Nguyễn Văn Tuấn - Vài so sánh về tri thức giữa Việt Nam và Thái Lan

Hôm qua tôi có trích lại thông tin của <a
href="http://nguyenvantuan.net/news/6-news/1008-thai-lan-co-hon-loan-nhu-ta-tuong">một
người am hiểu tình hình bên Thái Lan</a> cho thấy thành
tựu trong kì thi toán quốc tế của ta đang thua Thái Lan.
Hôm nay, một đồng nghiệp tôi cung cấp thêm thông tin cho
thấy chúng ta đã thua Thái Lan từ năm 2008! Nhưng mầm
mống thua thì bắt đầu từ năm 2006.

Biểu đồ dưới đây cho thấy xu hướng về hạng Olympic
toán của ta và Thái Lan đối nghịch nhau. Trước 2007,
Việt Nam được xếp hạng cao hơn Thái Lan, nhưng sau 2007
thì Thái Lan hơn ta. Điều đáng chú ý là tính từ
khoảng năm 2000, thứ hạng của Thái Lan trong kì thi Olympic
toán có xu hướng tăng rất nhanh, nhưng Việt Nam thì có xu
hướng giảm chậm. Rất khó tiên đoán thứ hạng trong
những năm sắp tới, nhưng với xu hướng này thì chúng
ta có lẽ sẽ thua họ dài dài.

<img src="/files/u1/sub01/imoranking.jpg" width="600" height="464"
alt="imoranking.jpg" />

<span class="underlined-text">Ghi chú:</span>

- Việt Nam lần đầu tiên tham gia kỳ thi này là năm 1974, Thái
lan là năm 1989

- Mốc thời gian 2006 tới 2010 là thời kỳ ông Nguyễn Thiện
Nhân làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Nhưng chúng ta có cần tranh đua với họ về mấy huy
chương Olympic? Theo tôi thì không. Trong bất cứ nước nào,
có thể xem tình hình giáo dục như là một biểu đồ
phân phối chuẩn (Normal distribution), với phần đông học
sinh ở chung quanh trung tâm biểu đồ, một số nhỏ ở hai
bên điểm thấp và điểm cao của biểu đồ. Các em học
sinh chiếm những huy chương trong các kì thi Olympic đương
nhiên là những em rất thông minh và học giỏi. Nhưng con
số huy chương đó và số học sinh giỏi như thế không
phải là bộ mặt của nền giáo dục quốc gia. Thước
đo khách quan để so sánh trình độ giáo dục giữa hai
nước là số trung bình và độ dao động giữa 2 nước.
Thật ra, thước đo tốt hơn nữa là những chỉ số
phát triển do Ngân hàng Thế giới (World Bank) phát triển.
Nếu sử dụng những chỉ số như kinh tế tri thức, sáng
tạo, phát triển giáo dục, v.v… thì Việt Nam ta đều thua
Thái Lan (xem bảng dưới đây):

<table><tr><td>Chỉ số</td>
<td>Việt Nam</td>
<td>Thái Lan</td>
<td>Singapore</td></tr>

<tr><td>Knowledge economy index (chỉ số kinh tế tri thức)</td>
<td>3.51</td>
<td>5.52</td>
<td>8.44</td></tr>

<tr><td>Chỉ số sáng tạo (innovation index)</td>
<td>2.72</td>
<td>5.76</td>
<td>9.58</td></tr>

<tr><td>Chỉ số phát triển giáo dục</td>
<td>3.66</td>
<td>5.58</td>
<td>5.29</td></tr>

<tr><td>Chỉ số phát triển con người (human development
index)</td>
<td>0.725</td>
<td>0.783</td>
<td>0.944</td></tr></table>

<span class="underlined-text">Nguồn</span>: <a
href="http://info.worldbank.org/etools/kam2/KAM_page5.asp">World Bank</a> và
<a
href="http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_Human_Development_Index">UNDP</a>
(<em>Lưu ý: Các thông số trên đây đã được BBT Dân Luận thay
đổi lại sau khi kiểm tra các nguồn thông tin</em>).

Việt Nam chúng ta hình như có xu hướng thích… chơi nổi.
Chúng ta có cả một hệ thống huấn luyện các học sinh
trung học chỉ để giành các huy chương Olympic về toán,
hóa, lí, tin học, v.v… Cũng cần nói thêm rằng những
giải này dành cho học sinh trung học, chứ không phải đại
học. Những thành tựu về con số huy chương trong các kì
thi đó cũng đáng mừng, nhưng nó chỉ mang tính cá nhân,
chứ chẳng nói lên khả năng tri thức của một quốc gia.
Ấy thế mà có một quan chức cao cấp của Bộ Giáo
dục và Đào tạo xem số huy chương Olympic là một thước
đo về thành tựu giáo dục. Nhưng đó chính là một sai
lầm của ta: sai lầm về sử dụng một thước đo thiếu
tính đại diện.

Đã đến lúc chúng ta bỏ đi tư duy chạy theo những thành
tích huy chương dành cho học sinh trung học (có thể nói
là… trẻ con), mà nên tập trung công sức cho những chiến
lược nâng cao trình độ tri thức của quốc gia và tạo ra
"critical mass" để chúng ta có thể cạnh tranh ở bình
diện lớn hơn và lâu dài hơn.

NVT


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5748), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét