Đào Tuấn - Trám "Mông" cho Thánh Gióng

Có vẻ như bức tượng Thánh Gióng sắp được đục thủng
để trám vào trong đó một trái tim bằng vàng. Sáng nay, đã có
3 tờ báo đăng tải câu chuyện thêm tim cho Thánh Gióng. Lao
Động: <a
href="http://www.laodong.com.vn/Home/Duc-tim-tuong-Thanh-Giong/20107/191927.laodong">Đúc
tim tượng Thánh Gióng</a>. VNN giật tít: <a
href="http://www.baomoi.com/Info/Duc-tuong-Thanh-Giong-Ton-vinh-khi-phach-dan-toc-Viet/121/4533160.epi">Tôn
vinh khí phách dân tộc Việt</a>. Còn <a
href="http://www.baomoi.com/Info/Duc-tim-tuong-Thanh-Giong-Ket-tinh-long-yeu-nuoc-suc-manh-doan-ket-dan-toc/121/4574839.epi">Đại
Đoàn Kết</a> thì cho rằng việc đúc tim này là "Kết tinh lòng
yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc".

Tại hạ ngồi trong cuộc họp giao ban đầu tuần tự hỏi không
biết người ta sẽ làm thế nào để bà con dân chúng cô bác xa
gần biết trong ngực Ngài có trái tim mà không phải móc ra làm
đuốc như Đanko! Hay là phải tổ chức triển lãm trái tim Thánh
Gióng trước khi trám trong ngực đồng? Hay là phải có thêm
một tấm biển gắn dưới bụng Ngài, rằng: Nơi đây có trái
tim Thánh Gióng bằng vàng nguyên khối do nữ tín chủ Nguyễn
Thị Thoa, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần
tư bất động sản ATS cung tiến?

Trên Lao động, bà Thoa phát biểu: <em>Đức Thánh mãi mãi sống
trong lòng người dân đất Việt, sự sống ấy biểu hiện ở
trái tim của Ngài. Vì thế, việc đúc tim tượng là thể hiện
sự tôn kính người anh hùng của dân tộc. </em>

Trên VNN, bà Thoa khẳng định: <em>Tất cả các tượng đài từ
trước đến nay người ta có thể không nghĩ đến việc đúc
tim vì những lý do này khác. Nhưng đây là Đức Thánh Gióng,
biểu tượng của cả dân tộc nên việc đúc trái tim là việc
vô cùng quan trọng và nhất thiết phải làm. Tim tượng là tâm
hồn, là linh hồn tạo ra sự linh thiêng cho bức tượng.</em>

Đại Đoàn Kết nói cụ tỷ nhất: <em>Ngài là nhân thoại
được nhân dân tôn kính bằng huyền thoại dân tộc và tinh
thần, ý chí của Ngài đã thấm sâu vào tiềm thức của mọi
người dân đất Việt. Vì vậy, đúc tim Ngài là đúng đạo
lý.</em>

Cứ theo đạo lý trên Lao động thì những pho tượng không tim
(mà hình như cổ kim đông tây chưa thấy ở đâu, chưa thấy
thời nào nói đến chuyện tim tượng) thì đều là không có
"sức sống". Hoặc, như lý luận VNN thì đó đều là những pho
tượng không "tâm hồn", không nốt cả sự linh thiêng?.
"<em>Đúc tim ngài là đúng đạo lý</em>", cũng có nghĩa không
đúc tim cho ngài là vô đạo?

Thật rối như mớ bòng bong. Thật đúng là thứ lý luận:
<em>Tim nằm bên trái nên được gọi là trái tim</em>

Ngoài chuyện "đúc tim", bà Giám đốc, từng nổi tiếng với
dự án tâm linh Sen Việt cho rằng Công ty ATS thừa sức đúc
một quả tim tượng bằng vàng nguyên khối, nhưng đã không cho
phép mình làm thế... Bởi: Việc yểm tâm tượng và đúc trái
tim Thánh Gióng là biểu lộ ý chí của toàn thể dân tộc ta,
thể hiện việc làm đồng tâm hiệp lực của dân tộc Việt
Nam. Do đó, sự đóng góp công của dù ít hay nhiều của mọi
tầng lớp nhân dân vào công việc này là một yếu tố cần
thiết thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Xem ra đứa nào không góp vàng đúc tim đúng là phường bá
đạo!

Một thông tin sốt dẻo nữa là từ nay, bản quyền mẫu tượng
cũng đã được mua đứt. "<em>Tôi mong muốn tượng Đức Thánh
Gióng phải là duy nhất linh thiêng nên đã thống nhất với nhà
điêu khắc Nguyễn Kim Xuân nhượng lại bản quyền mẫu
tượng</em>". Có lẽ sau khi đúc xong tim, bà Dung sẽ đặt thêm
một tấm bảng để cảnh cáo những kẻ có ý định "đạo
tượng", rằng: Mọi hành vi in sao dưới mọi hình thức là vi
phạm pháp luật và có thể bị kiện ra tòa dân sự, thậm chí,
trừng trị theo hình luật.

Lẩn thẩn trên gúc gồ, Tại hạ bỗng nhiên tóm được một
cách lý giải về trái tim, nhưng, xét theo "lý luận trái tim
Thánh Gióng", là cách lý giải vô cùng... "phản động". Một
giáo sư của Đại học Salem, Mỹ, ông Galdino Pranzarone cho biết
ông đã phân tích các bằng chứng lấy từ... thần thoại Hy
Lạp và nhiều nguồn thông tin khác để rút ra kết luận biểu
tượng trái tim có thể được lấy cảm hứng từ chính hình
dáng của cặp mông người đàn bà (nhìn từ phía sau).
"<em>Biểu tượng trái tim gồm 2 thuỳ có thể tương ứng với 2
tâm nhĩ và tâm thất trong quả tim, nhưng bộ phận này chưa bao
giờ có màu đỏ sáng và không hề có sự lõm vào ở đỉnh hay
vuốt nhọn ở cuối</em>". Pranzarone cho ra rằng người Hy Lạp
và La Mã cổ đại có thể đã liên tưởng hình dáng cơ thể
người phụ nữ với hình trái tim. Người Hy Lạp vốn thường
gắn liền cái đẹp với đường cong cặp mông người phụ
nữ. "<em>Nữ thần sắc đẹp của Hy Lạp Aphrodite rất đẹp,
nhưng đặc biệt cặp mông của nàng thì vô cùng quyến rũ...
Đôi hình bán cầu tròn trịa của nàng được người Hy Lạp
tôn sùng đến mức họ xây dựng ngôi đền mang tên Aphrodite
Kallipygos, có nghĩa là 'Nữ thần với cặp mông tuyệt đẹp'.
Đó có thể là công trình tôn giáo duy nhất trên thế giới
dành để tôn thờ cặp mông</em>".

Bá đạo quá. Không lẽ tượng Thánh Gióng, một trong tứ bất
tử lại là công trình tôn giáo thứ hai!?

Sách Đại việt sử ký, đoạn chép về Thánh Gióng, không một
câu một chữ đao to búa lớn nói về trái tim, hay tấm lòng
của Ngài. Hành động của ngài vĩ đại ở sự giản dị, như
việc đứng lên chống lại quân xâm lược đang giày xéo quê
hương mình mà mỗi người dân đất Việt đều đã, đang, và
sẽ làm. Bắt ngài phải có một trái tim, dù người có ý
tưởng quái thai này là người có tiền, và cũng có thể có
tâm, chả khác làm cho ngài lạc loài với cả trăm ngàn "đồng
loại" khác.

Vả lại, chỉ vì có tiền mà người ta có thể kệch cỡm tới
mức đúc nhét những quả tim, dù là vàng khối, vào những pho
tượng thiêng liêng thì ai có thể dám chắc sẽ không có những
ý tưởng khác. Chẳng hạn gắn thêm "tí nhau" để bà con biết
pho tượng đó là nam, chứ không phải là nữ.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5736), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét