Bút Lông - Đuổi học: Sự đầu hàng của giáo dục!

Trước nhiều biện pháp xử lý học sinh, Thiếu tướng Phạm
Thanh Đàm, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội, lo lắng:

"<em>Tôi rất băn khoăn về con số 735 học sinh bị buộc thôi
học mà Bộ GD&ĐT báo cáo, dù là buộc thôi học có thời hạn.
Vấn đề là trong thời gian các em thôi học, ai sẽ chịu trách
nhiệm giáo dục các em? Sau thời gian buộc thôi học, liệu các
em có đi học trở lại hay lại lang thang, lêu lổng, trở thành
gánh nặng cho xã hội?</em>"

Sự lo lắng của người chịu trách nhiệm phòng chống tội
phạm, giữ gìn trật tự xã hội có lý do từ thực tế: Một
số vụ án đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra đều do học
trò bỏ học gây nên.

Đuổi học được xem là hình thức kỷ luật "nghiêm" nhất
mà ngành giáo dục có thể áp dụng. Bản báo cáo của Bộ về
tình trạng học sinh đánh nhau đã mổ xẻ kỹ ba nguyên nhân
lớn gây nên tình trạng này: Do chính bản thân các em hiếu
động, sự thiếu quan tâm của gia đình, tác động từ xã
hội. Phần trách nhiệm của nhà trường, Bộ chỉ nêu vắn
tắt, thiên về "than nghèo, kể khổ" điều kiện vật chất
hạn chế, thiếu kinh phí cho hoạt động ngoại khóa (việc giáo
viên dùng bạo lực với học trò chỉ nêu một dòng).

Dĩ nhiên, ba chủ thể nói trên đều khó loại trừ sự "liên
can" song ai cũng đồng tình rằng khi nhà trường từ chối
học sinh thì đó là biểu hiện của sự bất lực, bởi "sản
phẩm" của giáo dục chính là con người hoàn thiện về văn
hóa và nhân cách.

Không ai muốn con cái mình thất học, lại càng không bao giờ
muốn nó là trẻ hư nhưng rõ ràng không phải cha mẹ nào cũng
đủ năng lực dạy con bởi họ còn phải đảm trách nhiều
công việc khác theo chuyên môn và trong phân công xã hội, ngành
giáo dục có nhiệm vụ "trồng người".

Trong hội nghị vừa qua có ý kiến hiếm hoi của hiệu trưởng
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (HN) đã can đảm tự nhận trách
nhiệm về phía nhà trường. Sở dĩ có việc này vì trường
của ông thường tiếp nhận các học sinh "cá biệt" từ nơi
khác nên từng phải mời công an đến gác, nay tỉ lệ đậu
tốt nghiệp đến 95%. Suốt năm năm qua, trường đưa vào nhiều
môn học dạy "Giá trị sống", "Kỹ năng sống" với mục
tiêu ban đầu là gây chú ý, tạo hứng thú, dần dần hình
thành nề nếp cho học sinh.

Đuổi học là cách dễ làm nhưng dạy thành người là khó.
Điều ấy không phải ai cũng nhận ra, kể cả nhiều người
trong ngành sư phạm.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5848), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét