Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Giọt nắng bâng khuâng
Giọt nắng rơi rơi bên thềm
Bài hát bâng khuâng
Bài hát mang bao kỷ niệm
Những ngày đã qua
…
Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Một sớm mai kia
Chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là … thế thôi…
Khi thấy buồn anh cứ đến chơi
Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi
Chỉ có trong tôi ngày đã sang đêm lâu rồi
Bài hát cho anh giờ đã hát cho mọi người
Để rồi lãng quên…
<em>Thanh Tùng</em>
<div class="boxright300"><img src="/files/u1/sub01/chim-se.png" width="480"
height="270" alt="chim-se.png" /><div class="textholder">Loài chim sẻ
đang bị săn bắt hàng ngày, không chỉ ở các miền quê mà còn
ở trong cả những thành phố: Ảnh: NDT</div></div>
Giọt nắng bên thềm là một bài hát của nhạc sĩ Thanh Tùng
được nhiều người ưa chuộng từ giữa thập niên 90. Ca từ
của bài này dễ thấm vào lòng người với những hình ảnh tuy
buồn nhưng nhẹ nhàng, thơ mộng với nắng, hoa và tiếng chim
hót, gợi nhớ một cuộc tình đã qua, một sự đã rồi ra
riết. Tôi nghe Mỹ Linh hát rất nhiều vào thuở đó, thuở còn
yêu đời, yêu người và yêu mình. Thời gian này trùng hợp
với lúc Việt Nam bước vào cơn sốt đổi mới, thăng hoa kinh
tế, và phong trào Việt kiều về thăm quê hương cũng bắt
đầu rầm rộ. Lúc đó chưa lộ ra những vụ bán đất nhượng
biển, chưa có chuyện ngư dân bị Trung quốc bức hiếp, chưa
xảy ra chuyện bô xít trên Tây nguyên, chưa có làng Trung quốc
hay cầm bán đầu rừng ở Việt Nam. Người ta — nếu không
phải là nhà nước — có thể chăm chú vào chuyện diễn biến
hòa bình, những điều khả quan còn hy vọng thay đổi được.
Vào lúc đó hay bây giờ, tôi không mang một ảo tưởng nào về
Việt Nam, nhưng là một người tích cực cầu mong cho quê hương
thật sự đổi mới và thăng tiến nên lúc nào tôi cũng có
một cái nhìn thiết thực về Việt Nam, về đất nước và con
người. Nói một cách bao dung và thực tế hơn, cái nhìn xây
dựng phải vượt trên cả hận thù, khinh khi và chán ghét.
Hôm nay nhân chuyện tình tự Giọt nắng bên thềm và chim hót,
tôi xin không trực tiếp nói về nhà nước, hoặc ngay cả
chuyện tình yêu, chuyện "bài hát cho anh giờ đã hát cho mọi
người" một câu trong bài hát mà tôi tương đắc. Tôi xin
mạn phép nói đến chuyện chim, không hẳn chuyện chim của Đàn
Chim Việt, hay chim của các đấng mày râu mà chính là chuyện
chim của đất nước.
<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>
<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/4358">Vương Trí Nhàn - Thiên
nhiên điêu đứng...</a></li>
</ul></div>
Có lẽ không riêng gì cá nhân tôi, chim chóc là những sinh vật
đẹp đẽ đáng yêu, cần thiết cho thiên nhiên, cho cuộc sống
trên thế gian này mà tạo hóa đã mang lại cho loài người. Tôi
không thể tưởng tượng được, hay có thể hình dung đến
một đất nước, một nơi chốn không có tiếng chim!
Nhưng sự thật đã khiến người ta cười ra nước mắt. Trong
lịch sử gần đây, chính Mao Trạch Đông, một lãnh tụ của
đỉnh cao trí tuệ Công sản, đã ra lệnh giết sạch chim sẻ.
Năm 1958, Mao tuyên bố chim Sẻ là tử thù của Trung hoa và khởi
động chiến dịch Giết Chim Sẻ. Ông ta liệt Sẻ vào trong bốn
(4) loài sinh vật phải diệt bỏ: Ruồi, Muỗi, Chuột và Sẻ.
Chim Sẻ được cho vào cái dịch 4 con này vì chúng ăn thóc làm
thiệt hại mùa màng. Dân quê được ra lệnh khua chiêng gõ
trống, đập phèng, la hét, rung cây, làm bẫy, giết sẻ. Dân
số Trung quốc đông đến nỗi, chỉ nội chuyện la hét, xua
đuổi chim ỏm tỏi kéo dài ngày này qua tháng nọ hiệu nghiệm
đến nỗi chúng không dám đậu, khi bay mỏi rả cánh sẻ rơi
xuống chết la liệt. Kết cuộc, hàng triệu con sẻ bị tàn sát
ở Trung quốc.
Đến tháng Tư năm 1960, Viện Khoa học Trung quốc phát hiện ra
rằng sẻ ăn nhiều sâu bọ hơn là thóc lúa, khi đó ông Mao ra
lệnh ngừng chiến dịch giết sẻ thì đã muộn. Không có sẻ
dịch châu chấu tăng trưởng, hoành hành, cộng thêm với thời
tiết xấu dẫn đến nạn đói khủng khiếp trong lịch sử Trung
quốc với con số 30 triệu người bị chết đói.
Việt nam không có một chiến dịch ngu xuẩn nghiệt ngã như
vậy, nhưng chỉ nội chuyện theo phong tục, tập quán ẩm thực
quái đản của người bạn ác đức khổng lồ phương Bắc đã
làm thiệt hại và tạo nguy cơ diệt chủng cho nhiều sinh vật.
Không riêng gì giống chim, có nhiều năm chiến dịch 'Móng
trâu', 'Tiểu Hổ' 'Ốc Bươu Vàng', 'Rái Cá' đã
được các lái buôn người Hoa dấy lên trong quần chúng. Tôi
không có dữ liệu chính xác về sự thiệt hại mùa màng do
ảnh hưởng quái ác của những vụ này gây ra. Nhưng chính mắt
tôi đã chứng kiến chuyện thiếu mèo ở Việt Nam.
Một hôm đi chơi khuya về nhà, ở sau chợ Trương Minh Giảng
(chợ Lê văn Sỹ) tôi giật mình Á! lên một tiếng. Bốn năm
con chuột cống to đùng đang châu mỏ xung quanh một cái khay
nhôm ăn chung với hai con mèo cùng kích thước! Một bà nằm
trên sập hàng gần đó, ngồi nhổm dậy: "Tụi nó bán mèo qua
Trung quốc hết rồi cậu ơi!… Những năm trước, những tối
về đi ngang sập của bà cũng vẫn cái khay cơm và đồ ăn
thừa, nhưng cả chục con mèo đủ loại, không có chuột!
Những năm đó, dong ruỗi ngược xuôi bằng ô-tô, xe lửa, tôi
thấy những đồng lúa, chu vi được bao bọc bằng những tấm
bạt bằng ny-lông. Một hôm, đi săn ảnh đồng lúa và trâu,
tôi hỏi một nông dân vì sao phải bao những bạt ny-lông như
vậy (thật khó tìm một góc cạnh để chụp hình mà không bị
bạt ny-lông dính vào) tôi mới biết họ làm như thế để ngăn
không cho chuột vào ruộng lúa ăn! Đến khi đi vào những ruộng
lúa nước từ Hậu giang ở trong Nam đến Hoa Lư Tam Cốc ở
miền Bắc, tôi cũng chứng kiến hằng hà sa số những con ốc
bươu vàng đeo đầy (gậm nhấm) các đọt lúa, mà nông dân khó
có thể diệt trừ chúng!
Chuyện chính hôm nay là chim, nhưng có lẽ chúng ta phải nói qua
về tật thói ăn uống quái gở của người Việt. Thiết nghĩ
cũng vì thói quen ăn uống kỳ lạ này đã làm kiệt quệ hệ
sinh thái của đất nước! Trong số những vụ ăn thịt chó
mèo, rắn rít, ốc eo, sâu bọ, chim cò, mật gấu, sừng tê
giác, v.v.. không biết bao nhiêu thói quen ăn sinh vật này đến
từ Trung quốc? Có đúng: "<em>Việt Nam ta con gì cũng ăn,
ngoại trừ con bù-lon?</em>"
Chim cò được thơ văn ca tụng và khoa mỹ thuật vẽ vời,
nhưng một mặt thì người Việt lại quấy phá nơi sinh sống
của chim, đốn cây phá rừng, săn bắn, làm bẫy tiêu diệt, ăn
thịt chim. Tôi về Việt Nam từ đầu thập niên 90 cho đến nay
và hình như tôi chỉ thấy chim trong lồng. Ít khi gặp chim ngoài
thiên nhiên, ngoại trừ một vài trường hợp hi hữu như rừng
Sơn La (cách Hà Nội khoảng 320 cây về hướng Tây Bắc đi về
Điện biên Phủ, thêm 150 cây).
Hay một đêm đi dạo bãi trước ở Vũng Tàu với mấy đứa
cháu, chứng kiến hai người đàn ông một trẻ một già đang
dùng súng hơi rọi đèn pin vào các lùm cây bắn sẻ. "Này,
này em đừng giết chim chứ…" Tôi vừa nói vừa gạt tay súng
nó sang một bên…
"Đ.M., thằng chả làm tao bắn hụt rồi mày!" thằng con trai
khoảng 16, 17 tuổi ta thán với người đàn ông khoảng ba mươi
tuổi đang tiến tới gần. Tôi lớn tiếng cản ngăn, nắm nòng
súng hơi lại, dọa gọi Công An, mấy đứa cháu tôi cũng chạy
tới. "Đâu có luật nào cấm bắn chim đâu cha?" Người trai
lớn nói với tôi.
"Kêu ba Giang ra đây, xử lý mấy tên này dùng súng lậu coi!"
tôi nói mấy đứa cháu gái rồi lấy di động ra. Thấy tôi làm
dữ, hai người dằng lấy súng, cầm bao vải đựng xác mấy con
sẻ, bỏ qua đường. Không hiểu luật súng ống ở Việt Nam ra
sao mà thấy bọn họ bỏ đi. "Chú lì quá," con Quỳnh nhìn
tôi lạ lẫm.
"Gặp đầu gấu là mệt đó nhe!" Ba đứa cháu gái nói,
thằng cháu trai phụ họa: "Chắc nó tưởng ba (cậu Giang của
tôi) là CA nên mới chịu đi đó!"
Khoảng mấy chục phút sau chạy Honda về đi ngang Dinh Ông
Thượng cũ, mấy chú cháu thấy hai người đàn ông lúc nãy
đang tiếp tục bắn chim cách bãi trước khoảng một cây số.
"Thôi chú ơi, hơi đâu cấm được cả nước!"
Năm đó, khi đi chùa tôi bỏ ra mấy trăm ngàn đồng Việt Nam
phóng thích cả cái lồng chim to của người bán chim, có cảm
tưởng như mình làm được điều gì hay. Khi về nhà gặp
người quen cho biết những con chim được phóng thích rồi cũng
sẽ bay về chốn cũ vì chúng bị thuốc nên lại quay trở về
bẫy. Để được bắt và tiếp tục cuộc hành trình cho đến
chết, giống như vài con chim mà tôi mua phóng thích ở chùa,
không đủ sức bay, rơi nhào xuống đất chết tốt!
Hãy nhìn hình ảnh hai con chim Yến trong mục hình ảnh trên trang
nhà Đàn Chim Việt, quý đọc giả có xót thương vì tình cảm
của đôi uyên ương không? Con chim mái lượn thấp, lao đầu
vào xe chạy ngang rớt xuống đường trọng thương. Con chim
trống, quay lại, mớm cho bạn tình, nhưng bị nội thương nặng
quá, chị Yến quỵ ngã và từ trần. Chú Yến cố lay xác bạn
tình, nhưng vô phương, người bạn gái ra đã đi không trở
lại. Chú Yến trống đứng bên xác bạn tình khóc thương thảm
thiết!
Con người vô cảm vẫn tiếp tục ăn thịt chim, ăn thịt con
vật trung thành nhất của loài người, ăn thịt cả đồng
loại! Một đất nước như vậy không chim, không chó, không tôn
trọng đời sống của muông súc, như vậy có còn đạo lý
không?
Hay là tôi ở Mỹ quá lâu rồi? Một năm khi người bạn sáng
lập Đàn Chim Việt ở Ba Lan sang Mỹ chơi lần đầu, chứng
kiến cảnh xa lộ 5 lanes (lằn) xe bỗng dưng bị ngừng một
cách đột ngột, đèn đỏ nổi lên một dọc ở trước mặt xe
chúng tôi, khoảng vài phút sau, xe cộ từ từ lăn bánh. Vài
trăm thước sau đó, chúng tôi chứng kiến một người đàn ông
đang lùa một con chó ra khỏi làn lưu thông của xa lộ vào xe
mình, đang đậu ở lối ra (exit), cửa xe mở toang chờ đón con
vât có diễm phúc được ông ta chở đến ngõ ra an toàn.
"Nó bắt chó làm gì vậy?" Anh Quỳnh còn chưa tin hỏi lại
tôi." Đưa ra khỏi chỗ hiểm nghèo, có thể sẽ tìm chủ giao
lại, nếu có đeo lắc ở xích cổ." Tôi nói.
"Con này mạng còn lớn, ở Việt Nam thì vào nồi rồi!" Cao
Ngọc Quỳnh nói một cách thẳng thừng. Đây không phải lần
đầu tôi chứng kiến những chuyện tương tự vì chó mèo hay
gia súc. Nhiều thành phố tốn kém cả chục ngàn Mỹ kim để
cứu chó mèo kẹt trong ống cống, trên cây hay trong các vụ
hỏa hoạn hay lụt lội. Trong trận bão Katrina ở New Orleans, cả
triệu đồng Mỹ kim đã được mạnh thường quân dùng thuê
máy bay chở chó mèo đến nơi an toàn chăm sóc.
Trong một xã hội nghiệt ngã, khi nhà nước chỉ biết đến tư
lợi của mình, có phải người dân cũng tôn thờ chủ nghĩa
mackeno? Loài người còn không để ý thương xót đến đồng
loại, thử hỏi làm sao họ có thể chú trọng đến muông thú,
chim hay không chim?
Do đó ở Việt-Nam nếu có cánh chim trời tự do thì người ta
chỉ đọc trong sách vở, ngoài đời, ta chỉ nghe tiếng chim hót
trong lồng đấy thôi! Những tiếng kêu than thống thiết cho số
phận con dân trong lồng chim nhỏ, trong khi lồng chim lớn đã
được Trung quốc xác định với Việt Nam từ lâu và thế
giới từ Thế vận Hội Bắc Kinh, 2008!
© Nguyễn-Khoa Thái Anh
© Đàn Chim Việt Online
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4542), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét