Đào Tuấn - Một khoản rủi ro khổng lồ

<em><strong>Hiệp hội Ngân hàng nói về các khoản nợ của
Vinashin</strong></em>

Cho đến thời điểm này số nợ của Tập đoàn Công nghiệp
Tàu thuỷ (Vinashin) được công bố tính đến hết tháng
6-2010 là 86 ngàn tỷ đồng (tương đương 4,41 tỷ USD). Mới
đây theo tính toán của một hãng tin tài chính lớn trên thế
giới cho thấy, từ nay đến năm 2017, Vinashin sẽ phải thanh
toán số tiền 16,2 ngàn tỷ đồng trái phiếu và các khoản vay
đáo hạn.

Hãng này cho biết, theo nhận định các khoản vay dành cho các
doanh nghiệp quốc doanh nói chung hiện có thể chiếm tới 40% dư
nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam . Trong đó
khoản nợ của Vinashin có thể chiếm tới 3% tổng dư nợ cho
vay của các ngân hàng Việt Nam .

Báo chí Việt Nam dẫn lời một chuyên gia tài chính nước
ngoài cho rằng: việc Vinashin cách đây chưa lâu (ngày 19-11)
thông báo có thể trì hoãn thanh toán 60 triệu USD tiền vốn
đối với một khoản vay trị giá 600 triệu USD cùng với khả
năng trả nợ thiếu chắc chắn có thể làm tổn hại tới
định mức tín nhiệm dành cho các doanh nghiệp nhà nước khác.

Và câu hỏi đặt ra là tình trạng trì hoãn lâu dài việc thanh
toán nợ nếu tiếp diễn có thể buộc các ngân hàng cho Vinashin
vay ngo ài vi ệc sẽ phải tái cơ cấu các khoản vay này sẽ
còn gây thiệt hại về vốn trong bối cảnh áp lực đầu tư,
kinh doanh trong hệ thống ngân hàng ngày một cao. Lãnh đạo một
số các ngân hàng thương mại cổ phần, cho biết, "<em>Vinashin
là con nợ lớn nhất của họ</em>". Trong khi đó, đa số các
khoản cho vay không được khấu trừ và được coi là loại tín
dụng đặc biệt.

Không những thế các cổ đông lớn của ngân hàng là các
công ty, tập đoàn nhà nước sau vụ Vinashin hiện đang phải cơ
cấu lại và bị siết việc đầu tư trái ngành khiến cho
nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.

Bình luận xung quanh các khoản nợ của VNS liệu sẽ ảnh
hưởng như thế nào tới hệ thống ngân hàng nói chung và
hậu quả của nó trên từng khoản vay nói riêng như lo ngại
của các chuyên gia tài chính, ngân hàng bà Dương Thu Hương,
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng có quan điểm cho rằng: Chính
phủ đang tái cơ cấu VNS thì cũng sẽ phải giúp VNS trả
được nợ. Đứng riêng ở góc độ nghiệp vụ chuyên môn của
ngân hàng thì VNS chưa phải là khách hàng phá sản, không
những thế lại đang có giao dịch với ngân hàng. Giải pháp cho
những trường hợp này chỉ có thể là hoãn, giãn nợ, và sau
đó có thể là bán nợ nếu có đơn vị đứng ra mua lại.

"<em>Nếu diễn biến xấu, một khi doanh nghiệp phá sản, không
còn tồn tại thì bản thân các ngân hàng sẽ phải huy động
quỹ dự phóng rủi ro để bù đắp. Tất nhiên với trường
hợp VNS thì đây là một khoản rủi ro khổng lồ đối với
các ngân hàng</em>", bà Hương nói.

"<em>Tình hình này diễn ra ở Việt Nam tương đối phổ biến,
NHNN và Chính phủ cũng đã giải quyết rất nhiều trường
hợp sau quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
từ 6000 DN nay xuống còn hơn 1000 DN. Chỉ khác đây là một
cuộc sắp xếp nợ của một doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất
từ trước đến nay mà thôi!</em>", Tổng thư ký Hiệp hội
Ngân hàng nhấn mạnh.

Bày tỏ thêm quan điểm lo ngại về các khoản nợ khổng lồ
của VNS sẽ khó có thể "tái cơ cấu" bà Hương cho biết:
"<em>Tôi chỉ muốn khẳng định rằng Nhà nước, Chính phủ
đã rất có kinh nghiệm trong việc giải quyết khó khăn
này</em>". Đại diện phòng quản lý rủi ro tín dụng của
một Ngân hàng thương mại cổ phần ngần ngại khi được hỏi
về quan điểm đối với món nợ của VNS, tuy nhiên đồng tình
với lo ngại nguy cơ bị thất thoát tín dụng trong các khoản
vay của VNS nói riêng và nguồn vốn dành cho lĩnh vực doanh
nghiệp quốc doanh nói chung.

Các chuyên gia kinh tế thì lo ngại việc Tập đoàn Công nghiệp
Tàu thủy thiếu khả năng trả nợ sẽ lan qua các doanh nghiệp
nhà nước khác, và rõ ràng nhất là ảnh hưởng đến sự
sống còn của các ngân hàng thương mại.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7212), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét