ý chân thực với Chính quyền như bây giờ. Đấy chính là một
bước đi thực sự của dân chủ. Đấy chính là lối sống
của một xã hội lành mạnh và tiến bộ. Đấy chính là sự
tôn trọng của Chính quyền đối với người dân. Và đấy
chính là sức mạnh và là nguồn trí tuệ vô tận của một Nhà
nước.
Thế nhưng vẫn còn không ít những người vẫn nhìn nhận việc
góp ý hay phê phán những điều chưa tốt của một số bộ
ngành, của một số cán bộ lãnh đạo ở những cấp nào đó
là "nói xấu cán bộ". Hoặc không ít người đề nghị rằng:
có gì không nên không phải thì đóng cửa bảo nhau, vạch áo
cho người xem lưng làm gì.
Xin thưa các vị có quan niệm như trên rằng: quan niệm của các
vị chính là một trong những cản trở lớn nhất đối với
việc xây dựng một lối sống lành mạnh của xã hội và sự
phát triển của đất nước. Đóng cửa bảo nhau kiểu ấy
chính là sự ngụy biện cho những yếu kém và những sai lầm
của mình mà thôi. Đóng cửa bảo nhau chính là hành động đi
ngược lại vấn đề dân chủ mà Đảng đang tìm cách mang
đến cho toàn xã hội như một phúc lợi quan trọng nhất và
lớn nhất.
Việc Đảng đang kêu gọi các đảng viên hơn bao giờ hết
phải nhanh chóng thực thi dân chủ trong Đảng một cách ý thức
và có hiệu lực nhất chính là đòi hỏi các đảng viên nhìn
thẳng vào những vấn đề yếu kém còn tồn đọng trong công
tác tổ chức của Đảng và trong việc lãnh đạo đất nước.
Nhưng dân chủ không chỉ là vấn đề thuộc về các đảng
viên phải nhận thức đúng bản chất của nó và hành động
với nhận thức đó mà còn là vấn đề của mọi người trong
xã hội. Chính vì thế, việc góp ý, phê phán, cảnh báo của
nhân dân trong đó có báo chí đối với những vấn nạn xã
hội cũng như những vấn đề có nguy cơ làm suy yếu Chính
quyền chính là ý thức và trách nhiệm cao nhất của nhân dân
đối với Nhà nước và sự hưng thịnh của quốc gia.
"Đóng cửa bảo nhau" là một khái niệm mà bản chất khởi
thuỷ của nó đã bị những người thiếu trách nhiệm, không
có tinh thần đấu tranh, theo chủ nghĩa cơ hội... bóp méo và
lợi dụng cho những mục đích không trong sáng. Ông cha ta cũng
nói: "ngậm miệng ăn tiền". Ở những trường hợp cụ thể
nào đó thì hai khai niệm này là một.
Thực tế trong xã hội chúng ta không thiếu những người đã
sống như thế. Họ không dám đứng lên đấu tranh chống lại
những sai trái đang diễn ra quanh họ. Có những người khi thấy
đồng nghiệp mình góp ý lãnh đạo cơ quan một cách thẳng
thắn thì ngậm miệng nhưng trong bụng lại rất khoái trá.
Nhưng khi gặp lãnh đạo cơ quan thì lại uốn lưỡi nịnh nọt
lãnh đạo và nói xấu đồng nghiệp kia. Có những người khi
đã giành được một vị trí nào đó thì "im lặng" để giữ
ghế của mình như ông Mai Liêm Trực đã nói đến.
Chúng ta ai cũng đã nhìn thấy bằng hai mắt, đã nghe bằng hai
tai nhiều ông, bà trước người khác thì khen người ta đến
phát ngượng, nhưng khi người đó quay đi thì diếc móc người
ta đến hết nước hết cái. Còn ngày nay, không ít người lên
giọng nói sao lại phê phán thế này, thế nọ những người
này, người ngoài họ biết thì mình còn ra thể thống gì nữa.
Xin thưa,
Hình ảnh của một con người hay của một đất nước chỉ
được tôn trọng khi đó là một con người và là một đất
nước dám nhìn thẳng vào sự thật và dũng cảm đi qua những
sự thật đau lòng để xây dựng một tương lai tốt đẹp và
nhân cách. Ngày nay, một người nước ngoài đến Việt Nam chỉ
cần đi im lặng quan sát đời sống xã hội là nhận ra ngay dân
tộc Việt Nam đang sống và tư duy như thế nào chứ chưa cần
người Việt Nam phải nói ra điều đó. Nhưng việc tự nhìn
thẳng vào những yếu kém, những sai lầm của người Việt Nam
cho thấy dân tộc đó là một dân tộc trung thực và có khát
vọng vươn lên.
Ông cha ta cũng lại nói: "Thuốc đắng dã tật". Chỉ khi chúng
ta dám nhìn thẳng vào những yếu kém và những sai lầm của
mình chúng ta mới có khả năng tiến bộ. Phê và tự phê một
cách trung thực chính là nhân cách, chính là văn hóa và chính
là con đường để hoàn thiện mình.
Nói thật về dân tộc mình chính là một hành động thiện
chí, một hành động vì lợi ích chung và đó là lòng yêu
nước đích thực nhất chứ không bao giờ là một hành động
phản bội lại dân tộc.
Còn hành động "đóng cửa bảo nhau" như các vị quan niệm thì
đó chính là thể hiện chủ nghĩa cơ hội của các vị mà
thôi. Đấy là một lối sống chung dung, một cách sống khôn
lỏi, một thái độ vô trách nhiệm với xã hội.
Cụm từ đóng cửa bảo nhau đã từng được chuyển hóa thành
"giải quyết nội bộ". Mà giải quyết nội bộ không có gì
khác chính là sự xuê xoa lỗi của người khác, là tôi bỏ qua
cho ông thì ông sẽ phải bỏ qua cho tôi, đôi bên cùng có lợi.
Giải quyết nội bộ ở mức độ trầm trọng hơn chính là
bản chất của việc "chìm xuồng". Và nhiều lúc ở những vụ
việc cụ thể là có tội.
Hỡi các vị có quan niệm và cách sống theo chủ nghĩa "đóng
cửa bảo nhau", thời đại của các vị đã đang khép lại.
Những vấn đề cấp bách về nhân sự và dân chủ mà Hội
nghị Trung ương mới đây luận bàn như là điều cốt yếu đã
mở ra một đời sống mới cho đất nước - một đời sống
của ý thức làm chủ, của lòng tự trọng, của trách nhiệm
lớn lao đối với con người và dân tộc. Sức sống của tư
duy mới đó sẽ lướt qua thói vị kỷ và thói đạo đức giả
và trở thành nguồn năng lượng cho dân tộc cất cánh.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4621), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét