Câu chuyện Vinashin: Kẻ chết đuối cứu kẻ chết trôi

<center><img src="/files/u1/sub01/4781742993_5381571dd7.jpg" width="500"
height="375" alt="4781742993_5381571dd7.jpg" /> </center>

<center><em>Con tàu Vinashin liệu có kéo nhiều con tàu khác chìm
theo?</em></center>

Theo một quan chức lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
(Vinalines), hiện họ đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng
hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới chưa phục hồi.
Cụ thể giá dầu tăng cao gần 80 USD/thùng, giá cước nói chung
là quá thấp, chỉ bằng 30-40% so với năm 2008, cước tàu
container hiện chỉ chiếm 30% giá thành, cước tàu dầu chỉ
chiếm 20% giá thành, thấp hơn nhiều so với năm 2008. Giá cước
hàng rời tuy cao hơn cũng chỉ bằng 40-50% so với trước khi
khủng hoảng diễn ra.

Tình hình này vốn đã khiến Vinalines lâm vào cảnh khó khăn
trăm bề. Nay lại cộng thêm gánh đỡ mục tiêu "tái cấu
trúc" cho Tập đoàn Vinashin, phải nhận chiếc tàu Hoa Sen đang
nằm "đắp chiếu" tại cảng Cam Ranh, cùng nhiều chiếc tàu
cũ nát khác mà khoản nợ khổng lồ của các doanh nghiệp
Vinashin được điều chuyển sang Vinalines.

Vụ mua chiếc tàu khách nhưng thực chất là một chiếc phà
chạy biển giá 1.390 tỷ đồng, cũng như đóng con tàu chở sà
lan Lash Sông Gianh có giá trị trên 400 tỷ hiện đều không sử
dụng được. Nếu đem bán sắt vụn theo thực giá hiện nay
trên thế giới khoảng 150 tỷ cho cả 2 con tàu này.

Trong lúc đó phía Trung Quốc đang siết nợ 2 con tàu Vinashin
Eagle và Vinashin Phoenix trị giá lúc mua năm 2007 là 629,4 tỷ, vì
chưa hoàn trả tiền nợ hơn 10 triệu USD nên bị chính quyền
cảng Thượng Hải và Thiên Tân (Trung Quốc) cầm giữ.

Ngoài ra, một con tàu khác là Vinashin Sky do Việt Nam đóng cũng
đang bị bắt giữ tại cảng Haldia Ấn Độ từ ngày 3-11-2009
đến nay chưa thả.

Đã vậy, ông Trần Văn Liêm, trên cương vị Tổng giám
đốc công ty vận tải viễn dương Vinashin (hiện là Ủy viên
HĐQT của Tập đoàn Vinashin) còn mua thêm 9 con tàu khác có giá
trị gần 200 triệu USD. Mà 9 con tàu ông Liêm mua đều là tàu
cũ, tuổi tàu cao, khai thác không đạt hiệu quả. Nếu đem bán
với giá hiện tại so với thực giá của thị trường thế
giới thì chỉ còn 1/4 giá trị so với lúc mua (giá sắt vụn +
7-9%).

Theo ước tính, tổng số vốn nhà nước chuyển giao cho Công ty
vận tải viễn dương Vinashin là hơn 400 triệu USD. Tính đến
thời điểm hiện tại, theo đánh giá sơ bộ chỉ còn lại
không quá 50 triệu USD (sau khi đã trừ hết tất cả các khoản
nợ).

Vì thế, việc Chính phủ "tái cấu trúc" Vinashin,
quyết định chuyển một số đơn vị của Tập đoàn Vinashin
sang Tập đoàn hàng hải Việt Nam Vinalines trong thời điểm này
chẳng khác gì kẻ sắp chết đuối cứu người chết trôi.

Và như vậy, đương nhiên đã đặt phía Vinalines vào
tình thế tiến thoái lưỡng nan, tất yếu sẽ dẫn đến hiệu
ứng domino…

Mặt khác, trong khi quân đội, ngân sách quốc phòng
không hiện đại nổi những hạm đội tàu chiến canh giữ
trước tình hình phức tạp của biển Đông, thì một núi tiền
khổng lồ lại được ném cho Vinashin mua những con tàu nát!

_______________

(Nguồn: Đại Đoàn Kết)


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5646), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét