Charlie thuộc quân đội Hoa Kỳ sát hại vì đã nghi ngờ họ là
lính Việt Cộng hoặc giúp đỡ Việt Cộng. Trong vài trường
hợp, phụ nữ đã bị cưỡng bức và bị cắt xẻo các bộ
phận trên cơ thể trước khi bị giết. Các tác giả như
Michael Bilton và Kevin Sim đã từng so sánh đợt tấn công này
với chiến thuật sử dụng bởi Đức Quốc Xã với dân làng
ở Lidice, CH Czech vào tháng 6 năm 1942. Tin tức về vụ thảm
sát này đã được ký giả điều tra độc lập Seymour Hersh
công bố ở Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 1969 hơn 1 năm rưỡi sau khi
nó xảy ra, khi tờ St. Louis Post-Dispatch đăng tải các đoạn
trích từ những mẫu đối thoại giữa ông và thiếu úy William
Calley - người duy nhất bị xử tội thảm sát hàng loạt –
cùng với những lính khác có mặt ở thôn Mỹ Lai.
Calley, người đã từng được Hoa Kỳ cho là tội phạm chiến
tranh tàn bạo nhất, đã từng bị tòa án quân đội xử án tù
chung thân lao động khổ sai. Nhưng thành phần ủng hộ chiến
tranh thì cho rằng ông ta chỉ là vật tế thần. Một ngày sau
khi ông ta bị tuyên án vào năm 1971, Tổng thống Hoa Kỳ Richard
Nixon đã hạ lệnh cho ông ta được giam tại gia ở căn cứ
quân đội Fort Benning, bang Georgia trong thời gian kháng cáo.
Calley sau đó được trả tự do vào năm 1974.
Sau hơn 30 năm từ chối không tiết lộ chi tiết gì về vai trò
của mình trong vụ thảm sát thường dân đó, Calley đã bị tờ
Daily Mail của Anh tìm ra vào năm 2007 tại thành phố Atlanta và
đồng ý trả lời phỏng vấn "trong đúng 1 giờ đồng hồ"
nếu được trả trước 25,000 USD. Bài báo tiếp tục:
"<em>Calley đã vội vã lẩn tránh khi chúng tôi có mặt ở nơi
hẹn đúng ngày giờ không phải với tấm chi phiếu mà với
một loạt các câu hỏi chính đáng. Đó là một hành động mà
người dẫn đầu vụ Thảm Sát Mỹ Lai đã không bao giờ ban cho
những nạn nhân vô tội của ông ta.</em>"
Nhưng vào năm 2009, ông ta đã phá vỡ sự im lặng và chính
thức xin lỗi về vai trò của mình trong việc tổ chức thảm
sát hàng loạt. Ông cũng gọi hành động hạ sát theo mệnh
lệnh của mình là "ngu xuẩn" và cảm thấy hối hận về
cái chết của các thường dân Việt cùng gia đình của họ.
Các thành viên của đại đội Charlie cũng đã không ngần ngại
cho biết về kinh nghiệm của họ trong vụ thảm sát. Binh nhất
Varnado Simpson, người đã phục vụ trong trung đội chiếm đóng
thôn Mỹ Lai, tuyên bố như sau:
"<em>Anh có biết cảm giác giết chết 500 người chỉ trong 4, 5
giờ đồng hồ là như thế nào không? Nó như là lò đốt mà
Hilter đã sử dụng vậy đó. Anh xắp 50 người thành hàng,
phụ nữ, người già, trẻ con, và cứ bắn hạ họ. Và cứ
như thế đó - từ 25 đến 50 đến 100 người. Cứ giết.
Chúng tôi cứ gom họ lại, tôi và 2 thằng nữa, chúng tôi cứ
cài khẩu M-14 vào thế tự động và cứ bắn gục họ.</em>"
Hơn 40 năm qua, không có khẩu hiệu nào để người ta có thể
nhận ra để nhớ về không gian khủng khiếp đã bao trùm thôn 4
(Tư Cung) của Mỹ Lai, Việt Nam.
Nằm ở vùng ngoại thành cách thành phố Quãng Ngãi 12km, Mỹ
Lai được chia thành 4 thôn tụ lại thành Mỹ Sơn, thuộc huyện
Sơn Tịnh. Mỹ Sơn là nơi xảy ra hành động tàn ác gây nhức
nhối trong lòng những người đã bị thu hút bởi sự kiện xáo
động diễn ra chỉ trong 4 giờ này, một vụ thảm sát được
đề cập đến như một trong những tội ác cực kỳ ghê tởm
nhất trong lịch sử hiện đại.
Giờ thì bạn có thể tưởng tượng tôi kinh ngạc đến thế
nào khi được người bán vé du lịch chào đón trong lúc trả
tiền với câu nói "<em>Đón mừng bạn đến với Mỹ Lai,
Holocaust[] của Việt Nam.</em>"
Điều này đối với tôi thật bất ngờ. Ý tưởng được
"đón mừng" ở một nơi chôn cất tập thể chưa bao giờ
đến với tôi trong đầu. Giọng nói của cô ta làm cho tôi có
cảm tưởng rằng mình sắp trở thành một người nữa trong con
số đóng góp cho ngành du lịch tưởng-nhớ-tội-diệt-chủng.
Nếu nụ cười ấy có tươi thêm tí nữa, đây có thể là một
khu ma quỷ trong một hội chợ văn hóa giải trí.
Có thể đó là một buổi sáng ế ẩm và cô bán vé cực chẳng
đã cần phải khiến không khí tươi tắn hơn trong lúc khách
hàng thưa thớt, thành thật tìm cách để khiến cuộc thăm
viếng của mọi người trở nên đáng nhớ. Trước đó thì anh
Billy, tài xế xe ôm của tôi, đã cố gắng làm tôi cười với
những chuyện vui dí dỏm (black humor) mà tôi đón nhận một
cách nghiêm trọng hơn anh ta dự tính. Anh ta có vẻ ngạc nhiên
khi có được một hành khách Tây phương không phải từ Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, anh ta đảm bảo rằng bởi vì tôi là người Úc
châu, sẽ không có tai nạn xe cộ nào sẽ xảy ra. Hôm đó
thật là một ngày may mắn cho tôi.
"<em>Tại sao anh lại muốn đến Mỹ Lai? Vào mùa này, không
có nhiều khách du lịch đến đây,</em>" anh ta hét to trong lúc
phóng xe ngang qua các trẻ em học sinh và người đi xe đạp trên
đường phố. Tôi giải thích mục đích viếng thăm của tôi
là để nới rộng sự hiểu biết và lòng tôn trọng của tôi
đối với lịch sử chiến tranh của đất nước này. Khi tôi
đề cập đến việc tôi yêu thích Việt Nam hơn những nơi khác
mà tôi đã từng đến, Billy tấp xe vào lề đường và dừng
lại. Anh ta nhe hàm răng nhuộm màu trầu cười và trấn an tôi
rằng anh ta sẽ "<em>chở tôi về lại khách sạn trong trạng
thái còn thở.</em>"
Trước khi tôi có thể trả lời gì, thậm chí có thời gian
để suy nghĩ tại sao anh ta lại nói như thế, Billy rồ ga chạy
tiếp.
Giữa những khoảng đường dằn, Billy nói cho tôi biết số
lượng người ngoại quốc đến Quãng Ngãi gia tăng nhiều trong
khoảng thời gian kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát vào tháng 3. Anh
ta nói rằng nhiều người đã đến với máy quay phim để quay
cho đài truyền hình và đặt vòng hoa tưởng niệm.
"<em>Đó là thời điểm duy nhất mà người ta quan tâm đến
chúng tôi. Những người này đã ở đâu trong suốt 40 năm qua?
Người Do Thái và người Ả Rập kêu gọi chúng tôi hãy tưởng
nhớ những người dân của họ vì những người này đã bị
sát hại trong Holocaust. Khi người Phi châu bị giết, cả thế
giới khóc cùng họ. Kể cả Cam Bốt cũng được quan tâm hơn
vì Khờ Me Đỏ. Nhưng không ai kêu gọi tưởng nhớ cho chúng
tôi, chúng tôi cứ tiếp tục sống.</em>" anh ta nói bằng
giọng mỉa mai. Về cảm nghĩ anh ta có cho rằng sự kiện Mỹ
Lai là một Holocaust hay không, anh ta đối đáp, "<em>Vâng, hơi
ngạt, bắn giết</em>" – thể hiện bằng những tiếng "Bang!
Bang!" -, "<em>giết bằng dao găm. Tất cả đều như nhau
thôi.</em>"
Tôi suy nghĩ rất nhiều về ý nghĩa của 3 từ cuối trong câu
nói của anh ta. Có khi nào vì việc thiếu vắng từ ngữ
tượng trưng như người ta vẫn thường dùng hiện nay mà sự
tàn phá ở Mỹ Lai không được người ta quan tâm đến nhiều?
Vào năm 2000, tờ Guardian báo cáo về một vụ kiện tội phỉ
báng mà trong đó, tờ Living Marxism đã thua đài truyền hình ITN
của Anh đối với việc đăng tải hình ảnh của một người
đàn ông Bosnia được chụp trong cuộc chiến Balkan cùng với
những bài viết sau đó đã khiến dân chúng nghĩ sai lệch về
việc tội diệt chủng thật sự có xảy ra hay không. Về nạn
diệt chủng ở Rwanda, tờ Living Marxism đã viết rằng Rwanda là
"<em>một quốc gia kiên quyết trưng bày bằng chứng được xem
là 'tội ác diệt chủng' cho tất cả những du khách
xem,</em>" trong lúc tuyên bố rằng "<em>thành phần quá khích
Hulu đã thất bại trong việc sử dụng kỹ nghệ giết người
hàng loạt của Đức Quốc Xã, cho nên không thể nói rằng tội
ác diệt chủng đã xảy ra ở Rwanda.</em>"
Việt Nam tuy đã không bị thảy hơi độc, nhưng tôi nghĩ họ
đã bị dội bơm xăng và chịu đựng hầu như tất cả các
loại đạn dược. Không gian tĩnh lặng đúc kết bởi những
cánh đồng ngô bát ngát và ruộng lúa xấp xỉ nước tất cả
chỉ là một tấm bình phong. Nếu mảnh đất này có thể lên
tiếng và nói lên tất cả những gì nó đã gánh chịu trong
suốt cuộc chiến, thì sao?
Đi qua cổng chính của Khu Chứng Tích Sơn Mỹ, tôi mua cho Billy
một ly trà đá với hy vọng thuyết phục anh ta đi vào với tôi
vì không gì tốt hơn kiến thức của người dân địa phương.
Nhưng anh ta có ý kiến khác.
"<em>Hãy thuê một người hướng dẫn. Tôi đã có chổ trú
nắng và một ly giải khát,</em>" anh ta nói thẳng.
Tôi đứng đó với vẻ mặt thương hại của một chú cún con,
như một đứa trẻ không nhận được quà Giáng Sinh, hy vọng
anh ta sẽ chuyển ý. Thay vào đó, anh ta nói thêm rằng nếu anh
ta phải đi theo mỗi người khách mà anh ta chở đến khu chứng
tích này, "<em>nó có vẻ như than khóc ở bia mộ của những
người tôi chưa bao giờ gặp. Nó sẽ mất đi ý nghĩa. Tôi đi
vào trong ngày riêng của tôi cho để cảm thấy quan trọng
hơn.</em>" Billy không hề nói cho tôi biết ngày riêng đó là
ngày nào.
Với những lời ấy, hy vọng gặp riêng một người sống sót
trong vụ thảm sát phai đi phần nào. Nhưng khi đã lặn lội xa
như thế để đến đó và tìm hiểu được thêm nhiều thứ,
tôi tiếp tục hy vọng và khả năng gặp gỡ một vị cao niên
sống ở Mỹ Lai bằng lòng chia xẻ thái độ tha thứ và cho tôi
thực hiện một buổi phỏng vấn. Theo Billy nói thì có không
đến 12 người sống sót sau vụ thảm sát đó. Sự cảm hứng
của tôi bắt nguồn từ đại sứ thiện chí của UNESCO bà Kim
Phúc, người đã bị phỏng cấp ba sau một đợt tấn công
bằng bom xăng bởi chiến đấu cơ miền Nam VN tại thôn Trảng
Bàng gần Sài Gòn lúc bà lên 9.
Trong nhiều năm dài, tên tuổi của người đã hạ lệnh tấn
công là một bí ẩn cho đến khi cựu quân nhân Không Quân Hoa
Kỳ ông John Plummer (hiện trở thành mục sư tại nhà thờ
Baptist ở Purceville, bang Virginia) tự nhận mình là người đã
"dội bom" trong lúc bà Kim đang đọc diễn văn thúc đẩy hòa
bình tại Hoa Thịnh Đốn vào dịp Lễ Cựu Quân Nhân Việt Nam
năm 1996. Sau khán đài, bà Kim đã tha lỗi cho một Plummer đầy
xúc cảm về hành động của mình 24 năm trước. Bà Kim Phúc
hiện nay sống với chồng và con tại vùng ngoại ô Toronto, Gia
Nã Đại. Việc tiếp chuyện được với bà ta là việc tôi
không nghĩ tới, nhưng có thể hôm nay là ngày may mắn của tôi.
Với nguồn cảm hứng đó, tôi đến thăm ngôi làng được tái
dựng lại với vài căn nhà và những chòi nhỏ. Mỗi căn nhà
bao gồm 1 gian để ăn uống và ngủ, một sân nhỏ phía sau để
nuôi heo, gà vịt, hoặc trâu để cày bừa. Nhiều ngõ với
những dấu chân loạn xạ tượng trưng cho dân làng chạy trốn
cuộc đuổi bắt cùng với dấu giày của quân đội tượng
trưng cho mối đe dọa của binh lính. Những vỏ đạn được
đặt rãi rác tượng trưng cho sự tàn phá của súng đạn.
Hình ảnh gia súc như mèo, chó, và heo bị bắn giết được
đặt khắp nơi. Nhiều cây bồ đề được dựng lên với các
bảng treo ghi tên thành viên các gia đình bị thảm sát. Ngôi
làng tái dựng này trở thành một nơi trang nghiêm và hoang
vắng. Phía sau đó là một bức tường tượng trưng cho sự
hòa giải, một biểu tượng nghệ thuật đóng góp bởi người
dân Việt Nam và Hoa Kỳ qua nhiều năm như là một cử chỉ hàn
gắn để ghi nhớ những gì đã xảy ra trong quá khứ và nguyện
sẽ cùng hướng tới trong tình bằng hữu.
Cũng như bài diễn văn của bà Kim, bức tường này là biểu
tượng được thiết lập để mọi người có thể hướng
tới.
Đi nhanh vào trong khu chứng tích để trốn chạy cái ẩm của
không khí bên ngoài, tôi bị thu hút bởi một tấm bảng lớn
ghi tên tuổi của từng nạn nhân từ 1 đến 82 tuổi. Các món
sở hữu cá nhân như hình ảnh, giấy tờ tùy thân, thư viết
tay, và trang sức cũng được trưng bày. Vài hình ảnh phụ nữ
trẻ được trưng bày tại đây là nạn nhân của "hai trách
nhiệm với lính" (double veteran duties), tiếng lóng mô tả việc
binh lính hãm hiếp một phụ nữ (có lúc nhiều lần) trước khi
giết chết nạn nhân. Tôi chăm chú nhìn các tấm ảnh của
một cô gái trẻ và nhớ đến 1 đoạn của Jonathan Neal trong
"A People's History of the VietNam War" (Lịch Sử Một Dân Tộc
về Cuộc Chiến VN):
"<em>Cưỡng hiếp không xảy ra bởi vì bản tánh binh lính là
như thế. Nó xảy ra khi tướng lãnh dung túng nó từ phía
trên.</em>"
Tôi hối hận vì đã đem theo những quyển sách của mình làm
vật bổ sung, và tôi ước rằng mình rất ngây thơ về tất
cả mọi sự việc để việc học hỏi, không phải để chứng
minh, sẽ là mục đích đầu tiên mà tôi đến đây. Sự im
lặng đè nặng lên không khí vốn đã không lành mạnh này đôi
lúc thật giống với một nhà xác. Tuy nhiên, tôi không đơn
độc nơi đó. Cùng hiện diện với tôi trong khu chứng tích
này là 30 người từ một nhóm du khách đến từ Hà Nội. Họ
bước chậm rãi, xem xét từng nơi trưng bày, nghiêm trang tôn
trọng sự chịu đựng của quá khứ như chính họ đang khai
quật những ngôi mộ. Không ai nói một tiếng nào cả. Họ
trao đổi bằng ánh mắt, thỉnh thoảng nhìn xuống đất trước
khi bước sang ô trưng bày khác. Trong lúc tôi bước quanh khu
chứng tích, một người đàn bà tự xưng là nạn nhân sống
sót vụ thảm sát Mỹ Lai hỏi tôi có cảm giác gì khi đến
đây. Bà ta có vẻ còn trẻ nhưng lại tự nhận là đã trong
lớp tuổi 50.
"<em>Ông có cảm giác gì?</em>" bà ta hỏi tôi. Tôi cho rằng
bà ta muốn biết xúc cảm của tôi về sự tàn ác của thảm
kịch Mỹ Lai.
"<em>Kinh tởm (sickened),</em>" tôi trả lời. Có lẽ bà ta
nghĩ tôi cần một bác sĩ vì bà ấy sờ vào trán tôi.
"<em>Không, tôi chỉ bức xúc khi nhìn vào những chuyện khủng
khiếp xảy ra nơi này.</em>" Tôi trả lời.
"<em>Vâng. Lính Mỹ làm nhiều điều xấu với người dân
chúng tôi. Xin ông hãy hiểu họ rất tàn ác. Tôi hy vọng nơi
này thay đổi cách suy nghĩ của ông về cuộc chiến với Hoa
Kỳ,</em>" bà ta nói, đề cập đến tên gọi mà người Việt
dùng để gọi cuộc chiến VN. "<em>Đất nước chúng tôi
không xâm phạm Hoa Kỳ. Họ đến đây, họ nghĩ họ có thể
thắng. Nhưng chúng tôi đã dạy cho họ một bài học.</em>"
"<em>Vậy bà chính là nạn nhân sống sót của thảm kịch Mỹ
Lai?</em>" Tôi hỏi, lòng hoài nghi bà ta là một hướng dẫn
viên muốn kiếm chác hoặc chỉ là một người nói láo.
"<em>Ở Việt Nam, nếu ông còn sống sau chiến tranh, ông là 1
kẻ sống sót. Vì ai cũng đánh chúng tôi cả. Nhưng không ai
chiến thắng chúng tôi cả.</em>" Đó là câu trả lời của
bà ta.
"<em>Tôi hỏi rằng bà có phải là nạn nhân sống sót trong
vụ thảm sát Mỹ Lai hay không?</em>" Tôi hỏi lần nữa.
"<em>Phải, tôi sống gần Mỹ Lai. Đây là Holocaust của chúng
tôi.</em>" Chẳng lẽ bà ta hy vọng sẽ kiếm được tiền khi
giả làm nạn nhân sống sót của sự kiện xảy ra năm 1968?
Tôi có thể diễn kịch với bà ta và làm ra vẻ như tin vào
những gì bà ta nói, chỉ để vạch ra sự dối trá trong đó.
Nhưng nhu cầu được tiếp chuyện với một nạn nhân sống sót
quan trọng hơn, tôi không nghĩ ai đó lại giả dạng làm người
sống sót sau một thảm kịch."
Tôi kết luận bà ta là một kẻ lừa đảo.
Cuối cùng thì một nhân viên rảo bước đến và tôi một lần
nữa tự giới thiệu mình và cho anh ta biết rằng nhiều người
trên thế giới cần biết đến những câu chuyện từ một nhân
chứng sống. Lúc đầu, cơ hội có được một cuộc phỏng
vấn rất tốt, nhưng linh tính đó của tôi không tồn tại
được lâu.
"<em>Chúng tôi chỉ nói chuyện với những Cty truyền thông
lớn. Anh không quan trọng.</em>" Lời nói đó đè bẹp tính
ngông cuồng trong tôi như một chiếc bánh ép.
"<em>Tôi đã đi nửa vòng thế giới đến đây để nghe câu
chuyện của họ, không phải của anh.</em>" Tôi nói.
Để mắt đến nhóm du khách đang đi ngang qua, người nhân viên
trả lời với tôi: "<em>Người dân sống ở đây đều công
nhận Mỹ Lai là Holocaust của Việt Nam.</em>"
Tôi bắt đầu bực mình, tôi lớn tiếng nói, "<em>Tôi muốn
nghe chuyện họ kể, nhân chứng sống, nói, không phải
anh.</em>" Lúc đó, tất cả mọi người đều lắng nghe tôi
nói.
Không biết vẻ mặt hoặc lời nói của tôi có chứa đựng gì
mà sau đó vài câu tiếng Việt được trao đổi qua lại giữa
người nhân viên và vài phụ nữ trung niên trong nhóm du khách.
Họ nói vài câu, gật đầu với nhau và trừng mắt nhìn tôi
trước khi lay hoay bỏ đi tiếp tục cuộc du hành của họ. Các
tờ báo lá cải sẽ có nhiều bài nóng với sự kiện này.
Và chủ đề của bài viết đã bắt đầu hiện lên trong đầu
tôi, một trong những tiêu đề đó là Kẻ Chối Bỏ vụ
Holocaust Bị Vạch Mặt ở Mỹ Lai, vì tôi không chấp nhận lời
nói của một hướng dẫn viên / có thể là thông dịch viên /
cũng có thể là kẻ làm tiền không nghi ngờ gì cả. Đối
với bà ta thì mọi chuyện là quyền lực; còn tôi, tính xác
thực. Quan trọng hơn nữa, sự kiên nhẫn của tôi cuối cùng
cũng đã kiệt quệ. Chỉ còn lại một việc để làm; đó là
việc thắp nhang trước tượng đài biểu tượng cho một
người mẹ bất khuất ôm một đứa con của bà ta vào lòng
trong lúc dân làng bị giết hại.
Sau khi cầu nguyện cho linh hồn của người quá cố, tôi lật
quyển "4 Giờ Tại Mỹ Lai" của tôi ra một lần cuối và
đọc lại câu chuyện của Trương Thị Lê, một người đàn bà
30 tuổi của năm 1968, người đã mất 9 người thân trong ngày
định mệnh đó. Bà ta sống sót cuộc thảm sát đẫm máu
bằng cách nằm ép giữa hai thi thể, trốn khỏi được chỉ
để chứng kiến thân xác của người lẫn vật nằm rãi rác,
và một thôn làng bị dở hoang tàn sau khi binh lính bỏ đi.
Bóng ma của hơn 500 linh hồn đã thắng được trận chiến của
họ trong mục đích đuổi tôi ra khỏi khu chứng tích ấy, vì
đã đến lúc tôi phải trở lại thành phố.
Một lần nữa, Mỹ Lai trong chốc lát lại sẽ trở thành một
thôn nhỏ hẻo lánh, được thay thế bởi tiếng trẻ nít cười
đùa khi cùng bước trên đường trong các bộ đồng phục, với
những cánh đồng ngô và ruộng lúa làm khung cảnh phía sau.
Những con đường bụi đầy ổ gà được thay thế bởi nhựa
trãi đường khi phía ngoài của thành phố Quãng Ngãi hiện ra
ở phía chân trời. Tôi không còn bị vây quanh bởi tiếng
súng, tiếng la hét, và những vệt máu loang lổ của một
khoảnh khắc kinh hoàng trong lịch sử. Các xe máy và người
bán hàng rong bán mì và kem lạnh hòa lẫn với các quán cà phê
kết nối mạng internet đông đảo sinh viên. Giữa sự giết
chóc của quá khứ, gốc rễ của sự lạc quan đang nẩy nở
với những mầm non của tính vị tha.
© Copyright 2010 David Calleja.
_______________________
[*] The Holocaust: Nạn tàn sát người Do Thái dưới thời Hitler.
Ở đây người ta so sánh sự kiện Mỹ Lai với những lò thiêu
người thời Đức Quốc Xã.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4340), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét