Mặc cảm Edip

<em>Chủ nhật đi lên trang trại của Mr. Nguyễn Sỹ Hoá ở Hoà
Bình, được nhà văn trẻ TN lên lớp một bài về tâm lý học.
Chính xác hơn là phân tích tâm lý học (Phân tâm học). Theo
đó, "mặc cảm Oedipus" là một khái niệm mới có thể giải
mã được nhiều hiện tượng tâm lý trong đời sống. Xin
được chép ra đây, bà con nào quan tâm suy ngẫm cho vui.</em>

<h2>Khái niệm</h2>

Edip (Oedipus) là một trong những anh hùng nổi tiếng nhất trong
thần thoại Hy Lạp. Chàng là người giết cha, cưới mẹ,
thắng con nhân sư quái ác rồi trở thành vua xứ Thebes (Hy
Lạp).

Mặc cảm Oedipus là sự cự tuyệt vô thức và bình thường
đối với bố hoặc mẹ cùng giới tính với trẻ, do sự hình
thành tình yêu cho bố hoặc mẹ ở giới tính kia, diễn ra giữa
độ tuổi 2 đến 7. Mặc cảm này sẽ tự mất đi qua quá trình
đồng hóa dần với bố hay mẹ cùng giới của trẻ.

<h2>Nguồn gốc</h2>

Mặc cảm Oedipus được Sigmund Freud, cha đẻ của ngành phân tâm
học, dùng cho các bé trai, xuất phát từ một vở kịch của
Sophocles trong đó Vua xứ Thebes bỏ rơi hoàng tử Oedipus. Về sau
Oedipus giết cha và cưới mẹ mình mà không biết. Thuật ngữ
Mặc cảm Electra được dùng cho con gái; nó có nguồn gốc từ
tên một nữ nhân vật Hy Lạp giết mẹ để trả thù cho cha
mình là Agamemnon đã bị mẹ mình ám sát.

<h2>Các biểu hiện</h2>

Khoảng 3 tuổi, cậu bé trở nên cứ khư khư mẹ nó, đòi
được mẹ ôm hôn và âu yếm nhiều hơn. Cậu cũng có thể tìm
cách chen vào sự thân mật của bố mẹ, ví dụ như, bằng cách
vào phòng mà không gõ cửa. Đối với bé gái, giai đoạn này
bắt đầu khi bé quyến rũ bố, cuộn tròn trong lòng bố và tìm
cách lôi kéo sự chú ý của bố, trong khi mẹ lại biến thành
vừa là đối thủ vừa là người mẫu của bé.

Không thành công trong quyến rũ vô thức và không có khả năng
diễn đạt đúng điều mình cảm thấy, trẻ con thường kiềm
chế cảm xúc sẽ thể hiện thành giận dữ hay ác mộng ở
độ tuổi 3 đến 5.

Để ra khỏi tình trạng này, một đứa trẻ độ tuổi 3 đến
7 có thể thôi cố chiếm chỗ của bố hay mẹ khác giới nó
bằng cách kiềm chế cảm xúc và đam mê thành vô thức. Đây
là điều Freud gọi là hóa giải diễn ra từ từ. Vào độ 5 hay
6 tuổi, các bé gái bắt đầu muốn làm tất cả mọi thứ như
mẹ nó, còn các bé trai muốn làm tất cả như cha mình.

<h2>Phản ứng ra sao</h2>

Mặc cảm Oedipus là một thời điểm quan trọng trong sự phát
triển giới tính và nhân cách của trẻ. Đó là một giai đoạn
bình thường, nhưng nó đòi hỏi thái độ hỗ trợ của bố
mẹ. Bố mẹ mà bé đang nhất thời có thái độ hung hăng phải
tiếp tục như chẳng có chuyện gì xảy ra và bố hay mẹ
"được yêu mến hơn" phải cho đứa trẻ thấy là bố hay
mẹ kia cũng đáng quý trọng.

<h2>Ảnh hưởng lên đời sống trưởng thành</h2>

Theo Freud, trong sự phát triển của trẻ, sự giải quyết không
trọn vẹn của mặc cảm Oedipus là nguyên nhân của đa số các
vấn đề tâm thần ở nam giới. Tuy nhiên, mặc cảm này dường
như chỉ tồn tại trong các gia đình hạt nhân (nơi bố, mẹ và
con cái sống chung dưới một mái nhà) và sự xuất hiện các
hình thức gia đình mới (bố mẹ độc thân, bố mẹ đồng
tính…) thúc đẩy các nhà phân tâm học hiện đại xem xét
trường hợp mà ở đó, một nhân vật bố hay mẹ vắng mặt,
lúc có lúc không, hay chung chạ với vài người. Sự thiếu
vắng nhân vật bố cũng được cho là làm cho đứa trẻ đồng
hóa với mẹ mình và trong vài trường hợp, bị quyến rũ bởi
người cùng giới.

Trong thần thoại Hy Lạp, Oedipus là con trai của nhà vua Laius và
hoàng hậu Jocasta thành Thebes. Từ trước khi chàng ra đời, có
một lời sấm cho rằng chàng sẽ giết vua cha và cưới mẹ
chàng. Vì vậy, Laius lo sợ và ông đã bàn với hoàng hậu là
phải đuổi Oedipus do sợ chàng sẽ giết cha, cưới mẹ. Cuối
cùng, họ dấu Oedipus đi và được một người khác nuôi. Khi
chàng lớn lên, lúc đó xứ Thebes gặp một tai họa lớn, có
một con nhân sư quái ác thường ra một câu đố oái oăm, ai
không trả lời được thì nó xé xác.

Vua Laius nghe tin, ông đi tới trả lời câu hỏi của nó, ở
đây Oedipus gặp Laius, họ tranh cãi về hướng đi rồi Oedipus
giết Laius mà không biết đó là cha của mình, và Creon, anh
hoàng hậu Jocasta lên ngôi. Oedipus gặp nhân sư, nó hỏi: "Con gì
sáng đi bằng 4 chân, trưa đi bằng 2 chân, tối đi bằng 3
chân." Oedipus liền nói: "Đó là con người". Con nhân sư biết
mình đã thua, nó đổ xuống bức tường mà chết. Oedipus sau
đó cưới mẹ chàng, Jocasta làm vợ rồi lên ngôi vua Thebes.
Lời nguyền về việc Oedipus giết cha, cưới mẹ hoàn tất mà
chàng không hay biết.

Ngày kia, có một hầu cận già của vua Laius đã cho biết Oedipus
là kẻ giết vua cha, ông đau khổ, khi đó hoàng hậu Jocasta tự
tử. Oedipus lấy cái trâm trên đầu hoàng hậu mà chọc đui mù
mắt ông và bỏ đi. Oedipus sống trong sự đau khổ đến khi ông
chết.

Nhà phân tâm học Sigmund Freud đã mượn truyền thuyết này để
đặt tên cho một đặc điểm tâm lý ở trẻ nhỏ từ ba đến
năm tuổi mang tên mặc cảm Oedipus: đứa trẻ thể hiện sự
quý mến người sinh thành ra mình, thuộc giới tính khác mình
nhưng lại đố kỵ và căm ghét bậc phụ huynh cùng giới tính
với mình.

P.T.H.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6972), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét