Vinashin: Những con tàu nát (phần 1)

<h2>Tàu Hoa Sen:</h2>

<div class="boxright200"><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub01/tauHoaSen_271009a.jpg" width="400"
height="300" alt="tauHoaSen_271009a.jpg" /><div class="textholder">Tàu Hoa
Sen của Vinashin</div></div>Đây là con tàu tai tiếng nhất và
được báo chí nói nhiều nhất trong thời gian qua. Nó được
Công ty vận tải viễn dương Vinashin mua vào tháng 11-2007 với
giá khoảng 1.390 tỷ đồng. Khi mua, thực chất chỉ là một
chiếc phà chạy biển (Ferry Boat) chứ không phải là tàu khách.
Người trực tiếp sang Italya mua chiếc phà khoác mác con tàu này
chính là Tổng giám đốc Vinashin Trần Văn Liêm và một nhân
viên tên Đạt. Ngày khởi hành chuyến đầu tiên là 13-12-2007,
nhưng chạy chưa được một năm, đến tháng 11-2008 thì ngưng
hoạt động vì nứt đáy. Sau khi lên dock tại Huyndai Vinashin Nha
Trang thì phát hiện đã bị nứt đáy 2 lần từ trước khi về
Việt Nam. Nguyên nhân của sự cố nứt đáy tàu được biết
là do lỗi thiết kế sai.

Tàu Hoa Sen mỗi ngày sử dụng hết 70 tấn dầu FO và 7
tấn dầu DO cộng với dầu LO, tổng giá trị không dưới 1 tỷ
đồng/mỗi ngày. Nếu chạy tuyến từ Quảng Ninh đến TP HCM
thì sẽ « uống » hết 2 tỷ đồng tiền dầu, chưa kể các chi
phí khác như bảo đảm hàng hải, hoa tiêu phí, lương thuyền
viên (45 người), tiền tàu lai dắt, cảng phí… Tuy nhiên,
lượng khách thực tế trung bình chỉ cỡ 50-80 người/chuyến
và khoảng 100 ô tô. Như vậy tổng tiền lỗ do khai thác cộng
với tiền chi phí làm cầu dẫn lên tàu (tại các điểm bến
Quảng Ninh, Chân Mây, Sài Gòn), cùng với chi phí 2 đầu bến,
kể cả lãi suất ngân hàng cho đến nay đã lên tới 150 tỷ
đồng.

Tính vậy để thấy rằng: tổng chi phí cho con tàu Hoa
Sen này đến nay ước không dưới 1.540 tỷ đồng, kể cả chi
phí sửa chữa tại Huyndai Vinashin.

Hiện tàu Hoa Sen vẫn đang được neo đậu tại vùng
biển miền Trung, trong tình trạng không thể tiếp tục khai thác
và cũng không biết bán được cho ai, Nếu có chỉ có thể
bán… sắt vụn với giá thị trường thế giới không quá 100
tỷ. Lương thuyền viên và bảo vệ đang bị treo nợ. Thiết
bị trên tàu như vòi tắm, lavabo rửa mặt, vòi rửa tay, đèn,
khóa cửa… có hiện tượng bị cạy lấy cắp đổi bằng hàng
Trung Quốc rẻ tiền kém chất lượng.

<h2>Tàu Lash Sông Gianh:</h2>

Đây là con tàu chở sà lan, dài 183m, rộng 25m, cao 12m,
trọng tải 10.900 tấn với sức chở được theo thiết kế là
38 sà lan, được đóng tại Tổng công ty đóng tàu Nam Triệu.
Tàu đóng xong và bàn giao cho công ty viễn dương Vinashin khai
thác cuối năm 2007.

Đặc tính của tàu: đóng theo công nghệ quá cũ từ
thập niên 50 thế kỷ trước, trên thế giới họ đã chối bỏ
rất lâu rồi. Trị giá khi xuất xưởng là trên 400 tỷ đồng.
400 tỷ đồng để đóng mới một con tàu xong… vứt nằm im
một chỗ, không chạy được. Khôi hài thay: để chạy từ
Quảng Ninh vào tới Sài Gòn, tàu Lash Sông Gianh 400 tỷ này phải
mất 20 ngày. Hiện tại tàu không khai thác được. Từ khi hạ
thủy đến nay mới chạy thử được duy nhất 1 chuyến và lỗ
nặng cho nên bỏ không nằm một chỗ. Nguyên nhân được cho là
do các trang thiết bị trên tàu không đồng bộ, rẻ tiền…
Theo đánh giá của một số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
hàng hải: Con tàu Lash Sông Gianh 400 tỷ này giờ không thể làm
gì được ngoài việc đem… bán sắt vụn, theo giá thị
trường thế giới được chừng 50 tỷ.

Như vậy từ 400 tỷ sẽ chỉ thu được giỏi lắm
chừng… 50 tỷ!

<h2>Tàu Bạch Đằng Giang:</h2>

Ngày 31-3-2006, HĐQT Tập đoàn ban hành quyết định
473CNT/QĐ-KTĐT về việc bàn giao con tàu Bạch Đằng Giang từ
công ty vận tải viễn dương Vinashin cho công ty công nghiệp tàu
thủy Nam Triệu. Giá trị bàn giao trên sổ sách là 155 tỷ 089
triệu đồng. Sau đó, Tổng công ty Nam Triệu đã đầu tư thêm
13 tỷ 736 triệu đồng thành tổng giá trị con tàu lên tới 168
tỷ 825 triệu. Nam Triệu dự kiến hoán cải tàu thành một…
khách sạn nổi mang tên Bạch Đằng Giang.

Việc hoán cải công năng cho con tàu đòi hỏi phải có
thời gian thiết kế và tổng chi phí rất lớn. Tuy nhiên, do
thời gian tàu ở không, neo đậu quá dài, tàu bị xuống cấp
nghiêm trọng. Vì thế ngày 14-6-2006, Nam Triệu phát văn bản
gửi Tập đoàn Vinashin xin bán tàu Bạch Đằng Giang. Được sự
đồng ý từ Tập đoàn, Nam Triệu rao bán với giá khởi điểm
149 tỷ 468 triệu đồng. Đó là giá rao, nhưng ngươì trả cao
nhất cũng chỉ ở mức 75 tỷ.

Không bán được. Nam Triệu tiến hành tháo gỡ toàn
bộ thiết bị trên tàu và bán thanh lý phần thân vỏ tàu để
cưa lấy sắt vụn. Kết quả bán thanh lý vỏ tàu sắt vụn này
thu được 66 tỷ 190 triệu đồng. Phần thiết bị máy tháo ra,
theo biên bản định giá còn khoảng 109 tỷ 660 triệu. Tuy nhiên,
toàn bộ việc định giá chỉ trong nội bộ và cũng không có
cơ sở, trên thực tế thiết bị máy móc này đã không còn sử
dụng được.

Như vậy, nếu không tính giá trị phần thiết bị còn
lại, việc đầu tư mua và "nâng cấp" con tàu Bạch Đằng
Giang đã làm thất thoát 102 tỷ 635 triệu đồng.

(xem tiếp kỳ sau)

Theo Đại Đoàn Kết

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5670), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét