Dân Luận đã bị phát hiện, và được đặt tên là Vecebot.
Theo phân tích thì trong số 15.000 máy tính nhiễm mã độc và
được dùng trong cuộc tấn công, có khoảng 13.000 máy nằm ở
Việt Nam. Không biết Trung tâm BKAV và bác Nguyễn Từ Quảng có
biết loại mã độc này không? </div>
WASHINGTON - Các blogger bàn về chính trị ở Việt Nam đang là
nạn nhân của một cuộc tấn công trên mạng, được thiết
kế để ngăn trở trang web của họ hoạt động, một dấu
hiệu cho thấy việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến
với chính quyền trên mạng đang gia tăng, theo một phân tích
mới đây của nhóm chuyên gia máy tính Hoa Kỳ.
Hơn 15 ngàn máy tính được sử dụng để tấn công một vài
trang web, và một nhóm "những bạn trẻ Việt Nam" [<em>haha,
các bác Sinh Tử Lệnh đề trên blog: "Chúng tôi là nhóm bạn
trẻ Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới, là những người
đam mê công nghệ thông tin và bảo mật. Có người là tiến
sĩ, kỹ sư ở nước ngoài và có bạn còn đang là sinh viên, du
học sinh. Là những người luôn quan tâm và mong muốn sự thay
đổi của đất nước theo chiều hướng tích cực. Chúng tôi
cũng chẳng muốn chứng tỏ điều gì, mà chỉ muốn có sự
công bằng trên thế giới ảo."</em>] đã nhận trách nhiệm
đột nhập các trang web nói trên trước đó ít lâu, và được
cho là đứng đằng sau cuộc tấn công hiện tại. Cuộc tấn
công này trùng hợp với việc cơ quan an ninh ra tay tấn công vào
các blogger chỉ trích chính quyền tại Việt Nam.
Phân tích được thực hiện bởi hãng SecureWorks, một công ty an
toàn mạng có trụ sở tại Atlanta, đã không chỉ ra được
liệu tin tặc hoạt động độc lập, hay là có sự chỉ đạo
của chính quyền Việt Nam hoặc của Đảng CSVN. Bản phân tích
mới này vừa được gửi tới hãng thông tấn AP.
Tấn công mạng ở Việt Nam làm gia tăng mối lo ngại rằng
những nỗ lực công nghệ cao, có chủ đích nhằm dập tắt các
chỉ trích chính trị, có khả năng do các chính quyền nước
ngoài đứng đằng sau, bây giờ đã vươn ra ngoài Đông Âu, nơi
mà việc tấn công mạng để cản trở đối thủ chính trị
phát triển mạnh vài năm về trước.
Trong khi mạng máy tính dùng để hạ gục các trang web là khá
phổ biến, vụ tấn công gần đây có chủ đích hơn hẳn các
vụ trước, ông Joe Stewart, giám đốc trung tâm nghiên cứu tại
SecureWorks Counter Threat Unit, nói. Stewart nói vụ tấn công cho
thấy xu hướng gia tăng của những vụ tấn công mang xu hướng
chính trị, thay vì để tống tiến, như vẫn thường xảy ra ở
nhiều nơi trên thế giới.
"Rõ ràng là mục đích của mạng botnet này là để dập tắt
những tiếng nói chỉ trích hệ thống chính trị Việt Nam,
những tiếng nói có thể vượt ra khỏi biên giới Việt Nam",
Stewart nói trong bản phân tích.
Cơ quan an ninh Việt Nam đã bắt giữ hai blogger trong tuần qua.
Một blogger thứ ba, Nguyễn Văn Hải, tiếp tục bị câu lưu, dù
ông vừa mới lãnh 30 tháng tù giam. Hải, được biết tới
dưới tên Điếu Cày, đã bị kết tội "trốn thuế" và
nhận án tù sau khi khuyến khích người dân phản đối lễ
rước đuốc Olympic tại thành phố Hồ Chí Minh trước thế
vận hội Olympics tại Bắc Kinh. Ông là người có thái độ
chỉ trích đối với các chính sách của chính quyền Việt Nam
và Trung Quốc.
Stewart, trong buổi phỏng vấn, nói rằng cuộc tấn công dường
như được "hẹn giờ" vào dịp Điếu Cày được thả, và
có thể được thiết kế để ngăn cản những lời phản đối
khi người dân biết Điếu Cày tiếp tục bị giam giữ.
Nếu điều đó đúng, Stewart nói, "nó có thể dẫn đến kết
luận" về mối liên quan giữa tin tặc và hệ thống chính
trị Việt Nam.
Một thông điệp từ tin tặc đăng trên trang web của họ, tự
nhận rằng họ là nhóm bạn trẻ Việt Nam, những người muốn
có sự thay đổi tích cực ở Việt Nam. Nhóm hacker đã không
trả lời email yêu cầu bình luận hoặc bổ sung thông tin của
hãng AP.
Đầu năm nay, những người sử dụng Internet nói tiếng Việt
trên toàn cầu đã là đối tượng của một loại trojant, có
tên Vulcanbot, bằng cách lừa họ tải xuống một chương trình
có mã độc. Những nhà phân tích vào thời điểm đó đã nói
cuộc tấn công nhắm vào các nhà hoạt động xã hội, bao gồm
những người chỉ trích dự án Bauxite ở Việt Nam, có mối
liên hệ với Trung Quốc.
Stewart nói vụ tấn công gần đây nhất, mà ông gọi là Vecebot,
có lẽ là một đợt kế tiếp của cuộc tấn công Vulcanbot, và
có thể được thực hiện bởi cùng một nhóm tin tặc. Đã có
những nghi vấn rằng Vulcanbot được điều hành bởi chính
quyền Việt Nam hoặc Đảng CSVN, nhưng không có chứng cứ chắc
chắn liên hệ họ với vụ tấn công.
Theo phân tích của SecureWorks, thì hơn 13 ngàn máy tính bị
nhiễm độc trong mạng botnet này nằm ở Việt Nam, trong khi vài
trăm máy nằm ở Hoa Kỳ. Số còn lại rải khắp Châu Âu và
Châu Á, bao gồm Pháp, Ý, Đức, Nhật Bản và Nam Hàn.
Việt Nam, một quốc gia độc đảng, nắm quyền kiểm soát
chặt chẽ luồng thông tin và luôn duy trì quyền được "áp
dụng biện pháp thích hợp" đối với các trang Web mà nó cho
là có hại cho an ninh quốc gia.
Năm 2007, các tin tặc Nga đã làm tê liệt mạng máy tính ở
Estonia trong gần 3 tuần. Và cũng vào khoảng thời gian đó,
đảng đối lập và báo chí độc lập ở Nga cũng cáo buộc
rằng trang web của họ bị tấn công.
Trong những tuần trước cuộc chiến giữa Nga và Georgia năm
2008, trang web chính phủ Georgia và các doanh nghiệp bị tấn công
từ chối dịch vụ. Điện Kremlin từ chối liên quan.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6854), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét