Minh Triết, chủ tịch nước Việt Nam, đã lên tiếng kêu gọi
chính quyền quân sự Miến Điện trả tự do cho bà Aung San Suu
Kyi trước thời điểm tổng tuyển cử quốc gia ở nước này
diễn ra vào ngày 7/11/2010, lần đầu tiên sau 20 năm qua.
"Chúng tôi đã đấu tranh cho sự nghiệp của bà Aung San Suu Kyi
trong một thời gian rất, rất dài. Tiền đề cơ bản là sự
ổn định (trong) một trong những quốc gia thành viên của
ASEAN... dẫn đến sự ổn định trong khu vực ASEAN," ông cho các
phóng viên tại Manila biết từ Hà Nội.
Ông Aquino, con trai của biểu tượng dân chủ là bà Cory Aquino,
tổng thống đã quá cố, cùng Thượng nghị sĩ Benigno Aquino Jr.,
người đấu tranh chống lại nhà độc tài Ferdinand Marcos để
khôi phục nền dân chủ vào năm 1986, đã nói rằng trái tim
của ông hướng về bà Suu Kyi.
"Năm tới sẽ là kỷ niệm 25 năm cuộc cách mạng đòi quyền
lực của nhân dân. Chúng tôi đã thành công trong một sự
chuyển đổi tương đối hòa bình. Vì vậy, chúng tôi muốn
nhắc nhở [chính quyền Myanmar] về những lời hứa được đưa
ra một vài năm về trước," ông nói tại Grand Plaza Hotel tại
Hà Nội.
Theo Bí thư Ricky Carandang, những người đã có mặt tại cuộc
họp của hai nguyên thủ quốc gia, ông Aquino và lãnh đạo Việt
Nam đã "đồng ý rằng Myanmar nên làm nhiều hơn để di chuyển
về hướng dân chủ."
Trước đó, Bộ Ngoại giao cho biết Aquino sẽ thúc dục chính
quyền quân sự Miến Điện, người tổ chức bầu cử quốc gia
đầu tiên trong hai thập kỷ vào ngày 7/11, rằng phải tuân thủ
cam kết của mình là xây dựng nền dân chủ đầy đủ.
Aquino cũng sẽ kêu gọi trả tự do không điều kiện cho tất
cả các tù nhân chính trị, bao gồm cả chủ nhân giải Nobel
Hòa Bình và là nhà lãnh đạo dân chủ Miến Điện, bà Suu Kyi
"như là một cử chỉ thiện chí," Bộ Ngoại Giao nói.
Nhà cầm quyền quân sự Myanmar đã bỏ tù hàng ngàn người dân
trong nỗ lực để đè bẹp tất cả các quan điểm bất đồng,
nổi bật nhất trong số đó là bà Aung San Suu Kyi, người đã
trở thành hải đăng của hy vọng và thay đổi tại Myanmar,
một quốc gia Đông Nam Châu Á còn được biết đến với tên
Burma.
Aung San Suu Kyi, đồng sáng lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ
(NLD), một đảng chính trị ủng hộ dân chủ đang tìm cách
đối phó với chính quyền quân sự Myanmar trị vì tại đây
từ năm 1962.
Năm 1990, NLD đã thắng gần 80 phần trăm số ghế quốc hội
trong cuộc tổng tuyển cử. Ngạc nhiên với chiến thắng long
trời lở đất, chính quyền quân sự từ chối chuyển giao
quyền lực cho bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD, và bỏ tù vô số
các nhà hoạt động chính trị.
Khoảng 14 trong số 20 năm qua, bà Aung San Suu Kyi đã phải chịu
đựng giam giữ không chính thức, bị quản chế và hạn chế
về di chuyển. Bà hiện tại vẫn đang bị quản thúc tại gia
ở Yangon.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đang kêu gọi trả tự do ngay lập
tức và vô điều kiện bà Aung San Suu Kyi và tất cả các tù
nhân lương tâm tại Myanmar.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6857), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét