Đối Thoại - Nói hay chưa thể đủ

Người ta thường thấy nhiều quan chức cộng sản Việt nam về
hưu rồi mới bày tỏ những suy nghĩ hay quan điểm rất mới,
rất khác với chính họ khi đang đương quyền. Và đương nhiên
những quan điểm mới hay khác đó rất phù hợp với sự tiến
bộ và lợi ích của dân tộc, đất nước. Điển hình nhất
là cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi về hưu rồi, đã có
những phát biểu rất tiến bộ như: « <em>Có triệu người vui
thì cũng có triệu người buồn</em> » nói về ngày 30 tháng Tư
hoặc « <em>Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ
quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn
giáo nào.</em> » Và gần đây nhất là ông cựu Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Văn An (2001-2006) có những phát biểu về việc
cải cách Hiến pháp cũng rất tiến bộ, đầy tinh thần dân
chủ (1).

Những người quá thận trọng thì cho rằng những phát biểu
của các vị cựu quan chức đó chỉ có thể là trò láu cá
của những kẻ cầm quyền độc đoán sau khi đã ních đầy túi
tham cho bản thân và con cháu của họ hoặc họ lại được
chế độ độc tài toàn trị giao cho một vai trò « trang trí »,
làm đẹp cho chế độ. Người quá lạc quan lại cho rằng
những phát biểu đó có thể là biểu hiện của sự thức
tỉnh lương tâm con người vào lúc cuối đời hoặc là biểu
hiện của sự phản tỉnh của những người đã phải làm
những việc trái với lương tri. Cả hai giả thuyết kiểu quá
thận trọng hay quá lạc quan vừa kể đều có những lý lẽ
riêng khó có thể bác bỏ được. Đối với người thận
trọng thì một phát biểu tiến bộ chưa hẳn đã là biểu
hiện của một động cơ tiến bộ. Còn đối với người lạc
quan thì một nhà độc tài của ngày hôm nay vẫn có thể trở
thành một nhà dân chủ vào ngày mai. Nhưng có một chân lý mà
cả người thận trọng lẫn người lạc quan đều phải đồng
ý là: lời nói cần phải được chứng minh bằng hành động.

Do đó những phát biểu tích cực của các vị cựu quan chức
cộng sản chắc chắn sẽ được lịch sử ghi nhận với những
dấu hỏi lớn gắn vào động cơ thực sự của họ. Ông Võ
Văn Kiệt và nhiều người khác thì đã qua đời rồi nên không
thể làm gì hơn đối với những dấu hỏi to tướng đó của
lịch sử. Nhưng còn nhiều vị quan chức và cựu quan chức
Việt nam khác vẫn còn cơ hội để làm cho lịch sử không còn
phải chụp một dấu hỏi lên tấm bia mộ sau này của họ.
Cần phải làm gì thêm để giúp cho lịch sử có thể khẳng
định những phát biểu tiến bộ vào cuối đời là biểu hiện
của một tiến bộ thực sự là điều không hề khó nếu
những người đó thực sự hiểu rằng lịch sử luôn có những
đôi mắt sắc sảo, nghiêm khắc và công bằng.

(1)
http://www.tuanvietnam.net/2010-06-24-cuu-chu-tich-quoc-hoi-ban-viec-sua-hien-phap

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5654), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét