hội thảo bàn về dự thảo văn kiện Ðại Hội XI của
Ðảng</a>, Giáo Sư Trần Phương, một đảng viên cộng sản đã
từng làm bộ trưởng, phó thủ tướng, và đứng đầu ngân
hàng trung ương, ngồi chủ tọa cuộc họp này, ông đề nghị
quy tắc: "<em>Nói ngắn, nói rõ (rằng mình) muốn sửa điều
này, bổ sung điều kia thôi, không cần giải thích...</em>"
Nhưng khi đến lượt phát biểu, thì chính người chủ tọa
lại không nói ngay cụ muốn sửa chữa hay bổ sung điều nào.
Cụ làm cả một bản kê khai các sai lầm căn bản. Phải thông
cảm với một người 83 tuổi không theo đúng các quy tắc mình
đã đưa ra. Vì tất cả những chính sách, hành động sai lầm
phải sửa chữa, phải bổ sung đều bắt nguồn từ những sai
lầm căn bản trong tư tưởng chỉ đạo. Không sửa từ gốc
thì chữa chạy những thứ trên ngọn cũng vô ích! Ông nhận
xét về những sai lầm: "<em>Không phải chỉ là vấn đề kỹ
thuật, mà cả quan điểm tư tưởng đấy!</em>" Ðối với
bản dự thảo các văn kiện của Ðại hội thứ 11, sắp tổ
chức vào đầu năm tới, ông Trần Phương nhận xét là nó
"<em>la liệt đủ thứ; không thể góp ý gì được, không
biết làm gì để tiến lên.</em>"
Cho nên Giáo Sư Trần Phương truy thẳng vào nền tảng tư
tưởng của Ðảng Cộng Sản:
"<em>Ta nói chủ nghĩa Mác-LêNin, nhưng nó là cái gì mà bảo
nó là nền tảng?</em>"
Nên biết, năm 1954 ông Trần Phương đã được cử sang Trung
Quốc học ở Học Viện Mác-Lê Nin, thế mà bây giờ chính ông
nghi ngờ đặt câu hỏi: "<em>Chủ Nghĩa Xã Hội là gì? Có ai
trả lời được không?... Liên Xô cũng từ chối Xã Hội Chủ
Nghĩa rồi đấy chứ!</em>" Và cụ phê phán: "<em>...Mác đã
sai khi dự kiến về đặc trưng của Chủ Nghĩa Xã Hội.</em>"
Vì thế, chính sách "<em>Ðổi mới của ta thực chất là
'thụt lùi.'... Ðổi mới là (thay đổi) so với cái đã sai
trong 20 năm trước!</em>" Ông Trần Phương nhắc lại một câu
mà trên thế giới người ta đã bảo nhau từ 100 năm trước:
"<em>Cái gọi là chủ nghĩa Cộng Sản là ảo tưởng.</em>"
Dù sao một người ngoại bát tuần dám nói thẳng cái chủ
nghĩa mình theo suốt đời là một ảo tưởng, đó cũng là một
thái độ can đảm đáng khen ngợi. Xét cho kỹ thì những sai
lầm mà Giáo Sư Trần Phương nêu ra không bắt đầu với nhóm
người lãnh đạo đảng hiện nay. Ðó chính là những sai lầm
căn bản của đảng Cộng Sản Việt Nam từ khi thành hình cho
tới nay!
Vậy thì hiện nay đảng Cộng Sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mác
như thế nào? Giáo Sư Trần Phương nói thẳng rằng đảng của
ông đang "<em>Bịp!</em>" "<em>Ta giả vờ theo Mác, vì nói
vậy nhưng đã làm khác đi rồi. Ta nói và ta biết là ta đang
bịp người khác!</em>" Trần Phương nhắc lại: "<em>Cương
lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói Xã Hội Chủ Nghĩa mà
không biết nó là cái gì! Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình
và lừa dối người khác.</em>" Ông không quên nhắc lại lời
Abraham Lincoln: "<em>Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài
người suốt đời, hoặc lừa được tất cả mọi người trong
đôi lúc; nhưng không thể lừa được tất cả mọi người mãi
mãi được!</em>" Như ông là một thí dụ, đảng không thể
"<em>bịp</em>" ông suốt đời được!
Một người cũng tham dự cuộc hội thảo này là nhà kinh tế
Lê Ðăng Doanh, từng làm cố vấn cho nhiều ông thủ tướng ở
Ba Ðình, cũng đồng ý với ông Trần Phương. Ông Lê Ðăng Doanh
khuyên Ðại Hội 11: "<em>Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa
được người ta mà không lừa được thực tiễn đâu.</em>"
Một người khác là Giáo Sư Lê Du Phong. Ông phê bình dự thảo
Ðại Hội 11: "<em>Tư duy lý luận lạc hậu, mâu thuẫn,... xa
rời thực tiễn,... thụt lùi so với đại hội trước.</em>"
Không những thế, các văn kiện của đảng Cộng Sản còn
"<em>xem thường lịch sử!</em>" Thí dụ, họ viết rằng
"<em>Chủ Nghĩa Xã Hội là điều kiện để nước Việt Nam
độc lập.</em>" Ông Lê Du Phong hỏi: "<em>Các triều đại
trước có Chủ Nghĩa Xã Hội đâu mà nước ta vẫn độc
lập?</em>" Ðây cũng là một ý kiến người Việt Nam ai cũng
nghe nói từ nửa thế kỷ nay rồi, nhưng được nhắc lại
giữa Hà Nội, được phổ biến ngay lập tức trên các mạng,
đó cũng là một biến cố đáng chú ý.
Sau khi Giáo Sư Trần Phương đã phê phán những sai lầm của
Mác như vậy rồi, ông có khuyên răn đảng của ông xóa bỏ
cái chủ nghĩa Mác-Lênin đi hay không? Không thấy ông nói. Ông
vẫn tỏ ra còn thiết tha đến cái "<em>chủ nghĩa không ai
biết là cái gì</em>" đó, nên còn đề nghị: "<em>Phải xác
định rõ Chủ Nghĩa Xã Hội là gì? Ðịnh hướng nó là
gì?</em>" Thời Hồ Chí Minh còn sống đảng Cộng Sản không
phải nghe những nỗi băn khoăn như vậy. Ông Hồ theo một quy
tắc rất đơn giản: "<em>Bất cứ cái gì Stalin nói, Mao nói,
đều là Chủ Nghĩa Xã Hội!</em>" Thế là hết bản cãi!
Hình như là những người cộng sản lâu đời như cụ Trần
Phương người nào cũng bị mang một mối bi thương trong lòng:
Biết cái chủ nghĩa mình theo là ảo tưởng, là đầy những sai
lầm, từng gây bao nhiêu tai hại cho dân tộc, nhưng lại không
nỡ tuyên bố từ bỏ nó! Những người can đảm dám từ bỏ
chủ nghĩa, từ bỏ đảng, như Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Tô
Hải, như ông Ðỗ Xuân Thọ dọa sẽ đốt thẻ đảng nếu sau
Ðại hội lần thứ 11 này, đảng vẫn lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng không thay đổi, số người
như thế rất hiếm. Có lẽ vì ngay khi còn là đảng viên cộng
sản đó đã biết nghi ngờ và đã biết phê phán rồi, chứ
không nhắm mắt tin theo.
Biết Chủ Nghĩa Xã Hội là ảo tưởng nhưng vẫn thiết tha
nuôi nấng nó cho con cháu được hưởng, như Trần Phương kể:
"<em>Tôi nói với ông Ðỗ Mười, ông Phạm Văn Ðồng là
đến cuối thế kỷ XXI này, con cháu chúng ta mới bắt đầu
nghĩ đến Chủ Nghĩa Xã Hội.</em>"
Thật không hiểu nổi tại sao ông còn nhắc lại ý kiến đó,
mà ông nhắc lại như một điều đáng hãnh diện!
Thử ngẫm coi: Cả một đời người bắt toàn dân một nước
nhắm mắt nghe theo cái Chủ Nghĩa Xã Hội ấy; đến cuối đời
đã biết mình chỉ lừa bịp dân thôi, thế mà tại sao vẫn
còn muốn 100 năm sau thế hệ con cháu tiếp tục "<em>sự
nghiệp nuôi ảo tưởng</em>" của thế hệ mình! Có khác nào
đang tâm đánh lừa cả đàn con cháu, muốn chúng "<em>ngồi
chờ một thế kỷ nữa</em>" lại tiếp nối sự nghiệp nuôi
ảo tưởng theo ông cha? Từ đây đến cuối thế kỷ 21, loài
người sẽ sống ra sao, cụ Trần Phương có đoán trước
được hay không? Chính cụ đã phê bình việc bám theo ảo
tưởng của Karl Marx: "<em>Bây giờ (thế giới) có đến 6.5
tỷ người, đến nước sạch cũng bị thiếu rồi, đánh nhau
vì nước uống</em>" để chứng tỏ thực tế thế giới đã
thay đổi hoàn toàn, so với viễn kiến của Marx gần hai thế
kỷ trước. Ðã biết suy nghĩ sáng suốt như vậy, tại sao vẫn
còn nuôi giấc mộng tới cuối thế kỷ 21 còn có người mơ
mộng Chủ Nghĩa Xã Hội?
Nhiều đảng viên cộng sản lão thành bây giờ không nói đến
Chủ Nghĩa Xã Hội nữa, nhưng vẫn muốn bám ví lấy một thứ
"<em>lý tưởng xã hội chủ nghĩa</em>." Lý tưởng là những
điều ước ao, những điều rất tốt, rất quý, thường là
rất mơ mộng, xa lìa thực tế. Thanh niên cần phải có lý
tưởng, nếu không thì quốc gia không thể trông cậy được.
Nhưng người trưởng thành thường không bàn đến hai chữ đó
nữa. Nhà báo Lê Phan kể đã phỏng vấn "Bác Ba" Nguyễn Hộ
trong thời gian ông bị quản thúc tại gia. Bà mới kể lại
rằng ông Nguyễn Hộ đã "khẳng định mình đã chọn sai lý
tưởng."
Nhưng tại sao một lý tưởng chứa đầy những ước mơ tốt
đẹp cho nhân loại mà nó lại mang đến bao đau khổ cho loài
người để đến nỗi khi các do do nó dụng lên sụp đổ thì
ở chính quê hương Liên Xô của nó, chẳng ai thèm tiếc
thương? Bởi vì nó đã được Lênin và Stalin bào chế thành
một thứ tín ngưỡng đem mê hoặc nhiều người. Nhưng khác
với các tín ngưỡng lâu đời của nhân loại, Chủ nghĩa Cộng
Sản nói toàn những mục tiêu thiện nhưng lại quyết tâm sử
dụng các phương pháp độc ác. Con người không thể đạt
đến điều thiện khi dùng cái ác là phương tiện.
Nhưng không lẽ một người có lý tưởng, tức là biết ước
ao những điều tốt đẹp nhất, mà còn muốn thế hệ con cháu
mình bước lại những bước trên con đường sai lầm của mình
hay sao?
Tâm trạng đó, người xưa đã từng giải thích nguyên nhân. Vì
con người ta nói chung rất khó thoát khỏi nghiệp do mình tạo
ra. Những sở tri chướng, những ngã kiến, ngã mạn, những
nghiệp dĩ trong đời, không tỉnh ra thì sẽ ôm theo hết kiếp.
Những kiến thức được tích lũy, những ước nung nấu, những
thành kiến càng được nuôi nấng lâu ngày thì nghiệp chướng
càng nặng nề khó bỏ!
Tuy nhiên có những đảng viên cộng sản đã biết dứt nghiệp.
Ông Nguyễn Hộ, trong hồi ký của ông, tỏ ra đã biết nghi
ngờ ngay từ lúc nghe Hồ Chí Minh, khi muốn bịt miệng những
người có ý kiến phê phán, đã dẫn lời Stalin rồi nói:
"<em>Chúng ta có thể lầm chứ đồng chí Stalin không thể lầm
được.</em>" Khi trả lời bà Lê Phan, ông Nguyễn Hộ nói
đến 60 năm bị "đánh lừa." Ông nói đến sự hy sinh lớn
lao của bản thân, của những người đồng đội, và của toàn
thể nhân dân Việt Nam, mà chẳng được gì cả. Ông nói đến
sự lỗi thời và phá sản của chủ nghĩa Mác-xít. Và sau cùng
ông nói bây giờ đã đến lúc "<em>đảng Cộng Sản Việt Nam
phải tự khai tử đi cho rồi.</em>"
Những lời phê phán của ông Nguyễn Hộ nói thẳng từ 20 năm
trước, bây giờ lại được ông Trần Phương và nhiều người
khác nhắc lại trong cuộc hội thảo trên. Nhưng ông Trần
Phương và các vị khác không dám nói: "<em>đã đến lúc
đảng Cộng Sản Việt Nam phải tự khai tử đi cho rồi.</em>"
Muốn cứu nước, phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin không đủ, từ
bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chưa đủ. Chính Giáo Sư Trần
Phương đã thấy mối nguy hiểm nếu đảng của ông còn cai
trị nước ta: "<em>Ðảng quyết mọi thứ mà lại không chịu
trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ!</em>" Phải hiểu rằng
không phải đảng chết, không phải các đảng viên chết, mà
là chết cả nước! Nên theo lời khuyên của ông Nguyễn Hộ:
Phải khai tử đảng. Ở Ba Lan người ta đã làm rồi. Ở Hungary
người ta đã làm rồi. Ở Nga cũng vậy. Ðất nước người ta
đã tiến trong hai chục năm qua. Mình còn tự kiềm hãm, và giam
hãm cả dân tộc Việt Nam cho tới bao giờ?
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7004), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét