href="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100726_bacgiang_protest.shtml">BBC
Việt Ngữ</a> vụ này. Tra trên www.youtube.com [với từ khóa
"Bắc Giang"] thì thấy nhiều video liên qua.
Vài lời bàn luận vụ này.
<h2>1) Mầm mống biểu tình bạo loạn: </h2>
Phản kháng là hành vi rất nhiều cách thể hiện. Khi có nhiều
người tham gia thì gọi là biểu tình, là bạo loạn, bạo
động, thậm chí cướp, lật đổ chính quyền...
Từ xưa, ở bất kỳ chế độ nào cũng có những hành vi đó
mà điển hình nhất ta gọi là khởi nghĩa.
Các cuộc khởi nghĩa mà có khi dẫn đến sự thay đổi cả 1
chế độ.
Ngày nay ngay tại Việt Nam, hành vi phản kháng thể hiện rất
đa dạng, nhiều cấp độ khác nhau. Từ những phản ứng nhỏ
lẻ, 1 vài cá nhân đến những vụ lớn hàng ngàn, hàng triệu
người tham gia, có tổ chức hay không có tổ chức, ôn hòa hay
bạo động vũ trang.
Vô vàn nguyên nhân dẫn đến biểu tình, bạo loạn.
Có thể nguyên nhân là do công an gây chết người như vụ Bắc
Giang mới đây. Đây không phải là vụ chết người duy nhất do
công an gây ra đối với người dân. Gần đây đã xảy ra
những vụ việc như thế này với mức độ ngày nhiều. Nó sẽ
là mần mống dẫn đến biểu tình, bạo loạn.
Hành vi đánh hội đồng người vi phạm dẫn đến chết người
là không thể chấp nhận được ở 1 XH vì dân, do dân. Chính
quyền cần kiên quyết tước quân tịch những công an có hành
vi này để bảo vệ uy tín của chế độ.
Tình trạng tham nhũng, tiêu cực mà phần nhiều là đất đai
dẫn đến những bức xúc của dân và đã dẫn tới biểu tình,
bạo loạn.
Biểu tình, bạo loạn đôi khi xuất hiện từ những nguyên nhân
rất thường ngày. Cổ động viên bóng đá Hải Phòng đã gây
ra vụ loạn đả sân cỏ là 1 ví dụ.
Mần mống biểu tình bạo loạn đa phần là có nguyên nhân từ
sự bất công.
<h2>2) Cần công khai thông tin:</h2>
Các vụ gọi là bạo loạn kiểu này xuất hiện rải rác khắp
cả nước và đã được trấn áp kịp thời hoặc không kịp
thời trong thời gian qua. Ví dụ như vụ bạo loạn ở Tây
Nguyên 2004, vụ biểu tình nhiều lần ở Thái Bình, vụ rào
làng cướp chính quyền ở Hạ Vĩ-Thường Tín-Hà Tây 2007, vụ
biểu tình chết người ở Nghi Sơn Thanh Hóa gần đây...
Các vụ này báo chí trong nước không đăng tin. Một cách bưng
bít thông tin không có lợi cho đất nước. Không đăng thì dân
sẽ tìm đến các kênh thông tin khác để đọc, tự nhiên như
1 cách gián tiếp chính quyền đã xui dân như vậy, gián tiếp
làm tăng uy tín cho các luồng thông tin kia. Rất bất lợi. Cứ
đăng công khai lên, thấy các vụ đó đều được trấn áp
thành công 100%, những kẻ cầm đầu đều bị bêu riếu bỏ
tù... thì những kẻ bạo loạn hoặc có ý định bạo loạn sẽ
thấy đó là bài học mà e sợ không dám làm loạn nữa.
Dựa vào truyền thông ngoài nước để giải thích cho dư luận
quốc tế ủng hộ chính quyền là cách làm hay và đã từng
được vận dụng như vụ Thái Bình 1997. Tuy nhiên gần đây
hình như cách này không thấy vận dụng nữa.
<h2>3) Phòng bệnh biểu tình bạo loạn:</h2>
Những vụ việc tiêu cực gây bức xúc lớn có mức độ ảnh
hưởng sâu rộng, có thể dẫn đến hành vi bạo loạn, thậm
chí cướp chính quyền thì lãnh đạo cấp cao nhất cần nhanh
nhạy, xử lý ngay tại chỗ, kiên quyết và triệt để nhằm
răn đe công chúng, đề phòng ngăn chặn sớm bạo loạn.
Chẳng hạn: Cần đề cao cảnh giác, phòng bạo loạn ở Hà
Giang bằng cách xử lý thôi việc ngay đối với những cán bộ
sai phạm, có tên trong danh sách đen... bị dư luận phanh phui.
Vừa qua may mà dân chúng Hà Giang còn hiền lành nên mới yên
tĩnh như vậy. Lỡ ra họ không hiền lành hoặc bị thế lực
thù địch nó xui dại mà nổi lên thì nguy tai.
Còn nhiều biện pháp khác để trấn áp, ngăn chặn biểu tình,
bạo loạn. Có lẽ chính phủ nên làm hẳn 1 hội nghị hay 1
đề án lớn phòng chống bạo loạn biểu tình - tương tự như
đề án chống phòng chống tham nhũng ấy.
<h2>4) Chữa bệnh biểu tình bạo loạn: </h2>
Khi bạo loạn xảy ra, đã có nhiều cách chữa cháy cho vấn
đề.
Vụ Thái Bình 2007 thì ta đã cử lãnh đạo có uy tín về tận
nơi trấn an dân tình, hứa giải quyết và giải quyết vụ
việc khéo léo. Hàng loạt cán bộ gây bức xúc trong dân khi đó
đã bị thuyên chuyển hoặc cách chức, khởi tố.
Vụ Tây Nguyên tháng 4-2004, chính quyền tạm lui trước lực
lượng biểu tình đông đảo. Nhưng khéo léo bắt những đối
tượng cầm đầu manh động nhất. Vài ngày sau là người dân
phải tự giải tán do mỏi mệt, do tuyên truyền vận động. Sau
đó xét xử công khai các đối tượng cầm đầu trước dân 1
cách khoan hồng độ lượng. Ban hành chính sách hoàn trả đất,
bảo vệ điền thổ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cách làm
này rất thành công. Bọn phản động nước ngoài chỉ còn
biết nhìn mà chấp nhận thua.
Nhằm thẳng người dân mà bắn là cách giải quyết vụ Nghi
Sơn Thanh Hóa vừa qua. Cách làm này là hạ sách và nguy hiểm,
gây hậu quả khôn lường, làm biểu tình bỗng chốc bùng phát
thành bạo động mà biểu hiện là nhà cửa của ông chủ tịch
xã bị phá tan nát, và nếu người dân bắt được ông ta thì
không biết chừng họ sẽ phanh thây.
Chưa biết vụ Bắc Giang này sẽ dùng những biện pháp nào.
Trước mắt lãnh đạo tỉnh đã ra mặt đối thoại và hứa
xử lý vụ việc. Sau đó rất cần giải quyết triệt để,
tước quân tịch các đối tượng công an gây chết người,
khởi tố hình sự hành vi giết người, cách chức giám đốc
công an huyện để an dân. (Mới đọc trả của <a
href="http://bee.net.vn/channel/1987/201007/PCT-Bac-Giang-noi-ve-vu-dua-xe-tang-den-UB-tinh-1760753/">ông
Hải Phó Chủ Tịch tỉnh Bắc Giang</a> xem ra ông không thật
thà).
Các vụ nhỏ lẻ mỗi nơi mỗi cách giải quyết: Đàn áp nổ
súng có, vận động hòa giải có, bắt giữ chọn lọc có...
Một xã hội công bằng bác ái, dân chủ kỷ cương, thượng
tôn pháp luật thật sự thì tự nhiên sẽ không còn biểu tình,
không còn bạo động.
Ngược lại thì chúng ta sẽ còn được chứng kiến biểu tình,
bạo loạn, thậm chí là thay đổi chế độ.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5816), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét