hungviet, toquoc, dcvonline…, các admin thường không đăng các bài
viết có ý "khen" Nhà Nước. Mà nếu có đăng, thì thế nào
tác giả cũng bị bạn đọc xúm vô commnent chửi tơi bời. Cho
dù đôi khi, những người comment không hiểu hết ý của người
viết.
Một bài viết của tôi cách đây hơn một năm cũng bị chửi
tơi bời. Trước khi đăng, tôi biết sẽ bị chửi, nhưng tôi
vẫn gửi đăng để mà có bài viết ngày hôm nay.
Số là hôm đó, trên báo Tuổi Trẻ có đăng một bài viết,
trong đó ngài Giáo sư Tiến sĩ TRẦN NGỌC ĐƯỜNG phân tích
về việc <a
href="http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/355288/Nghe-dan.html">Nhà
Nước cần và sẽ "nghe dân"</a>
(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/355288/Nghe-dan.html).
Với một cảm giác rất bình thường của một dân thường là
mừng rỡ, tôi viết bài thể hiện cảm xúc của mình <a
href="http://danluan.org/node/3759">ở đây</a>
(http://danluan.org/node/3759). Và những lời comment rất khó nghe
xuất hiện tới tấp, tôi xin trích dẫn ra đây luôn để tiện
phân tích.
<div class="special_quote">"<em>Nói-làm, đối với cộng sản Việt
Nam còn xa lắm. Chớ vội mừng. Nhiều bài học nhãn tiền lắm
lắm rồi. Đọc bài của Ông Nguyễn Đại Tôi có cảm giác Ông
cũng thuộc dạng "ăn theo nói leo", viết cho có TỤ vậy thôi !!!
Nếu chưa chính xác xin thứ lỗi</em>.".
"<em>Bài này viết về những điều mà ai cũng biết và mang
tính lạc quan tếu… Tỉnh lại đi ông kể cả trí tuệ và
lương tâm cho đáng với cái tên người đời vẫn gọi các ông
bằng hai tiếng "TRÍ THỨC"!</em>".
"<em>Đầu năm 2010, chúc ông can đảm và tự tin
hơn.</em>"</div>
Và tôi cũng có một số phản hồi, trong đó, tôi có nhắn
rằng cứ để 6 tháng xem mặt mũi đề án nó ra làm sao. Đến
nay đã hơn một năm trôi qua, và chúng ta lại có dịp để bàn
đúng không nào?
Thứ nhất, khi đọc bài viết của ông Đường, tôi chỉ tin có
1% thôi. Nếu chú ý đọc kỹ thì tôi đã từng tự nhủ
"<em>Thế là mình sẽ trở nên quan trọng</em>". Điều đó cũng
đồng nghĩa với việc trước đến giờ, tôi, một công dân –
như mọi công dân khác - chẳng là cái gì cả. Và sau một năm
chờ đợi, rốt cuộc thì tôi, một công dân – như mọi công
dân khác – <span class="underlined-text">vẫn chẳng là gì
cả</span>. Đề án, hoặc là ảo, hoặc là chẳng biết khi nào
thành hiện thực. Đối với các vị Giáo sư, Tiến sĩ, tôi
vẫn luôn có ý kính trọng. Nhưng qua vụ này, mai mốt có bài
viết nào của ông Đường về dân chủ, nhân quyền, chắc tôi
chỉ còn tin 0,5% mà thôi. Tại sao vẫn tin 0,5% mà không phải là
0%? Bố mẹ nào cũng vậy, có thằng con nghiện ngập hứa bỏ ma
túy hàng chục lần, vẫn cố bám víu chút hy vọng là lần này
nó bỏ thật. Nhân dân - ông chủ của đất nước - cũng vậy,
không được quyền thay đầy tớ thì cũng cố mà bám chút hy
vọng chứ sao!
Ngoài ra là có một comment khá lạ là chúc tôi can đảm và tự
tin hơn. Ý của bác này chắc là tôi phải viết chửi chế độ
là độc tài, là tàn ác thì mới là can đảm đây. Từ chuyện
này, tôi lại muốn nói đến chuyện gần đây, việc thiên hạ
bàn tán xem Dân Luận có can đảm tham gia vụ án của anh Vũ
không. Phạm vi bài viết này không bàn chuyện đó, vấn đề là
có một số nickname hô hào Huân phải can đảm lên, dũng cảm
lên, không tham gia là hèn… Trong khi riêng việc lấy tên thật
ra để viết thì họ cũng không dám! Còn nếu cần một câu
với Huân thì câu đó là "<em>dũng cảm không có nghĩa là tay
không bắt cọp</em>".
Bài viết thứ hai cũng bị đánh là bài "<a
href="http://danluan.org/node/5072">Dân chủ đã được đưa lên hàng
đầu</a>", (http://danluan.org/node/5072). Điểm chính của bài
viết là nhắc đến việc kể từ Đại hội XI của Đảng CS,
mục tiêu "dân chủ" đã được đặt lên đầu. Do đó, tôi
đưa ra một số hệ quả là người nào cản trở quá trình dân
chủ hóa chính là phản động và tham gia vào tiến trình dân
chủ hóa là trách nhiệm của mọi công dân. Một bài viết rõ
ràng, dễ hiểu đến vậy mà cũng vẫn nhận những comment
thiếu thiện chí. Có người coi bài viết của tôi như khẩu
hiệu của Nhà Nước, hoặc thậm chí coi tôi như tuyên truyền
viên của Đảng cộng sản (?!).
Thật sự tôi không hiểu các vị ấy có đọc kỹ bài viết
không nữa. <span class="underlined-text">Rõ ràng là đang có những
người cứ đọc loáng thoáng có vẻ khen Nhà Nước, khen Đảng
là nhảy bổ vào để la lối</span>. Theo tôi, để công cuộc
dân chủ hóa diễn ra nhanh nhất thì đầu tiên phải bỏ ngay
lối tư duy này. Tôi xin hỏi tất cả độc giả là mục tiêu
"<em>dân chủ, công bằng, văn minh</em>" so với mục tiêu
"<em>công bằng, dân chủ, văn minh</em>" thì mục tiêu nào
đúng hơn về tư duy? Muốn công bằng thì phải dân chủ và có
dân chủ thì đương nhiên có công bằng. Tôi là người rất
bực tức với các bạn cho rằng "<em>dân chủ gây loạn, gây
bất ổn</em>". Tôi cũng cười nhạt với mấy anh nhà báo lề
phải khi hoan hỉ viết bài "<em>Thái Lan bị loạn do dân
chủ</em>". Và khi các bác bên an ninh chỉ cho tôi thấy cảnh
dân chúng chạy xe bát nháo và rằng "<em>mày thấy chưa, dân
chủ để mà loạn à?</em>" thì tôi chỉ biết cười trừ. Do
đó, việc dân chủ được đưa lên hàng đầu có ý nghĩa rất
quan trọng, nhất là với chính những người đang đấu tranh cho
dân chủ.
1. Tất nhiên, tôi cũng không ngu đến nỗi tin rằng kể từ nay,
các quyền tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do hội họp,
tự do bầu cử… được thực hiện triệt để. Nhưng tôi vẫn
tin rằng, đây là một biểu hiện quan trọng trong quá trình
dân chủ hóa. Để có một biến đổi về chất thì phải có
những biến đổi về lượng. Việc dân chủ được đưa lên
đầu có thể được xem như một biến đổi về lượng.
2. Danh chính thì ngôn mới thuận. Từ nay, những người yêu
thích "dân chủ" đã có thêm một "danh chính" trong việc
lý luận của mình.
3. Đã từng có thời mà không ai dám mở miệng nói ra hai chữ
"dân chủ". Đã từng có thời "dân chủ" không hề có,
hoặc đóng vai phụ trong mục tiêu xây dựng Nhà Nước. Thì nay,
"dân chủ" đã được đưa lên đầu. Rõ ràng, dù có thích
hay không, thì rồi người ta cũng phải công nhận "dân chủ"
là quan trọng nhất, là điều bắt buộc trước khi nghĩ đến
chuyện công bằng hay văn minh.
Nhân dịp năm hết Tết đến, tôi viết một vài tâm sự cùng
các bạn độc giả. Gọi là đọc lại 2 bài viết cũ, thật ra
là cái dịp để ca ngợi khái niệm thiêng liêng "DÂN CHỦ".
Vâng, DÂN CHỦ hay là chết!
Nguyễn Đại – 24/01/2011
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7643), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét