trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đình chỉ công tác điều hành
của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp (Vigecam)
Nguyễn Đức Phong do những sai phạm trong thực hiện một dự
án do Lã Thị Kim Oanh để lại (dự án 76 căn hộ ở Từ Liêm).
Văn bản của thanh tra Bộ nhấn mạnh việc đình chỉ công tác
này là để "giữ nghiêm kỷ cương phép nước".
Trước đó, tổng giám đốc tiền nhiệm của Vigecam - ông Trần
Văn Khánh cũng đã bị Bộ Công an khởi tố, chờ ngày ra tòa
về hành vi tham ô, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong sử
dụng tài sản, công quỹ của doanh nghiệp. Còn trước ông
Khánh, người trông coi những tài sản mà Vigecam đang quản lý -
giám đốc Lã Thị Kim Oanh từng lãnh án tử hình do tham ô, cố
ý làm trái số tiền trên 70 tỉ đồng khi thực hiện những
dự án này.
Ngay lập tức, một số người trong ngành nông nghiệp nói rằng
hình như khối tài sản mà Lã Thị Kim Oanh để lại có
"dớp" mà bằng chứng là hai giám đốc sau bà Oanh liên tục
"dính đạn": bị khởi tố và bị đề nghị đình chỉ
chức vụ.
Nhưng người hiểu biết lại không nghĩ thế. Bởi vì không
chỉ cách thức quản lý ở Vigecam hay Vinashin, mà với sự
thiếu rõ ràng về quan hệ sở hữu, trách nhiệm và quyền hạn
không song hành thì <span class="underlined-text">các tổng công ty
nhà nước trở thành nơi xài nhiều tài sản công nhất nhưng
hiệu quả thấp nhất</span>.
Chẳng hạn, kết quả kiểm toán báo cáo tài chính 2008 của
hàng trăm đơn vị thuộc 20 tổng công ty nhà nước vừa công
bố cho thấy một số đơn vị thua lỗ lớn. Cụ thể như Tổng
Công ty Cơ khí xây dựng lỗ lũy kế 39 tỉ đồng; Tổng Công ty
Công trình giao thông 6 lỗ gần 68 tỉ đồng, lỗ lũy kế 149
tỉ đồng; Tổng Công ty Cà phê tuy báo cáo lãi 199 tỉ đồng
nhưng lỗ lũy kế 525 tỉ đồng. Về nợ khó đòi thì ở Tổng
Công ty Lương thực miền Nam con số này tới 56 tỉ đồng,
Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội 51,2 tỉ đồng, Công ty Thương
mại và xuất khẩu Viettel thuộc tập đoàn Viettel để nợ quá
hạn 79 tỉ đồng…
Theo Kiểm toán Nhà nước, các doanh nghiệp nói trên vừa không
phát huy được "vai trò chủ đạo" trong nền kinh tế, vừa
lãng phí những lợi thế của nhà nước dành cho, thậm chí còn
không bảo toàn được vốn.
Vì thế giải pháp cần làm là cương quyết loại bỏ những
"con sâu" đưa con tàu doanh nghiệp vào vùng nguy hiểm chứ
không phải là năng hương khói chống "dớp".
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5928), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét