có hơn 1,5 triệu kết quả. Đây là một cụm từ không những
đã gây ngộ nhận cho nhiều người dân mà còn là một thuật
ngữ được một số chuyên gia và nhà phân tích kinh tế quốc
tế có uy tín sử dụng để mô tả về những "cái được"
ở các nền kinh tế đang chuyển đổi mà không chú ý đến các
yếu tố tạo nên sự ổn định chính trị. Với những nước
đang cố gắng duy trì chế độ độc tài chuyên chế thì cụm
từ này cho phép họ trấn an dân chúng và cả nhà đầu tư
ngoại quốc. Ở Việt Nam và một số quốc gia có thế chế
chính trị tương đồng, chính quyền nhắc đến cụm từ này
như để nói lên rằng, nước họ là một đất nước ổn
định về chính trị và những ai đang đòi hỏi một điều gì
khác, có thể làm xáo trộn nó là điều xấu và là điều có
hại cho đất nước. Để các bạn có thể cắt nghĩa được
điều này, chúng tôi xin được phép giới thiệu những phân
tích và đưa ra những dẫn chứng cụ thể ở những góc độ
khác nhau về một sự ổn định chính trị mà chính quyền nói
tới liệu có đúng thực chất hay chỉ là cái giả tạo và như
thế nào mới thực sự ổn định chính trị và một thể chế
chính trị ổn định là yếu tố lòng tin quan trọng cho phát
triển kinh tế đất nước và mang lại lợi ích cho người dân.
Ổn định là một tính từ đi kèm danh từ để chỉ sự tốt,
hợp lý, không biến đổi hay biến đổi không nhiều. Trong từ
<span class="underlined-text">ổn định chính trị</span> để nói
lên một hệ thống, một thể chế tốt, hợp lý, được đa
số người dân đồng tình, ủng hộ và bền vững theo thời
gian. Về thực chất thì một thể chế chính trị được nhìn
nhận là tốt thường đi cùng với mức độ dân chủ trong hệ
thống của nó. Việc nhìn nhận một hệ thống chính trị tốt
hay xấu, dân chủ cao hay thấp được xác định bằng sự tín
nhiệm của đại đa số người dân trong điều kiện thông tin
tự do hoàn toàn và được sự công nhận của cộng đồng
quốc tế trong sự đảm bảo của việc thực thi đầy đủ các
quy tắc và chuẩn mực quốc tế về các quyền lợi cá nhân
trong đó có quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác
mà các tổ chức quốc tế có uy tín đưa ra.
Nền chính trị ổn định thường không đồng nhất với việc
ủng hộ một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nào đó từ
phía dân chúng mà nó chính là sự ủng hộ tự nguyện cho một
xu hướng chính trị hay một thể chế chính trị thông qua bầu
cử dân chủ trong điều kiện người dân không bị sự ép
buộc hoặc thiếu tự do thông tin. Điều này cũng nói lên
những sơ suất của một số nhà hoạt động dân chủ khi nói
đến "trưng cầu dân ý" hay "hỏi ý kiến" của dân trong
lý lẽ của họ về tính chính danh về chính trị của hệ
thống hoặc của một cá nhân lãnh đạo vì rằng, người dân
ở những nước độc tài không có đủ thông tin cần thiết
nếu không nói là gần như mù mờ, lơ mơ, thông tin thiếu trung
thực, thiếu nhất quán, thiếu cả những luồng thông tin không
chịu sự ràng buộc để có thể vạch rõ chân tướng những
bản lý lịch dối trá, những bằng cấp chỉ để lòe bịp,
những thủ đoạn mua quan bán chức, những sự bầu bán phía
trong những bức tường kín, những sự cung phụng, ton hót nịnh
bợ lẫn nhau, những trao đổi, mặc cả, chia chác chức quyền
và vì vậy, những lựa chọn cho một "trưng cầu" hoàn toàn
không thực sự là "dân ý" trong một cái nhìn chính xác về
những nhà lãnh đạo của họ hay công việc điều hành của
hệ thống chính trị trong điều kiện của sự trao đổi thông
tin được tự do hoàn toàn.
Trong trường hợp Việt Nam, ĐCSVN hiện nay có 3,5 triệu đảng
viên (có thông tin nói 2,7 triệu ĐV) trong số gần 90 triệu
người dân. Các đảng viên gia nhập theo hình thức tự nguyện.
Việc tham gia đảng CSVN hay không là quyền lợi chính trị của
mỗi người dân. Người dân có thể tham gia hay không tham gia
ĐCSVN vì họ nhận thấy, đảng phù hợp hay không phù hợp với
yêu cầu hay lý tưởng của họ và điều này là hoàn toàn tự
nguyện.
Vì vậy, ĐCSVN không phải là một tổ chức đại diện cho
quyền lợi chính trị của tất cả mọi người dân. Nếu trong
một điều kiện bình thường, các cá nhân không tham gia ĐCSVN
có thể lập ra hoặc tham gia một đảng phái khác phù hợp với
mục tiêu của họ và phù hợp với quy định của hiến pháp,
pháp luật và được đảm bảo về mặt tự do tư tưởng, tự
do ngôn luận, tự do lập hội, hội họp. Vì vậy, về nhu cầu
tự do tư tưởng và quyền lợi chính trị trong điều kiện
không có sự bình đẳng thì những người không tham gia ĐCS
không có tiếng nói đại diện trong một thiết chế chính trị
- xã hội. Vì không có sự đại diện nên những tiếng nói
của họ không được thể hiện trong một thiết chế chính
trị - xã hội, điều này có nghĩa là những người đó đang
bị tước đoạt quyền lợi chính trị của mình nhưng họ
không dám lên tiếng đòi hỏi do bị cưỡng bức và nếu họ
có ý muốn thành lập các tổ chức hay đảng phái đại diện
cho quyền lợi chính trị của mình thì sẽ bị đàn áp, khủng
bố, cưỡng bức hay bị bỏ tù.
Điều 4 Hiến pháp năm 1992 là điều duy nhất nói tới ĐCS và
mặc định sự lãnh đạo của ĐCS và trong điều kiện không
có bất kỳ một điều luật khác nhắc đến vai trò lãnh đạo
xã hội của các tổ chức khác đã cho phép ĐCS sử dụng bộ
máy an ninh khổng lồ của mình trấn áp không khoan nhượng
những đòi hỏi về sự thành lập các tổ chức chính trị từ
trong trứng nước của người dân cho dù họ cố gắng chứng
minh là nó vô hại hay nó thể hiện được ý nguyện và là tổ
chức đại diện cho quyền lợi của những tầng lớp trong xã
hội khác nhau và điều này không bị các điều luật ngăn
cản. Trích điều 4 hiến pháp 1992:
<div class="special_quote">"<em>Đảng cộng sản Việt Nam, đội
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung
thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.</em>
<em>Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật.</em>"</div>
Trong điều kiện một nền chính trị chịu sự áp đặt của
một tổ chức, cá nhân hay một đảng phái nào đó thì nền
chính trị đó không thể nói là ổn định. Ở đây, nền chính
trị này chỉ có thể được coi là không có sự xáo trộn trong
một giai đoạn nào đó chứ không có được cái "ổn". Các
chế độ độc tài như Marcos ở Philipines, Pinoche ở Chi Lê, Park
Chung Hy ở Nam Hàn,v.v… trước đây áp dụng chế độ cai trị
hà khắc và trừng trị những đảng phái hay cá nhân khác có
manh nha trỗi dậy trong thời gian cầm quyền của nhà độc tài
không phải là một sự ổn định chính trị. Tương tự, các
thể chế độc tài CS (hay độc tài chuyên chế, độc tài toàn
trị) như Bắc Hàn, Cu Ba, VN, TQ theo đường lối chuyên chế
toàn trị độc tôn bằng một đảng phái và không cho phép các
đảng phái khác tồn tại hoặc cầm quyền bằng sự duy trì
quyền lực trong tay một đảng cũng không thể là một thể
chế chính trị ổn định. Xa hơn nữa, thống chế Đức Quốc
xã trong giai đoạn Hitler cầm quyền cũng không có sự xáo trộn
về chính trị nhưng cũng không thể nói là một chế độ chính
trị ổn định. Tất cả sự "ổn định" đó chỉ là cái
giả tạo, chúng ta có thể gọi nôm na là "giả ổn định"
mà để có được nó, sẽ phải sử dụng nhiều biện pháp
cưỡng bức để đảm bảo rằng, cá nhân, tổ chức, đảng
phái đang cai trị không bị đe doạ mất quyền kiểm soát hoặc
quyền điều hành quốc gia.
Sự ổn định, nếu có, không chỉ thể hiện về hình thức
bên ngoài mà sự ổn định phải hội đủ các yếu tố mà dù
ở góc cạnh nào, chủ quan hay khách quan đều nhận thấy sự
đảm bảo một sự bền vững có tính nội tại và nó thể
hiện được nhu cầu không bị hạn chế về sự mở mang cho
những đóng góp (nếu có) của những ý kiến, những luận cứ
khoa học hay việc tham chiếu các nền chính trị dân chủ khác.
Một nền chính trị "giả ổn định" tương tự một gia
đình mà người chồng luôn áp đặt cho người vợ một khuôn
khổ mà không có sự bình đẳng, người vợ vì nể, sợ hay
phụ thuộc kinh tế vào chồng nên lặng im, mặc dù không đồng
tình và luôn cảm thấy căng thẳng, đau khổ, buồn tủi và
nhìn vào thì thiên hạ không thấy họ có sự xích mích, cãi vã
với nhau, họ thể hiện như là một gia đình hạnh phúc nhưng
thực tế thì gia đình họ có thể nói là bất ổn, thậm chí
có thể dẫn đến tan vỡ.
Một nền chính trị "giả ổn định" tương tự cơ thể
một con người mang bệnh nan y nhưng hoặc họ không hiểu đủ
về căn bệnh, hoặc người thân dấu không cho họ biết hay là
họ đã biết nhưng cố tỏ ra khỏe mạnh để trấn an sự lo
lắng của người khác hoặc để tỏ ra mình còn "thừa
sức" đảm đương công việc hiện tại.
Trong một tương quan so sánh, chế độ chính trị ở Việt Nam
hiện nay tương tự như một con đập yếu phải gồng mình
chống chọi với áp lực đang dâng cao khi mà những người dân
có được nhận thức về chính trị - xã hội sẽ cảm thấy
họ đã bị lừa bịp, bị mê hoặc bằng những lời tuyên
truyền, bị mất đi quyền làm người và mất đi quyền được
cầm lá phiếu chọn người thay mình lãnh đạo đất nước. Khi
người dân ý thức được những điều mà chế độ độc tài
không thể mang lại và điều này chỉ có thể có được khi
đất nước có một nền dân chủ, nhận thức của người dân
cũng giống như mưa trời mùa lũ, mưa nhiều bao nhiêu thì áp
lực càng lên cao bấy nhiêu.
Lực lượng an ninh khổng lồ của một thể chế độc tài
giống như những bao cát ngày càng chất cao lên trên con đập
yếu nhằm ngăn chặn tất cả những gì bị cho là bất lợi cho
sự thống trị độc tôn của những kẻ độc tài. Cho dù là
sự vạch trần về một chế độ thối nát đến tột độ theo
nhiều hình thức, nói gần có, nói xa có, nói thẳng cũng
nhiều, nói vòng vo cũng không kể xiết nhưng chế độ chính
trị này gần như hoàn toàn chai lỳ và không hề có phản ứng
thừa nhận sự sai lầm hay phản biện lại một cách thuyết
phục từ những góp ý của các cá nhân, tổ chức, các trang
báo hay những blog cá nhân cho đến sự đưa tin trung thực pha
chút thẳng thắn của một vài tờ báo lớn của nhà nước và
sự đóng góp ý kiến của nhiều vị lãnh đạo cuối đời
mới nhìn thấy hay mới dám nói ra một phần sự thật.
Chế độ chính trị ở VN hiện nay đã trượt ra ngoài ảnh
hưởng của mọi người dân và kể cả những tổ chức và cá
nhân có những mối quan hệ nào đó với chính quyền bằng
việc bỏ ngoài tai tất cả các ý kiến và sẵn sàng bóp chết
những tổ chức phản biện xã hội ít ỏi bằng những điều
luật. Vào năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (TT NTD) đã ký
Quyết định 97/2009/QĐ-TTg đã buộc tổ chức phản biện xã
hội duy nhất của VN (tổ chức được viết tắt là IDS) bao
gồm các chuyên gia hàng đầu từng là thành viên của các tổ
chức Chính phủ phải giải thể. Về mặt lâu dài, với những
nội dung được thể chế hóa trong tổ chức Đảng và Nhà
nước, nội dung về chiến lược "chống diễn biến hòa
bình", "chống tự diễn" đã thường xuyên được nhắc
đến trong các hội nghị, chuyên đề, trong các tài liệu học
tập và trong sinh hoạt Đảng với mục đích là bêu xấu bất
cứ ai nói khác ý kiến của lãnh đạo, gán cho bất cứ cá
nhân hay tổ chức nào nêu ra những lỗi lầm của cá nhân hay
hệ thống chính quyền là phản động, sẵn sàng chụp cho bất
cứ ai một cái mũ chống lại Tổ quốc nếu tỏ ra không khuất
phục sự lãnh đạo độc tôn của ĐCS. Đối với những tiếng
nói khác biệt hiện nay đều là mục tiêu của những kẻ quẩn
trí điên loạn đang tìm mọi cách bảo vệ sự độc tài của
mình. Một mặt ĐCS thâu tóm hết tất cả gồm trên 700 tờ
báo, đài radio, truyền hình và không cho lập dù chỉ một tờ
báo tư nhân theo như trả lời phỏng vấn của TT NTD vào năm
2007 "không cho phép có báo chí tư nhân". Cho dù những kẻ
phá hoại mạng thông tin internet đang núp dưới bóng nước
ngoài hay "sinh tử lệnh" của ai đó thì họ cũng không thể
che dấu được một thực tế là càng tỏ ra hung tợn thì cái
đuôi con thú dữ càng lòi ra nhiều và ngày càng có nhiều
người dân thử đặt câu hỏi về những điều mà mình còn
nghi kỵ đã dần hiểu ra bộ mặt thật của một chế độ tự
cho là "triệu lần dân chủ hơn chủ nghĩa tư bản" nhưng
thực tế thì ngược lại hoàn toàn. Cho dù họ có tìm cách tô
son điểm phấn, cho dù có ngụy trang hay che đậy thì "cái kim
trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" và những cái bao cát che chắn
cho con đập yếu nhất định sẽ bị dòng nước cuốn phăng đi
trước đòi hỏi không thể khác của một dân tộc xứng đáng
được hưởng điều tốt đẹp như những dân tộc khác trên
thề giới.
Cuộc nổi dậy lật đổ tổng thống Kurmanbek Bakiyev ở
Kyrgyzstan, cuộc cách mạng hoa lài ở Tunisia hay cuộc biểu tình
đang diễn ra ở Ai Cập, Algeria… cho thấy các chế độ độc
tài ở các thế chế thiếu dân chủ nhìn bề ngoài khó hình
dung về sự thiếu ổn định nhưng chính sự độc đoán của
một chính thể nó sẽ dẫn tới những bất đồng ngày càng
tăng cao do bất bình đẳng xã hội cũng như sự thiếu những
sự thay đổi cần thiết khi những lãnh đạo độc tài bế
tắc trong quản lý kinh tế - xã hội. Khi một thành viên Chính
phủ ở các nước dân chủ nhận thấy họ có lỗi trong điều
hành thì tức khắc họ sẽ từ chức và điều này hầu như
chưa bao giờ xảy ra ở các thế chế độc tài, thậm chí họ
bị chỉ trích hay lên án gay gắt. Điều này rất phổ biến ở
Việt Nam, một chính thể độc đảng đang cai trị đất nước
theo hình thức nửa phong kiến, nửa cộng hoà giả dân chủ.
Ổn định chính trị không thể có được nhờ vào sự sắp
đặt của một chính thể mà nó chỉ có thể có được trong
quá trình kiến tạo và xây dựng một nền dân chủ. Ổn định
chính trị không tuân theo những suy nghĩ chủ quan mà nó là sản
phẩm của một quá trình tìm tòi và phát triển lâu dài của
nền dân chủ trên thế giới hay nói cách khác ổn định chính
trị đi đôi với việc xây dựng một thiết chế chính trị -
xã hội dân chủ, nhờ có dân chủ mới có sự ổn định và
nhờ có sự ổn định mà nền dân chủ mới thể hiện sự
hợp lý, sự đủ đầy của nó trong việc đáp ứng những nhu
cầu quản lý và điều hành một quốc gia, một lãnh thổ. Sự
ổn định của một thể chế chính trị còn phản ánh mức
độ tương quan về hạng mức xếp hạng mà các tổ chức về
nhân quyền công bố hàng năm đối với một số các quyền tự
do cơ bản của các nước trên thế giới. Một nước gần
đội sổ về tự do báo chí, về quyền con người như Việt Nam
đã cho thấy về sự áp đặt của tự do tư tưởng, tự do
thông tin để có được sự ổn định, sự ổn định giả
tạo này không chóng thì chầy sẽ phải thay đổi trước yêu
cầu của cuộc sống.
Sài Gòn 29/1/2011
Hồng Lạc
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7678), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét