/></center>
Năm 1995, kỷ niệm lần thứ 50 Quốc khánh nước CHXHCN Việt
Nam, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan,
Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan tổ chức một cuộc biểu
diễn lớn phục vụ cộng đồng tại Cung Văn hóa và Khoa học
ở thủ đô Warszawa, Ba Lan.
Lúc bấy giờ, là phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp, tôi nằm
trong Ban tổ chức lo toan các thủ tục ăn ở, đi lại cho đoàn
trong nước qua Ba Lan biểu diễn. Ngoài MC là hoa hậu Hà Kiều
Anh còn có các nghệ sĩ, ca sĩ Trần Bình, Trần Tiến, Mỹ Linh,
Thanh Lam, Thu Hiền, Trung Đức, Quốc Trung…
Sau khi tiễn đoàn nghệ thuật đi, ngồi quyết toán thu chi với
nhau, chúng tôi bị lỗ chỏng vó khoảng 7 ngàn đô la (không kể
tiền quà cáp, tiền shopping – ai ham phục vụ người đẹp thì
ráng chịu), và chia đều lỗ ra cho từng người trong… ban tổ
chức! Tất nhiên, chúng tôi vẫn vui vẻ và dặn nhau cương
quyết không tiết lộ cho các… bà xã biết!
Buổi biểu diễn này được nhiều người trong Đại sứ quán
Việt Nam và những người ủng hộ Tòa đại sứ phấn khích xem
như một động tác đáp trả lại buổi biểu diễn nghệ thuật
trước đó, cũng tại thủ đô Warszawa, cách thời điểm này
không lâu, của đoàn ca sĩ hải ngoại, do một số doanh nhân
người Việt ở Ba Lan và Đức phối hợp mời.
Nhạc hội được tổ chức tại Phòng Nghị hội của Cung Văn
hóa và Khoa học.
Cung Văn hóa và Khoa học nằm ngay giữa trái tim của Thủ đô Ba
Lan – nói theo ngôn ngữ thời cộng sản – là món quà của
nhân dân Liên Xô tặng nhân dân Ba Lan. Chính vì thế, sau 3 năm
xây dựng, ngày 22/07/1955 khi đưa vào sử dụng, người ta gọi
đầy đủ là "Cung Văn Hóa và Khoa học mang tên Stalin".
"Cung Văn hóa và Khoa học" là một khối kiến trúc đồ sộ
cao 230,68 mét, 42 tầng, dung tích 817 ngàn mét khối, tiêu thụ
lượng điện bằng một thành phố 30 ngàn dân, với 3.288 phòng
ốc, trong đó có nhiều nhà hát, rạp chiếu phim, phòng triển
lãm…
Sau khi Ba Lan giành được tự do, dân chủ tên Stalin bị xóa,
chỉ giữ lại phần đầu – Cung Văn hóa và Khoa học – trở
thành đề tài gây xung đột trong ý thức của xã hội Ba Lan.
Ngang ngửa nhau. Một bên đòi đập bỏ biểu tượng của cộng
sản tai chướng trong lịch sử Ba Lan. Một bên khác cương
quyết giữ lại vì nó mang lại lợi ích kinh tế cho thủ đô,
vừa là một công trình lớn.
Sau hơn một thập kỷ, tranh cãi dường như được chấm dứt
vào năm 2006, khi Ủy ban Bảo vệ Di tích Cổ ghi Cung Văn hóa và
Khoa Học vào danh sách di tích lịch sử.
Bây giờ thì người ta chỉ còn tìm cách xây dựng các công
trình bao quanh nó. Giống như kiến trúc của chủ nghĩa tư bản
sẽ bao vây và lấn lướt tòa nhà của chủ nghĩa cộng sản,
các công trình lớn dần dần mọc lên trên quảng trường rộng
lớn này như các khách sạn Mariotte, Intercontinetal, tổ hợp văn
phòng-dịch vụ kềnh càng của ING Hà Lan, trụ sở Bank Austria
Creditanstalt, và sắp tới đây là Bảo tàng Nghệ thuật Hiện
đại, cùng với nhiều dự án khác trong tương lai.
Phòng Nghị Hội của Cung Văn hóa và Khoa học là nơi tổ chức
các hội nghị, các buổi biểu diễn nghệ thuật, thi Hoa hậu Ba
Lan… Thời cộng sản thường được sử dụng cho các Đại
hội đảng cộng sản Ba Lan. Nơi đây, nếu tính cả chỗ ngồi
trên ban-công, các lô riêng dành cho VIP, có thể chứa tới gần
3 ngàn người, với trang thiết bị ánh sáng và âm thanh chuyên
dụng hoàn hảo.
Trong buổi diễn hôm ấy, ca sĩ Khánh Ly đã xúc động phát
biểu trước khán giả người Việt ngồi chật cứng phòng
diễn rằng, trong cuộc đời biểu diễn nghệ thuật của mình,
chưa bao giớ Khánh Lý được hát trên một sân khấu bề thế
và sang trọng như ở Ba Lan.
<div class="boxright300"><img src="/files/u1/warsaw_cult_palace_night.jpg"
width="300" height="379" alt="warsaw_cult_palace_night.jpg" /><div
class="textholder">Warsaw Cult Palace By Night - Ảnh:
Wikipedia.pl</div></div>
Có rất nhiều các ngôi sao trong làng ca sĩ hải ngoại, nhưng có
lẽ gây ấn tượng nhất sau Khánh Ly là Linda Trang Đài với
những bài hát, phục trang và khiêu vũ sôi động, bốc lửa,
một hình ảnh chưa quen vào giai đoạn ấy trên sân khấu miền
Bắc. Thằng con trai tôi bấm máy lia lịa, để sau đó về in
thành hình và hãnh diện treo khắp phòng ngủ của nó!
Trước buổi diễn, lúc bấy giờ bà Đại sứ T. họp chi bộ
Đảng cấm các đảng viên cộng sản không được mua vé xem
diễn và trao (không chính thức) cho họ nhiệm vụ phổ biến,
nhắn nhủ mọi người tẩy chay.
Mặc dù có quan hệ thân thiết với bà Đại sứ, tôi chẳng
phân vân chút nào, mua vé (khá đắt) cho cả gia đình và còn
rủ rê nhiều người nữa. Ngoài tôi, lác đác dăm ba người
khác cũng không nghe lời Sứ quán, tuy nhiên hầu như đảng
viên, nghiên cứu sinh nằm nhà vì ngại liên lụy.
Cái mà Đại sứ quán Việt Nam sợ nhất là các ca sĩ hải
ngoại sẽ thông qua tác phẩm của mình, phổ biến tuyên truyền
tinh thần chống Cộng, phản động.
Trong buổi biểu diễn, các nghệ sĩ hải ngoại đã chinh phục
khán giả một cách kinh ngạc chỉ bằng các bài hát về quê
hương, đất nước, về thân phận con người, về tình yêu,
tuổi trẻ… Không một chút chính trị nào! Các bàn hoa ngoài
hành lang phòng diễn bán hết sạch. Người ta phải chạy ra
ngoài mua thêm. Riêng ca sĩ Khánh Lý ôm cả một rừng hoa hồng
và phải hát theo yêu cầu khán giả liên tiếp trong tiếng vỗ
tay ầm vang, làm đảo lộn cả chương trình.
Kết quả thành công ngoài tưởng tượng, niềm hân hoan cũng
như cái hồn đọng lại trong lòng bà con qua buổi diễn thực
sự là cái tát vào những người có suy nghĩ ấu trĩ, hẹp hòi
và đầy mặc cảm thù hận về các ca sĩ hải ngoại.
Từ sau cuộc biểu diễn này, hàng năm, các ca sĩ hải ngoại
trong các chuyến lưu diễn ở châu Âu thường xuyên ghé Ba Lan
và trở thành sinh hoạt văn hóa bình thường của cộng đồng.
Tôi qua Mỹ không còn nhớ bao nhiêu lần nữa và có cơ hội trò
chuyện với nhiều người chống Cộng nổi tiếng, thứ thiệt
ở đây, từ phó thường dân đến cựu sĩ quan cao cấp và cả
những người đang nằm trong lãnh đạo cộng đồng ở một số
tiểu bang.
Tôi tranh cãi với họ về phương pháp. Tôi rất ủng hộ họ
(thậm chí tham gia) biểu tình phản đối các lãnh đạo cộng
sản Việt Nam qua Mỹ, bởi vì các cuộc biểu tình này hợp
pháp và đánh động tích cực lên sự chú ý của nhân dân Mỹ,
báo chí truyền thông và chính phủ Mỹ trước những vi phạm
nhân quyền và đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ của Đảng
cộng sản Việt Nam.
Tôi cũng ủng hộ cộng đồng hải ngoại tẩy chay những cuộc
trình diễn văn hóa của các ca sĩ Việt Nam được tổ chức ở
nước ngoài bằng ngân sách của nhà nước. Nếu cho rằng, đây
là hành động nằm trong Nghị quyết 36 của Đảng cộng sản
Việt Nam thì quá rõ ràng.
Chống Cộng, tức là chống chủ nghĩa cộng sản và tập đoàn
cộng sản Ba Đình là hoàn toàn đúng, hợp với xu thế của
thời đại. Chẳng vậy mà Nghị viện châu Âu, nơi đẻ ra chủ
nghĩa quái thai này, đã ra phán quyết chủ nghĩa cộng sản là
tội ác của nhân loại đó sao.
Thế nhưng, chống như thế nào và vào đối tượng nào mới là
đáng bàn. Với những buổi biểu diễn riêng lẻ của các ca sĩ
từ Việt Nam qua Mỹ, được tổ chức trong khuôn khổ cá nhân,
mang mục đích kinh doanh thuần túy, cần sáng suốt đánh giá
trước khi có động thái bất xứng.
Tôi biết khá nhiều người trong giới văn nghệ sĩ ở Việt
Nam. Đàm Vĩnh Hưng tôi xem như thứ nhóc con và hoàn toàn có
thể liệt cậu ta vào đám ca sĩ có tham vọng, sống hoàn toàn
theo chủ nghĩa thực tế và cơ hội. Để yên thân, được
lướt đà danh vọng không bị cản trở và có tiền bỏ túi,
không chỉ Đàm Vĩnh Hưng, mà nhiều nhân vật "xướng ca vô
loài" khác có thể hát các bài ca ngợi Đảng và Hồ Chí Minh
ngon lành ở Việt Nam. Thậm chí hát say sưa! Thế nhưng, ra khỏi
sân khấu, hỏi Hồ Chí Minh sinh và chết năm nào, đa phần trong
họ không biết, mà họ cũng chẳng quan tâm. Nếu tâm đầu ý
hợp, uống vài ly là loại này có thể chửi Đảng và Hồ Chí
Minh cũng hay như hát. Đây là sự thật.
Đàn ông, nam nhi quân tử, mà phải cải trang làm đàn bà để
tặng hoa rồi tấn công một tay ca sĩ sến, trói gà chưa chặt
như Đàm Vĩnh Hưng, vừa kỳ cục, non tay, vừa phí công và
chẳng mang lại tác động chống Cộng nào thiết thực. Ngược
lại còn gây phản cảm và bực tức, thậm chí bị mỉa mai
bởi dư luận trong nước. Nhà báo Trương Duy Nhất trong bài
"Nhân chuyện Mít Đàm" nói câu đầy trách móc: "Chống
Cộng sản thì nhè mấy ông Cộng sản mà chống, chứ đi chống
chi mấy anh chàng tóc vàng hát nhạc sến như Đàm Vĩnh Hưng –
Những cô cậu ca sĩ mà ngay cả cái chữ "Cộng sản" là gì
có khi còn không giải nghĩa được?". Bài này được nhiều
trang web, blogs, kể cả các trang pro-cộng sản đăng lại, trong
đó có cây điếm bút, chuyên nghề châm chọc, khiêu khích
người Việt hải ngoại là Tổng biên tập tờ "Thể Thao TP
HCM" Hồ Thu Hồng.
Nói cho cùng, người Việt hải ngoại (trong đó có tôi) chống
Cộng giỏi bao nhiêu chăng nữa thì cũng chỉ là yếu tố hỗ
trợ. Đất nước có dân chủ hay không là do dân chúng trong
nước quyết định. Nếu ai đó nhân danh dân chủ, tự do chân
chính cho Việt Nam thì không thể bỏ qua yếu tố này.
Cứ nghĩ ai sống trong chế độ cộng sản thì đều là cộng
sản hết, không nhiều thì ít, là nhầm to, nhầm khủng khiếp,
nhầm đau đớn. Nhắm mắt tẩy chay tuốt tuột sẽ có lúc bị
quê xệ một cục như bà Đại sứ T. ở Ba Lan từng chống ca
sĩ hải ngoại.
Cố nhân có nói: Ném chuột đừng để làm vỡ bình ngọc, là
thế. Huồng hồ đây là con chuột nhắt, chẳng cần mất công
đuổi. Nếu chuột sống dơ, láu cá, mặt trơ trán bóng, sẽ có
ngày mèo chén thịt nó. ■
Ngày 23/07/2010
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5778), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét