Cao Nhật - Dân chủ thế nào để chọn nhân sự?

"<em>Quần chúng nhân dân sẽ rất sáng suốt lựa chọn người
lãnh đạo của mình và sẽ lựa chọn đúng người có tâm, có
tài nếu như chúng ta thực sự dân chủ</em>", Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng nói.

<h2>Không dân chủ hình thức</h2>

Phát biểu hôm 2/2 tại lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói:
"<em>Cần phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ để lựa chọn
được các đồng chí đủ đức, đủ tài, được nhân dân tín
nhiệm bầu vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp</em>".

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đối
thoại trực tuyến với nhân dân khi mới lên nhậm chức cũng
đã nhấn mạnh: "<em>để thu hút, để đưa được người có
tâm, có tài vào cơ quan của Đảng, bộ máy Nhà nước để
nâng cao trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng và quản
lý của Nhà nước, có rất nhiều việc phải làm, nhưng theo
tôi giải pháp quan trọng nhất, chủ yếu nhất vẫn phải là
thực sự dân chủ, phải được lựa chọn một cách công khai
và dân chủ nhất</em>".

"<em>Quần chúng nhân dân sẽ rất sáng suốt lựa chọn người
lãnh đạo của mình và sẽ lựa chọn đúng người có tâm, có
tài nếu như chúng ta thực sự dân chủ, không dân chủ hình
thức</em>", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

"Phát huy dân chủ" cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của
nhiều cựu cán bộ cấp cao trong Đảng và Chính phủ. Đảng ta
quan tâm đến phát huy dân chủ, <span class="underlined-text">nhưng
làm gì để chủ trương đó trở thành hiện thực</span>?

Trong một cuộc bàn tròn với VietNamNet hồi năm ngoái, nguyên
Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương nhấn mạnh:
"<em>Chỉ có dân chủ thực sự mới tìm ra được nhân tài
xứng đáng. Do vậy cần đổi mới cách làm nhân sự các cấp,
từ đại hội đảng cấp cơ sở, tuyển chọn đại biểu đi
dự Đại hội, cho đến Đại hội toàn quốc</em>".

Với băn khoăn lớn nhất là "cơ chế dân chủ trong Đảng",
ông Hương cho rằng "<em>trong công tác cán bộ, càng lấy ý
kiến rộng rãi, càng dân chủ thì càng chính xác. Càng dân
chủ, càng tổ chức lấy ý kiến của nhiều người thì nhân
tài càng bộc lộ</em>".

Cũng trong cuộc bàn tròn trực tuyến này, nguyên Phó Thủ
tướng Vũ Khoan nhận định: "<em>Trong thời kì mới, không
thể duy trì cách làm cũ</em>", "<em>phải có bước đi cần
thiết, truyền thống lâu dài, không thể thay đổi dễ
dàng</em>".

"<em>Chúng ta nên quen dần với việc đánh giá nhân sự theo
hiệu quả công việc cuối cùng. Ta phải thay đổi cách đánh
giá cán bộ, không chỉ từ trên xuống, mà đánh giá từ dưới
lên, các cấp đánh giá lẫn nhau. Phải làm thường xuyên, đều
đặn</em>", ông Khoan nhấn mạnh.

<h2>Minh bạch</h2>

Với trải nghiệm qua 50 năm công tác ở Ban Tổ chức Trung ương
và công tác bảo vệ Đảng, ông Nguyễn Đình Hương chia sẻ,
không giống với cách làm trước đây, khi công tác tổ chức
cán bộ đòi hỏi giữ bí mật tới giờ phút cuối cùng, thì
hiện nay đất nước đã hòa bình, đã đổi mới, nên công khai
minh bạch công tác tổ chức, cán bộ, chọn lựa lãnh đạo các
cấp.

Ông Hương cho rằng trong Đảng, có 3 cơ chế công tác cán bộ:
bầu cử, bổ nhiệm và thi tuyển. trong đó thi tuyển đem lại
kết quả khá chính xác.

"<em>Tới đây, nếu muốn chọn Thủ tướng hay chủ tịch tỉnh,
cũng cần phải đưa ra 2 - 3 ứng cử viên, họ phải trình bày
chương trình hành động trước Đại hội và để Đại hội
lựa chọn</em>", ý kiến của ông Nguyễn Đình Hương.

Bên cạnh đó theo ông Hương, lâu nay, nhân sự được dự kiến
sẵn rồi đưa ra lấy ý kiến, mà kinh nghiệm là khi trên đã
đề xuất thì ra Trung ương, ra Đại hội dễ có sự nhất trí
thông qua. Thực ra đó cũng là một cách làm dân chủ, nhưng
chưa đủ, dân chủ chưa thực sự.

"<em>Lâu nay chúng ta đã thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, hoặc
có cách làm đề ra tiêu chuẩn cụ thể và yêu cầu để cho
cán bộ tự mình ra tranh cử chức vụ do cấp trên phê duyệt.
Song cần có một cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch</em>".

"<em>Cần tạo ra sự cạnh tranh trong cán bộ, tránh để lọt
người có đức, có tài, tránh hiện tượng chạy chức, chạy
quyền, khắc phục tệ thân quen cánh hẩu, cục bộ địa
phương, cha làm quan đưa con vào lãnh đạo, dẫn đến sử dụng
cán bộ không đủ tiêu chuẩn, uy tín thấp, làm việc kém hiệu
quả, dân mất niềm tin</em>", nguyên Phó Ban tổ chức Trung ương
nhấn mạnh.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4541), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét