2007 ông được bầu làm Chủ tịch
Quốc hội.
<strong>Trong danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI</strong>
có 9 người tái cử, gồm các ông: Nguyễn Phú Trọng (Chủ
tịch Quốc hội), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), Trương Tấn
Sang (Thường trực Ban Bí thư), Nguyễn Sinh Hùng (Phó thủ
tướng), Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng), Lê Hồng Anh
(Bộ trưởng Công an), Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà
Nội), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành ủy TP HCM), Tô Huy Rứa
(Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương).
5 vị lần đầu vào Bộ Chính trị là các ông Đinh Thế Huynh
(Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo), Ngô Văn
Dụ (Chánh văn phòng Trung ương Đảng), Nguyễn Xuân Phúc (Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), Trần Đại Quang
(Thứ trưởng Bộ Công an) và bà Tòng Thị Phóng (Phó chủ tịch
Quốc hội).
Trong số Ủy viên Bộ Chính trị có gần 10 người mang học vị
tiến sĩ. Ủy viên nhiều tuổi nhất là Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng (67), ít tuổi nhất là Thứ trưởng Bộ Công an Trần
Đại Quang (55).
Bộ Chính trị khóa XI có một phụ nữ là bà Tòng Thị Phóng
(57 tuổi dân tộc Thái), Phó chủ tịch Quốc hội. Bà Phóng là
người phụ nữ thứ hai từ trước đến nay được bầu vào
Bộ Chính trị. Trước đó, tại khóa VIII (năm 1996) bà Nguyễn
Thị Xuân Mỹ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra cũng trúng cử Bộ
Chính trị.
Ban bí thư trung ương Đảng gồm ông, bà: Ngô Xuân Lịch,
Trương Hòa Bình, Hà Thị Khiết, Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ủy viên Kiểm tra trung ương gồm 21 vị, Chủ nhiệm Ủy ban
kiểm tra trung ương là ông Ngô Văn Dụ.
Cách đây 5 năm, tháng 4/2006, Ban chấp hành trung ương khóa X
cũng bầu 14 Ủy viên Bộ Chính trị (sau đó đầu năm 2009 bầu
thêm ông Tô Huy Rứa).
<div class="special_quote">Trong phiên bế mạc sáng nay, ông Đinh
Thế Huynh - ủy viên của đoàn thư ký đã công bố kết quả
biểu quyết một số vấn đề trong các văn kiện trình Đại
hội XI. Trong phần biểu quyết liên quan đến đặc trưng kinh
tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, 895 đại biểu tương ứng
với 65,04% số phiếu đồng ý với phương án 2. Theo đó, đại
hội đã nhất trí về đặc trưng "có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan
hệ sản xuất tiến bộ phù hợp" (như tinh thần Đại hội X,
có bổ sung thêm từ "tiến bộ"). Phương án 1 như dự thảo,
với đặc trưng "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất" đã bị phủ quyết.
Về việc Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công an nhân
dân, 1.103 phiếu biểu quyết (chiếm 80,16%) thông qua phương án
bổ sung 2 nội dung vào khoản 1, Điều 25, chứ không giữ như
Điều lệ Đảng hiện hành. Theo sửa đổi, sự lãnh đạo của
Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung
ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí
thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân
đội nhân dân và Công an nhân dân. Nhà nước thống nhất quản
lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an
ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đại hội cũng biểu quyết thông việc sửa đổi một số
khoản của Điều 26, Điều 27 của Điều lệ Đảng về việc
nêu rõ các chức danh, như: Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ
Trung ương; bí thư cấp uỷ địa phương trực tiếp làm bí thư
đảng uỷ quân sự cùng cấp. Có 1.166 phiếu đồng ý, chiếm
84,74% với phương án này.</div>
Nhóm phóng viên
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7562), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét