sao các anh lại nghiễm nhiên cho rằng chúng tôi muốn một
nền dân chủ kiểu phương Tây?</em>" Câu hỏi được đặt
ra, bằng tiếng Anh, bởi một người đàn bà Trung Quốc,
cựu sinh viên một trường đại học Hoa Kỳ, tại một bữa
tiệc sang trọng trong một phòng ăn riêng của một nhà
hàng đắt tiền giữa khu phố thời thượng nhất Bắc
Kinh.
Mâu thuẫn nực cười và ảm đạm của xã hội Trung Quốc
hiện đại là thế này: Tầng lớp trung lưu khổng lồ của
Trung Quốc – chưa nói đến khoảng 600.000 triệu phú của nó
– phải nhờ đến những hậu duệ <em><strong>cộng
sản</strong></em> của Mao Trạch Đông và chế độ độc đảng
của họ để bảo vệ tài sản cá nhân của mình.
Tầng lớp trung lưu đó có nhiều thứ để bảo vệ:
những ngôi biệt thự ngoại ô đỏm dáng, những căn hộ
mới lộng lẫy (tháp Bốn Mùa đang được phết lớp sơn
cuối), và bốn triệu chiếc xe hơi chỉ riêng tại Bắc Kinh
mà thôi.
Tầng lớp trung lưu đó cũng có nhiều thứ để sợ. Sau khi
chúc bà bạn "hoài nghi dân chủ" ngủ ngon, tôi bước vào
gian chính của tiệm ăn. Mọi người đã về hết. Đám nhân
viên nhà bếp đang lục đục dọn bàn cho bữa ăn đêm: họ
chỉ có cơm và canh rau cải, múc vào những chiếc hộp nhựa.
Đám nhân viên nhà bếp này còn may mắn chán: nhiều người
Trung Quốc nghèo hơn họ nhiều. Chỉ cần đi ra khỏi những
thành phố mới giàu một đoạn ngắn là ta có thể nhìn
thấy cảnh phu khuân vác gánh gạo leo lên đồi, mỗi đầu gánh
treo 100 cân. Trong thành phố thì nhan nhản người lao động
ngụ cư, và không ai trong số họ có quyền vào nhà thương hay
gửi con vào trường học của thành phố. Người nghèo ở thành
phố phải uống nước nhiễm chất thải công nghiệp, và phát
hiện ra rằng sữa mà họ cho con họ uống có chứa melanine.
Một người Mỹ – từ năm 1989 sống phần lớn tại Trung
Quốc – nói với tôi rằng: "<em>Ở nước này, một vụ
tai nạn giao thông có thể dẫn đến một cuộc bạo
động, và một cuộc bạo động có thể dẫn đến một
cuộc cách mạng</em>".
Và nếu chế độ cộng sản bị lật đổ bởi một cuộc
cách mạng thì ai sẽ bảo vệ những kẻ giàu có trước đe
dọa của chủ nghĩa xã hội? Vậy, không thay đổi gì là an
toàn hơn cả.
Có thể nói rằng mười năm gần đây nhất là thời kỳ hoàng
kim của 500 năm lịch sử Trung Quốc vừa qua, kể cả đối với
những người nằm dưới đáy xã hội. Thế hệ trung niên vẫn
nhớ nạn đói của thập kỷ 1950. Những người lớn tuổi
hơn thì vẫn nhớ những vụ tàn sát điên cuồng của những
năm 30 và 40. Giờ đây, dân chúng có hoà bình, có cơm, có
rau cải, đôi khi còn có cả thịt lợn. Tại sao lại phải
thay đổi?
Thế nhưng thay đổi vẫn đang đến.
Bà bạn chống dân chủ của tôi kể một câu chuyện tại bữa
tiệc, về một người hàng xóm của bà.
Chuyện là, chính quyền địa phương thông báo kế hoạch
xây dựng một nhà máy xử lý chất thải gần nơi người
hàng xóm này ở. Họ hứa nhà máy sẽ được xây theo tiêu
chuẩn môi trường cao nhất, người dân không có gì phải
lo. Người hàng xóm không tin, và đứng ra tổ chức thỉnh
cầu chống lại dự án. Ông bị bắt giam.
Hành động bắt giam này làm người hàng xóm hết sức kinh
ngạc. Ông không nghĩ mình đã "động đến chính trị". Ông
không chống lại chính quyền trung ương. Ông chỉ muốn đẩy
cái nhà máy xử lý chất thải đó đi chỗ khác mà thôi.
Như vậy có bất hợp pháp không? Nếu có thì tại sao? Ông
là một công dân gương mẫu, có tài sản, có đóng thuế.
Chẳng lẽ ông không có quyền lợi gì? Tại sao lại không?
Có thể ông vẫn hoài nghi về dân chủ – Nhưng giờ đây ông
bỗng nhiên muốn có thêm một chút tự do.
Một câu chuyện khác: Tôi gặp một chuyên viên máy tính
trẻ và khá thành đạt. Anh giữ một trang blog để nói về
máy tính. Một ngày nọ, anh "rao bán máy chủ". Chẳng
may, cụm từ "rao bán máy chủ" nghe giống như "Đài Loan
độc lập". Cơ quan mật vụ đến thăm và bảo anh phải
cẩn thận. Giờ thì anh khoái dạy những người đọc blog
anh cách qua mặt bộ máy kiểm duyệt của nhà nước.
Khi tôi hỏi anh có muốn có dân chủ không, anh nhìn lại tôi
với con mắt vô cảm. Anh chỉ muốn chính quyền của anh
bớt ngu xuẩn đi một chút.
Chuyện cuối cùng: Gần đây, một vở kịch truyền hình
nhiều tập, đang rất ăn khách, phát sóng một tập nói về
mối quan hệ ngoài hôn nhân giữa một nhân vật nữ và một
cán bộ nhà nước. Bộ Văn hóa cảm thấy có sự chỉ trích
gián tiếp đối với chính quyền và ban lệnh cấm nói về quan
hệ ngoài hôn nhân trong chương trình truyền hình ban ngày.
Những người viết kịch bản lên tiếng phản đối, nhưng
Bộ vẫn khăng khăng. Câu chuyện được lan truyền. Khán
giả bắt đầu than phiền rằng những chương trình ưa
thích của họ đang trở nên nhàm chán, và thế là Bộ Văn
hóa phải nhượng bộ.
Không, tôi không nghiễm nhiên cho rằng người Trung Quốc
muốn một nền dân chủ kiểu phương Tây. Nhung chính họ
nói rằng họ muốn Facebook, YouTube, Gmail, sữa không nhiễm
độc, nhà đảm bảo an toàn, không khí sạch hơn và truyền
hình mùi mẫn hơn. Những đòi hỏi này nghe có vẻ không cực
đoan. Nhưng chúng thực sự là những đòi hỏi cực đoan. Thực
sự!
Nguồn: "<a
href="http://edition.cnn.com/2010/OPINION/04/19/frum.china.democracy/index.html">How
democracy may come to China</a>", CNN 19.04.2010
Bản tiếng Việt © 2010 Lũy
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4778), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét