thế hệ nào? tôi đang đi con đường nào? Và tương lai của
tôi sẽ ra sao? Vâng, những câu hỏi thật lạ lùng nhỉ! Ở
Việt Nam tôi thường bị bạn bí thư chi đoàn "phê bình" là
"thiếu sự tự tin, chín chắn vững vàng của một người Đoàn
viên". Cũng lạ thật, nhiều khi tôi tự hỏi bí quyết gì
khiến bạn bí thư chững chạc đến thế, đúng là một người
lãnh đạo xứng tầm của lớp. Tôi thuộc cùng thế hệ trẻ
với bạn Joyce Anne Nguyen, tuy hơn bạn vài tuổi nhưng tôi thật
sự khâm phục những việc bạn đang làm. Bạn ạ, tuy chúng
mình không biết nhau, nhưng mình rất cảm kích lòng dũng cảm
của bạn. Mình biết và tin ở những con người Việt Nam trẻ:
họ ham học, quan tâm lo lắng đến vận mệnh của chính mình
và Tổ quốc, nhưng thật buồn là họ không được cung cấp
thông tin một cách đầy đủ như tụi mình. Mình tin chắc rằng
nếu được tiếp cận đầy đủ thông tin, các bạn ấy cũng
sẽ nhìn nhận tình hình đất nước một cách khác hơn.
Trở lại câu hỏi tôi tự hỏi chính mình, nhiều lúc tôi có
cảm giác cơ thể, con người và ngay cả tương lai của chính
mình không do mình định đoạt! Thử xem nhé (và tôi hi vọng
rằng những ví dụ tôi nêu ra các bạn đọc cũng có thể
đồng ý vì những hình ảnh vô cùng trực quan), cuộc đời
của một con người (human being) bắt đầu trong bụng mẹ. Chín
tháng mười ngày mẹ mang nặng đẻ đau để cho một em bé kháu
khỉnh chào đời, đó là một điều hạnh phúc biết bao! Ôi
nhưng ở Việt Nam ta, giá sữa tăng cao một cách khủng khiếp
khiến nhiều ông bố bà mẹ không đủ tiền mua sữa cho con
uống; vệ sinh an toàn thực phẩm thì bị nhiễm độc trầm
trọng: rau cỏ bị ngâm trong thuốc trừ sâu độc hại, gạo
"được" phun chất bảo quản, trứng được tẩy rửa bằng
axít clohydric (HCl), hành phi được nấu từ thứ dầu ăn dơ
bẩn đóng cặn, hạt dưa chứa chất gây ung thư... Còn thiếu
gì không nhả?... còn, còn thiếu nhiều lắm bạn ạ! Những
thứ mình không thể kể hết: đồ chơi trẻ em nhập từ Trung
Quốc, quần áo trẻ em nhập từ Trung Quốc.... thứ gì cũng có
nguy cơ chứa chất độc hại cả. Nhiều lúc mẹ mình than:
"chẳng biết ăn cái gì nữa!" Vâng, vậy đấy, một em bé sơ
sinh được sinh ra trong bối cảnh ấy đấy. Các bạn nghĩ sao?
Chưa hết, đến khi em bé ấy đã cứng cáp một chút thì bố
mẹ em phải gửi em vào nhà trẻ. Biết tìm chỗ nào tin cậy
nhỉ, khi báo đài đồng loạt đưa tin những khám phá đáng sợ
như: cô giáo hành hạ trẻ vì không chịu ăn và cứ khóc mãi,
cô giáo lơ lãng để em bé chết đuối trong bể nước, phỏng
nặng vì nước sôi, v.v... Chắc có bạn đọc không đồng tình,
nhưng bản thân em gái của tôi cũng đã phải trải qua những
điều ghê gớm trong nhà trẻ đấy. Đến nỗi em rùng mình mỗi
lần nghe đến từ "nhà trẻ". Gia đình tôi cũng ngưng không
chọc ghẹo em nữa vì những kỉ niệm đáng sợ ấy có thể
tổn thương đến thần kinh của em.
Rồi em bé ấy cũng phải vào học lớp 1 như những bạn khác.
Nhưng việc học đâu có dễ dàng như hồi xưa, hồi mà những
em bé chăn trâu, chăn bò rong chơi tập đánh trận giả trở
thành những giáo sư, tiến sĩ, những con người thành đạt!
Lớp 1 bây giờ khác lắm, tạo thành một hiện tượng "tiền
lớp 1" (giai đoạn trước lớp 1). Giai đoạn này phụ huynh
phải cho các em 4-5 tuổi đi học thêm Toán, chữ, và cả tiếng
Anh nữa! Đành rằng tiếng Anh rất quan trọng cho quá trình hội
nhập của các em sau này; tuy nhiên, nếu với kiểu học nhồi
nhét như thế này cứ tiếp diễn thì liệu mục đích của
việc học có còn ý nghĩa? Chưa hết, phụ huynh của các em
phải chạy trường, chạy lớp cho các em ngay từ lớp 1 (nếu
nói đúng hơn là chuyện chạy trường, chạy lớp đã diễn ra
từ hồi mẫu giáo rồi). Việc chạy trường, chạy lớp đâu
phải chỉ dừng ở cấp độ tiểu học, mà nó còn kéo dài ở
cấp 2, 3, và lên đến Đại học. Những điều này quá đúng,
có muốn chối cãi cũng không chối được vì những tệ nạn
này vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở Việt Nam (không cần
báo "lề trái" phải vạch trần phanh phui mà các báo chính
thống đã làm tốt điều này rồi). Vậy thì chúng ta đang
sống ở xã hội nào đây? số phận của chúng ta có còn do
chúng ta định đoạt nữa hay không? Những bất công, những
hiểm nguy vẫn rình rập con người Việt Nam (từ cây đổ, hố
voi, hố gà, dây điện giật chết người, v.v...). Vậy xin hỏi
vai trò của chính quyền ở đâu? Những người còn mang suy nghĩ
bảo thủ có thể sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng tôi nghĩ cảm
giác đó cũng là bình thường, vì trước câu hỏi đó, chính
họ cũng không thể đưa ra được câu trả lời chính xác.
Chúng ta còn phải xây dựng XHCN trong mơ cho đến bao giờ
nữa??!
Nào, trên diễn đàn Dân Luận có đăng bài viết <strong><em><a
href="http://danluan.org/node/4213">Từ sai lầm ở Liên Xô lại nhìn
về Việt Nam</a></em></strong> của Ban Mai Xanh. Nghe những dẫn
chứng, lí luận của tác giả quả hùng hồn, ban đầu nghe có
vẻ thật sự thuyết phục vì những dẫn chứng. Tuy nhiên, tác
giả đã lầm lẫn ở một chỗ hết sức căn bản:
"<strong><em>Con người và những quyền tự do căn
bản</em></strong>". Bác Ban Mai Xanh không hiểu, hay cố tình không
hiểu? Bác nói chẳng có một xã hội nào hoàn hảo. Đúng, trên
thế giới này chẳng có xã hội nào hoàn hảo cả. Thuyết
<em>equilibrium</em> cũng chỉ đúng trong những giới hạn đặc
biệt. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa Việt Nam và các nước phát
triển chính là <strong>quyền con người</strong> ở những nước
phát triển được trân trọng, được bảo vệ, còn ở Việt
Nam đó chỉ là những lí thuyết suông, làm bức bình phong để
che giấu những tội ác kinh tởm. Một ví dụ nhé: ở Mỹ, khi
thống đốc bang California dự thảo giảm ngân sách cho giáo
dục; cô giáo và hàng loạt các em học sinh 10 tuổi liền viết
đơn gửi lên ông thống đốc, yêu cầu ông không được cắt
giảm học phí. <a
href="http://latimesblogs.latimes.com/lanow/2010/03/education-rallies-decry-funding-cuts-around-state-and-nation.html"><strong><em>Người
dân California cũng xuống đường biểu tình rầm rộ nhằm phản
đối chính sách này của ông thống đốc</em></strong></a>. Xin
hỏi (nếu Ban Mai Xanh có vô tình đọc bài này), ở Việt Nam
từ sau giải phóng có hiện tượng nào như vậy chưa? Cho dù
tiền học phí vẫn tăng vùn vụt, chất lượng sách giáo khoa
thì phải chỉnh sửa liên miên, có bao giờ học sinh và thầy
cô Việt Nam xuống đường biểu tình hay đồng loạt đệ đơn
lên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chưa? Chính kiểu cầm quyền độc
đoán hiện tại đã làm chính con người Việt Nam không nhận
thức được đầy đủ giá trị và quyền con người của chính
mình. Một dẫn chứng nữa nhé: ở nước ngoài học sinh được
học về luật và hiến pháp rất đàng hoàng nên con người
của họ rất hiểu và tôn trọng pháp luật. Còn ở Việt Nam
thì sao? Học sinh Việt Nam đang học những gì từ những bài
học đạo đức, giáo dục công dân? Câu trả lời là họ
chẳng học được gì cả! Vâng, ngay chính đạo đức của
người thầy giáo còn chưa vẹn toàn thì làm sao mà dạy học
trò? Còn nữa, tại sao chúng ta không mang hiến pháp của nước
mình vào trong trường học? (thay vì theo kiểu cưỡi ngựa xem
hoa, cho có như hiện nay). Tôi dám chắc rằng những nhà lãnh
đạo cấp cao không dám làm như vậy, bởi học sinh sẽ nhận ra
được những việc làm vi hiến của nhà cầm quyền. Chính
những nhà lãnh đạo VN đang áp dụng chính sách ngu dân với
chính dân tộc của mình!
Vậy trách nhiệm của nhà lãnh đạo Việt Nam ở đâu? Họ
phải trả lời, họ phải đền tội trước dân tộc trong một
thời gian không xa nữa đâu! Đối với các bạn trẻ, xin các
bạn hãy tỉnh giấc, hãy nhìn thẳng vào sự thật. Chúng ta
vẫn có thể thay đổi vận mệnh của dân tộc theo chiều
hướng tốt hơn. Tỉnh ngộ sớm đi các bạn ạ, bởi vì không
lâu nữa dân tộc chúng ta sẽ bị rơi vào nanh vuốt xâm lăng
của kẻ thù, hoặc tệ hơn nữa sẽ bị diệt chủng bởi
những chất độc hại mà chính chính quyền của ta tự mở
cửa cho chúng vào.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4361), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét