đề kinh tế đã tích lũy từ nhiều năm trước, giám đốc về
nợ tại các thị trường mới nổi lên của công ty quản lý
đầu tư Schroders, ông Geoff Blanning nói.</em>
Ông cho biết: "Giá trái phiếu của Việt Nam trên thị trường
bắt đầu phản ánh thực tế là hoạt động của nền kinh tế
thực sự chưa tốt.
"Sau năm nay, tôi nghi ngờ rằng chúng ta có thể chứng kiến
một cuộc khủng hoảng tại Việt Nam, và quốc gia này thậm
chí đi đến tình trạng vỡ nợ.
"Điều đó có khả năng sẽ tạo ra một cơ hội để mua tài
sản ở Việt Nam với giá rẻ, thấp hơn nhiều so với giá trị
của chúng ngày hôm nay."
Hãng Moody's đã hạ xếp hạng mức vay nợ nước ngoài (sovereign
debt) vào tháng Mười Hai năm 2010 từ B1 xuống Ba3, cảnh báo
những thiếu sót trong chính sách kinh tế đang dẫn đến một
nguy cơ cao về khủng hoảng cán cân thanh toán.
Cơ quan xếp hạng này cũng cảnh báo lạm phát, đạt con số 11%
so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Mười Một 2010, cũng đang
gia tăng áp lực làm hạ giá đồng nội tệ. Đồng tiền nội
tệ Việt Nam đang bị trao đổi trên thị trường chợ đen
thấp hơn nhiều so với mức tỷ giá chính thức.
Soo Hai Lim, giám đốc đầu tư quỹ Baring Asean Frontiers, tuy
nhiên, tin rằng Việt Nam vẫn còn là một nơi vui chơi thú vị
về lâu về dài.
Ông nói: "Phân bổ dân số và sự sẵn sàng của lực lượng
lao động ở Việt Nam sẽ hỗ trợ được tiến trình công
nghiệp hóa.
"Có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, từ xây
dựng đường cao tốc mới đến cải thiện hệ thống đường
sắt."
Mặc dù tăng trưởng ở mức 7 phần trăm hàng năm trong thập
niên vừa qua, nền kinh tế của Việt Nam phải đối mặt với
một số thách thức lâu dài, với sự thâm hụt cán cân thanh
toán kinh niên và sự thiếu niềm tin vào đồng.
Từ năm 2009, Việt Nam đã phải phá giá đồng tiền của mình
ba lần.
Andrzej Blachut, người đứng đầu về quản lý tài sản tại
các nền kinh tế đang trỗi dậy ở công ty Swiss & Global Asset
Management, nói trong khi ông nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam đi
về phía trước, đã có một số vấn đề trước đây.
"Việt Nam đã trở thành một thị trường "nóng" trong năm 2007
và thu hút đầu tư nước ngoài vào ở mức kỷ lục," ông nói.
"Điều này tạo ra một sự bùng nổ đầu cơ và dòng vốn
đáng kể, song hành với giá giá lương thực và năng lượng
tăng, đã dẫn đến các vấn đề như áp lực tiền tệ và
lạm phát."
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7568), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét