Danh Đức - Hệ thống quyền lực của Tổng thống Mugabe

Trên website Africa Agenda của giới trí thức châu Phi, bài viết
"<em>Is Mugabe's legacy a lesson for Zuma?</em>" ("Di sản của
Mugabe: một bài học cho Zuma?") được đăng nhằm cảnh báo
nguy cơ tương tự cho Nam Phi mà sang năm tới sẽ có tổng thống
mới là ông Jacob Zuma. Dưới đây là vài trích đoạn:

"Mugabe hoạt động qua một hệ thống giám sát hữu hiệu các
thuộc hạ nhằm "bêtông hóa" quyền lực của mình. Thoạt
đầu khi mới giành được độc lập, ông và các đồng đội
của mình cũng tin rằng sẽ phục vụ dân chúng nên lập ra bộ
quy ước lãnh đạo rất nghiêm khắc, theo đó làm giàu là
nghịch đề.

Thế nhưng thật nhanh chóng, Mugabe phát hiện rằng họ tham ăn
như lợn nên quyết định nuôi tính háu ăn vô chừng của họ
bằng cách gắn họ với chế độ tổng thống trọn đời của
mình. Nghe họ thề trung thành với tổng thống trọn đời,
người ta cứ ngỡ rằng họ chỉ nói đùa. Thật ra họ không
đùa: họ thừa biết số phận của họ gắn chặt với lão già
này, như ông thường bảo họ: "<em><strong>Nếu tôi văng, các
ông sẽ văng trước</strong></em>".

Ông cho phép họ thoải mái tham nhũng, song tất cả đều được
ghi chép đầy đủ. Các ghi chép đó chính là nguồn bảo hiểm
nhân thọ của ông. Chỉ cần ông giơ ra vài ghi chép là chẳng
cần xét xử gì cả cũng sẽ văng xa tít. Nhiều người thắc
mắc sao các đệ tử của ông lại cong lưng cung cúc cúng bái
ông như thế. Chẳng qua, ông đã tạo ra hoàn cảnh (tham nhũng)
mà nay họ đang ở trong đó.

Hệ thống ấy rất đơn giản: trước tiên phải tạo ra những
"cổ chai". Càng kẹt cứng, ai có quyền hành càng dễ làm
giàu. Vụ xìcăngđan Willowgate trong những năm đầu thập niên
1980 là một ví dụ. Chiếc Toyota Cressida nhảy vào thị trường
Zimbabwe. Cho dù người ta có tiền cũng không mua được, vì số
xe lắp ráp quá ít. Thế nhưng các quan thì tha hồ mua, mua cho
mình và cho người khác.

Nếu đã vi phạm thì xin lỗi đi, rồi sẽ được luân chuyển
sang một ghế khác. Có khi được cử đi sứ hoặc đâu đó. Có
một quan chức kỳ cựu tên Chikoore đã làm một chuyện không
thể tưởng tượng được là xin từ chức ngay giữa lúc dân
chúng đang bực tức vì thiếu hàng hóa. Sau đó, Chikoore đến
gặp lãnh tụ tối cao xin một chức khác, bị từ chối thẳng
thừng, bèn tự tử.

Chiếm đất mới diễn ra như giữa ban ngày, cứ truất hữu ở
đâu tùy thích, chẳng cần đền bù gì cả. Song hệ thống
không dừng lại ở đó. Những kẻ mới có đất đai này sẽ
được mua dầu diesel trợ giá có khi chỉ bằng 5% giá thực
tế. Mua xong bán lại chợ đen và hái ra tiền ngay. Các quan trong
chính phủ còn được mua ngoại tệ với tỉ giá chính thức
không đầy 10% tỉ giá thị trường chợ đen. Cứ thế mà nhân
chục lần, chục lần, chục lần... tài sản.

Còn việc truất hữu các công ty nước ngoài, gọi là "nội
địa hóa" chúng, thì mỗi công ty sẽ phải nhượng một số
đáng kể cổ phần cho người Zimbabwe. Và những người nhiều
khả năng được mua nhất chẳng ai khác hơn là các quan chức
đầu ngành.

Đó là vài bí quyết gắn chặt họ với lãnh tụ tối cao...".

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4612), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét