Dzu Kaka - Thêm một "anh cả" ra đi

Những nền độc tài tưởng chừng như có thể tồn tại vĩnh
viễn lại rất dễ dàng chết yểu trước sự vận hành của
tiến trình chính trị trong thế giới hiện đại. Cách mạng
hoa nhài tại Tunisia diễn ra khá ngẫu nhiên, nhưng vì lẽ đó
mà nó cũng cho thấy sự cáo chung của một chế độ độc tài
là không cần dự báo trước. Phải chăng, ngay cả một "ngọn
đuốc vô danh" như <a
href="http://en.wikipedia.org/wiki/Mohamed_Bouazizi">Mohamed Bouazizi</a>
cũng có thể thiêu rụi cả một chế độ?

<div class="boxright200"><img
src="http://danluan.org/files/u1/175px-Mohamed_Bouazizi.jpg" width="175"
height="301" alt="175px-Mohamed_Bouazizi.jpg" /><div class="textholder">"Tự
do rất đắt, và anh trai tôi đã trả giá cho nó" - Em trai của
Mohamed Bouzizi</div></div>
Thế kỷ 20 là thế kỷ đã dựng lên nhiều hơn hết các chế
độ độc tài, và người ta cũng chứng kiến sự sụp đổ
lần lượt của các chế độ ấy. Từ Phát Xít, đến Cộng
Sản, cho đến các chế độ độc tài thiên tả đều có những
đặc điểm giống nhau, và ngày tàn của những chế độ ấy
cũng có những đặc điểm giống nhau.

Có thể xếp Tunisia vào nhóm nền độc tài thuộc thế giới
thứ 3 (hầu hết các chế độ độc tài thuộc nhóm này), mà
đặc điểm chung của nhóm này là chúng được sinh ra với
khởi điểm là những cuộc đấu tranh nhằm lật đổ ách cai
trị của thực dân. Sự chính danh chỉ dừng ở đó, và cuối
cùng, các thể chế sài lang đã được thiết lập nên bằng
cả một chuỗi dài tội lỗi.

Zine al-Abidine Ben Ali từng lãnh đạo phong trào chống Pháp "giành
độc lập" cho Tunisia, và sau đó hiển nhiên trở thành "lãnh
tụ kính yêu" nắm quyền xuyên suốt nhiều thập niên.

Tệ sùng bái cá nhân tại Tunisia không khác gì ở Liên Xô
(thời Stalin), Bắc Hàn, Việt Nam, Trung Quốc hay Cuba. Việc
thần thánh hóa Zine Al-Abidine Ben Ali luôn được tuyên truyền
trong suốt 23 năm cầm quyền của ông, và trong những lần tái
cử, Ben Ali luôn được từ 95% phiếu cử tri trở lên. Nếu
không có cuộc cách mạng lật đổ tuần qua thì có lẽ vị "cha
già dân tộc" Zine al-Abidine Ben Ali hẳn còn cầm quyền cho đến
hơi thở cuối cùng.

Tuy nhiên, Ben Ali không giống những lãnh tụ độc tài khác vì
có thể xem ông ta là người Tây học, và hơn hết, thuộc thế
hệ sau của các nền độc tài, đã từng chứng kiến sự tan
rã ở Liên Xô, hay sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản tại
Đông Âu. Những năm sau này, Ben Ali có xu hướng thiên hữu,
thân Tây Phương và có hợp tác trong cuộc chiến chống khủng
bố. Vào những ngày cuối cùng, Ben Ali đưa ra những hứa hẹn
cải tổ chính trị, và mở rộng quyền tự do. Những nổ lực
muộn màng ấy đã không cứu vãn được gì.

Nền móng của chế độ độc tài do Ben Ali dựng lên đúng mực
theo kiểu chuyên chế Satin, kiểu độc tài cá nhân (hoặc gia
đình trị) giống một số quốc gia Trung Á và hạ Sahara, và
cái phao chính mà Ben Ali dựa vào đó là bàn tay của nghành công
an.

Cũng giống như nhiều nền độc tài từng bị cáo chung, những
gì xảy ra ở Tunisia cũng từ chính những đòi hỏi cải cách
trong lòng xã hội. Điểm khác biệt có lẽ là nó đã xảy ra
bất ngờ, không hề dự báo và không hề được chuẩn bị bài
bản cả chất và lượng.

Dù sao, có lẽ chỉ có chế độ Dân Chủ là chế độ duy nhất
có thể chấp nhận được, và hy vọng người dân Tunisia sẽ
sớm có một nền dân chủ thực thụ.

Suy nghĩ cuối cùng, cách mạng hoa nhài tại Tunisia có thể làm
nhiều người liên tưởng đến tiến trình dân chủ tại Việt
Nam ngày nay. Về quá trình tranh đấu, tiếng vang, hàm lượng
tri thức, và cả những cá nhân ưu tú, sự ủng hộ của cộng
đồng thế giới ... thì có thể nói tiến trình dân chủ tại
Việt Nam đều vượt trội, thế mà tại sao chúng ta vẫn chưa
làm được như những gì mà người ta đã làm ở Tunisia hồi
tuần qua? Thật khó trả lời.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7592), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét