từ CN Mác, hoặc "CN Mác –Lê". CNXH đích thực sẽ nhất
định thắng lợi.</strong>
Lâu nay tôi cứ tưởng (<em>chết ở chỗ cứ tưởng đó</em>)
Chủ nghĩa xã hội là sản phẩm chính trị của riêng Mác,
Ănghen, và Lênin, vì vậy nghiễm nhiên tin rằng nó đương nhiên
là giai đoạn đầu của CN Cộng sản. Nhưng thực ra đó lại
là một sự hiểu lầm hoàn toàn. Do đã đồng nhất CNXH với
"CN Mác – Lê", nên khi người ta căm hận về những biện
pháp tàn bạo, cay nghiệt của CM vô sản quá tả đã diễn ra
ở chỗ này chỗ kia dưới danh nghĩa CN CS, nên người ta cũng
căm ghét lây luôn cả sang CNXH!
Theo nhận thức mới thì tư duy về môt chủ nghĩa, mà sau này
dần dần hình thành chính thức, được nhiều triết gia cổ
điển (không thật rõ chính xác là ai đầu tiên) đặt tên là
CNXH, nó đã có từ hàng ngàn năm trước đây, từ khi Mác chưa
ra đời (*). Theo đó CNXH là một lý tưởng tốt đẹp của chung
toàn Nhân loại, một ước muốn tốt đẹp về một xã hội
cộng đồng, mang đầy đủ đặc điểm của một xã hội dân
chủ, công bằng, tự do, hạnh phúc, văn minh của cả Loài
người (Đối nghịch lại với CN cá nhân, với CN dân tộc hẹp
hòi, ích kỷ). CNXH là kết quả một quá trình tiến hoá tự
trưởng thành của toàn Nhân loại. Quá trình này là lâu dài,
gian khổ, có lúc rộ lên, có khi xẹp xuống, tích luỹ, đúc
kết từ những bài học thắng lợi, rút kinh nghiệm từ những
nguyên nhân thất bại đổ máu của rất nhiều nước, của
rất nhiều thế hệ... kéo dài từ rất lâu, từ trước khi có
Mác!
Khi gặp Chủ nghĩa Mác (mới xuất hiện gần 162 năm trước
đây), những người theo CNXH đã lấy CN Mác làm lý luận dẫn
đường. Nếu Chủ nghĩa Mác có 2 phân kỳ tiến hoá khác nhau
như đã nói ở trên, thì CNXH cũng bị ảnh hưởng bởi sự
diễn biến và trưởng thành của CN Mác với 2 phân kỳ như
đã xẩy ra. Vì vậy đã xẩy ra chuyên có mô hình XHCN theo
những biện pháp quá tả, bạo lực (Phân kỳ I) và có cả mô
hình XHCN theo đường lối đấu tranh phi bạo lực như Mác đưa
ra ở phân kỳ II.
Đối với Lênin: Nhận thấy tại Nga, thời cuối thế kỷ 19,
đã đủ chín mùi để giai cấp công nhân có thể lật đổ
chế độ Nga hoàng lạc hậu, phản tiến bộ - một mắt xích
yếu nhất của hệ thổng TBCN – Lênin đã vận dụng Mác ở
phân kỳ I (Quốc tế CS I) và đã thành công trong đấu tranh
bạo lực đập tan chế độ quân chủ Nga hoàng dành chính
quyền về tay giai cấp công nhân và lập nên chế độ xô
viết. Lênin đã hoàn thành phân kỳ I của chính Ông một cách
tuyệt vời. Và chính Lênin đã thành lập lại Quốc tế Cộng
sản, và gọi là Quốc tế Cộng sản III (dùng trở lại tính
ngữ cộng sản) về cơ bản là theo đường lối đấu tranh
bạo lực của QT CS I. Nhưng vì lòng căm thù của giai cấp công
nhân (đối với g/c tư sản) chỉ có sức mạnh chủ yếu trong
tàn phá, chứ chưa đủ để kịp sản sinh ra sự sáng tạo trong
xây dựng hoà bình, nên chỉ sau mấy năm chính quyền xô viết,
chính Lênin đã phát hiện ra những chỗ bất cập, sai lầm của
đường lối Quốc tế CS I: phá tan những cái cũ, không tiếp
thu, không thừa kế thành tựu nhiều mặt của CNTB (vi phạm quy
luật tính liên tục, kế thừa của quá trình tiến hoá), và
không chỉ có thế... nên nguy cơ tụt hậu và có thể sẽ tự
diệt vong là rất rõ ràng. Bởi vậy, cũng tự vượt qua chính
mình, Lênin đã nhanh chóng chuyển sang phân kỳ 2 của chính Ông
với chính sách kinh tế mới: kế thừa, hợp tác, liên kết,
vận dụng các thành tựu nhiều mặt của CNTB để xây dựng
CNXH. Theo cách hiểu của chúng ta sau này: Người CS muốn đi lên
bằng cách đi trên vai của những nhà tư bản, vậy phải dựa
vào và liên kết thật lòng với họ, không thể đơn giản coi
họ là kẻ thù giai cấp không đội trời chung! (Lênin từng
nói, đại ý: Tôi có thể đổi 100 đảng viên CS thiếu chuyên
môn lấy 1 chuyên gia tư bản)
Đối với Liên Xô (cũ): Để phân tích đúng CNXH ở LX cũ trong
thời kỳ sau Lênin cho tới khi nó sụp đổ, cần lưu ý những
đặc điểm lịch sử riêng biệt (có tính tình thế): vừa xây
dựng hoà bình, vừa chuẩn bị và tiến hành chiến tranh (cả
nóng lẫn lạnh), vì vậy yêu cầu lãnh đạo tập trung về cơ
bản đã lấn át hoàn toàn yêu cầu dân chủ, cùng với sai lầm
về cơ chế quản lý kinh tế - xã hội theo đường lối Quốc
tế I và III tập trung quan liêu bao cấp, nên đã dẫn đến tụt
hậu toàn diện và sụp đổ như một tất yếu.
Sự bất đồng chính kiến trong phong trào Cộng sản Quốc tế
chính là và chủ yếu là sự bất đồng chung quanh câu chuyện
lựa chọn Quốc tế nào, chọn biện pháp cách mạng nào, và sai
đúng ra sao, chứ không phải là chọn Ông lãnh tụ nào, bởi vì
cả 2 tổ chức Quốc tế I và Quốc tế II đều là "con
đẻ" của Mác và Ănghen; Quốc tế III và Chính sách kinh tế
mới cũng đều là con đẻ của Lênin cả. Chỉ có điều chúng
(các đường lối đấu tranh giai cấp) rất khác nhau là do chúng
được sinh ra ở những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, và
có thể nói đại thể là chúng đều đúng, nhưng chỉ đúng
trong những hoàn cảnh và thời điểm tương ứng thích hợp
của chúng! CNXH hiện thực ở các nước được sinh ra, nơi
thì theo đường lối Quốc tế I, nơi lại theo đường lối
Quốc tế II, vì thế mà chúng có các mô hình cụ thể khác
nhau. Mô hình XHCN hiện thực trên đất Liên Xô, Đông Âu, TQ và
VN ... ở thế kỷ 20 là theo mô hình được tạo ra theo đường
lối Quốc tế I của Mác, Quốc tế III của Lênin, dưói sự
chỉ đạo áp đặt của Stalin, và nó đã sai lầm, bởi thực
tế nó đã sụp đổ. Nguyên nhân: <span class="underlined-text">Trong
xây dựng hoà bình mà LX vẫn tiếp tục vận dụng đường lối
Quốc tế CS I và III là không phù hợp</span>. Nếu LX sau Thế
chiến 2 đã biết "chuyển pha" sang vận dụng chủ yếu
đường lối Quốc tế II thì đã không bị tan rã. Chính sách
"kinh tế mới" của Lênin, đường lối "ba đại diện"
của TQ, và đường lối "Đổi mới" của VN hiện nay chính
là theo đường lối Quốc tế II của Mác với một số đặc
thù riêng khác nhau. Thực tiễn (là chân lý) đã chỉ ra rằng,
chúng phù hợp với yêu cầu cách mạng ở những nơi này, và
cũng chỉ vào giai đoạn này. Kết luận: Đường lối Quốc tế
II của Mác và Ănghen về CM vô sản, bất kể giai cấp công
nhân đã giành được chính quyền hay chưa, là hiện thực và
hoàn toàn đúng đắn trong thế kỷ XX .
Vậy là, qua kinh nghiêm và thể nghiệm của Lênin và Liên
Xô (cũ), của TQ và VN, ta có thể kết luận:
1/ Để lật đổ chế độ cũ đã thôí nát, lạc hậu, giành
chính quyền, bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước... thì
vận dụng biện pháp cách mạng bạo lực của Mác (Quốc tế CS
I ), và của Lênin (Quốc tế CS III) như Liên xô cũ, như Việt
nam và Trung quốc, và nhiều nước khác... khi họ đấu tranh
giành và bảo vệ chính quyền là đúng đắn. Tuy nhiên,chính
quyền chuyên chính vô sản, tập trung trước – dân chủ sau,
theo các cơ chế hoạt động kiểu LX cũ, chỉ phù hơp và có
sức mạnh thực sự trong đấu tranh bạo lực giành và bảo vệ
chính quyền, và sẽ không phù hợp và thiếu sức mạnh trong
xây dựng và phát triển hoà bình, vì chính quyền theo thể chế
này không có khả năng tự bảo vệ mình khỏi quá trình tự
thoái hoá, và cũng bất lực trong khả năng sáng tạo tự hoàn
thiện mình để vươn lên (sư sụp đổ của LX cũ là kết quả
điển hình nhất của sai sót mang tính tất yếu này).
2/ Vì vậy tại các nước tư bản phát triển, và tại các
nước khác khi đã chuyển sang giai đoạn xây dựng hoà bình thì
phải vận dụng đường lối Quốc tế II của Mác mới đem
lại thắng lợi cho CNXH. Chính "Chính sách kinh tế mới" của
Lênin, Đường lối "đổi mới" của Việt nam và đường
lối "Ba đại diện"của Trung quốc là kết quả sự vận
dụng sáng tạo đường lối của Quốc tế II của Mác và
Ănghen, nên đã thu được những thắng lợi bước đầu. Các
đảng cánh tả Bắc Âu, và ở một số nước khác, tại một
số thời kỳ tương tự ở nhiều nước tư bản phát triển, do
đặc thù của họ, đã không vận dụng đường lối đấu tranh
bạo lực của quốc tế I, đã sớm tiếp thu, vận dụng tư
tưởng đường lối mới của Mác ở phân kỳ II (Quốc tế II).
Họ đi lên từ thể chế chính trị tư bản, từ nền Dân chủ
tư sản – nên họ đã sớm đạt được khá nhiều thành công
trong việc xây dụng một xã hội tiến bộ hơn như mọi người
đã thấy.
Có người nói: các đảng CS LX (cũ), Trung quốc và Việt
Nam không chấp nhận coi các đảng XH dân chủ là cùng một gốc
sinh ra từ Mác và Ănghen. Đó là sai lầm quan trọng do thiếu
thông tin, như một định kiến và mang tính cố chấp, có thể
chỉ ở thời Lênin, Stalin, và còn tồn tại ở một số đồng
chí Việt nam "kiên trì" hiện nay. Nên thấy rằng, tại Châu
Âu, chính con cháu ruột của Các Mác và Lênin cũng đã từ
chối CN CS, và đã gác biện pháp cách mạng bạo lực (QT I và
QT III) của các Ông sang một bên, sự tự sụp đổ hoàn toàn
dễ dàng của LX cũ và Đông Âu đã là bằng chứng hiển nhiên
về sự tự từ bỏ CN Mác – Lê kiểu cũ. Quan điểm "kiên
trì" của một số đồng chí VN đã ngăn cản việc học tập
và hợp tác công khai với các đảng CNXH dân chủ, trong khi trên
thực tế lại thừa nhận sự tiến bộ xã hội rất rõ ràng
của những nước phát triển do các đảng Xã hội dân chủ này
lãnh đạo!
Tóm lại, tôi nhận ra rằng, CNXH là một quá trình, một
cái đích tiến hoá của Loài người đến một xã hội tốt
đẹp hơn tất cả các xã hội hiện tồn trên Trái Đất. Sự
sụp đổ của LX và Đông Âu, sự thất bại của "CNXH"
hiện thực ở chỗ này hay chỗ khác, thì đó chỉ là sự thất
bại của những mô hình cụ thể, của sự vận dụng những
đường lối, lý luận sai lầm cụ thể trong quá trình tiến
hoá đến CNXH đích thực mà thôi. CNXH đích thực không thể
bị thất bại ! Nếu CNTB (không mang tên riêng ai) là kết quả
quá trình tiến hoá tất yếu từ CN Phong kiến lạc hậu, thì
CNXH (cũng không do một mình ai đặt ra) cũng là một quá trình
tiến hoá đương nhiên tiếp theo, từ CNTB lên một xã hội tốt
đẹp hơn, được đặc trưng bởi một nền chính trị văn minh
–mà lâu nay ta vẫn gọi nó là CNXH, hay phía tư bản gần đây
họ gọi là CN hậu Tư bản (hay CNTB sáng tạo, CNTB Dân chủ...).
Kết luận: Tuy CNXH đích thực chưa ở đâu có, nhưng nhất
định sẽ xuất hiện! Thời đại này vẫn là Thời đại quá
độ tiến hoá của toàn Thế giới tiến lên CNXH, có thể còn
khó khăn, trầy trật, nhưng không gì có thể ngăn cản nổi!
(còn tiếp)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4911), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét