Mạnh Quân - Chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tính đến hôm nay, còn gần tháng rưỡi nữa là kết thúc năm
2014. Như mọi người dân bình thường, người viết ngồi kiểm
đếm từng điểm, từng điểm được nêu trong thông điệp
đầu năm và những gì mắt thấy tai, nghe đang hàng ngày diễn
ra trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Để rồi
tự mình đặt ra câu hỏi chất vấn Đại biểu quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Phải nói ngay rằng, lần đầu khi nghe thông điệp 2014 thấy
lòng mình lâng lâng, phấn khởi. Thủ tướng đã đi vào những
vấn đề gan ruột của nhân dân, nói rõ thực trạng và lực
cản phát triển đất nước. Đúng là bài viết hay và dễ
cảm. Thế nhưng chỉ cần đọc thêm lần nữa, bằng những
trải nghiệm của mình, chợt nhận ra tính chất u u, minh minh
của bài viết và khẳng định thông điệp hầu như cũng chỉ
là sản phẩm tuyên huấn, không dễ thực hiện. Thì đây, khi
nói về tầm quan trọng của đổi mới thể chế, Thủ tướng
đã đề cập đến khoán 10, luật công ty, luật doanh nghiệp tư
nhân... như là quyết sách đổi mới phù hợp đưa Việt Nam từ
một nước kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triển.
Nhưng lại quên, hoặc không đi đến tận cùng, rằng bản chất
cơ sở kinh tế của những quyết sách đó là đòi hỏi khách
quan của KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Chỉ kinh tế thị trường mới
có cạnh tranh hoàn hảo và là đòi hỏi tự thân của hoàn
thiện thể chế. Thủ tướng đã đúng khi nói nguyên nhân của
khó khăn, bất cập trong xã hội đường thời là do "... động
lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ
mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có
thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và bền
vững. Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể
chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân". Vậy
nhưng, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa thì chưa ai rõ mô tê gì làm sao hoàn thiện? Xin hỏi
các Đại biểu Quốc hội là Tiến sỹ Kinh tế Trần Du Lịch,
Trần Hoàng Ngân… rằng, các Ông có biết nó hình thù ra sao
không. Cử tri thấy các Ông rất hay phát biểu về đổi mới
thể chế thì đổi mới thế nào hay chỉ chung chung với nội
hàm âm u vô nghĩa? Người viết tự hỏi, trong các vị lãnh
đạo đất nước, các vị Đại biểu Quốc hội, có lúc nào
băn khoăn, trăn trở, rằng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản đâu
chỉ có con đường quá độ, sao ta không thử, hoặc thí điểm
tuần tự mà tiến lên, đích đến vẫn thế, để nhân dân
bớt lầm than, đất nước đỡ tụt hậu.; để tài nguyên,
khoáng sản mai này con cháu còn có mà ăn; để giang sơn, gấm
vóc mãi mãi vững bền...

Một trong những đối tượng đang làm cho đất nước kiệt
quệ, tham nhũng lan tràn, đẩy đời sông nhân dân đến chỗ
bần cùng và bức xúc xã hội dâng cao là DNNN. Giải pháp để
khắc phục yêu kém của DNNN mà Thủ tướng đưa ra là "Mọi DN
thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế
thị trường. Xoá bỏ tình trạng độc quyền DN và những cơ
chế chính sách tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh, nhất là
trong tiếp cận các nguồn lực". Nói thì như vậy, còn làm?

Xin chất vấn thủ tướng, làm sao có môi trường bình đẳng,
làm sao có bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực khi KTNN
vẫn là chủ đạo? Từ trong tâm mình, thủ tướng có thấy
bình đẳng không khi chính Thủ tướng lại đồng ý với kết
luận thanh tra tại EVN đã được "chạy án" vừa qua. Theo đó
sai phạm trước đó hơn <a
href="http://nguoicaotuoi.org.vn/phap-luat/lien-quan-den-ket-luan-thanh-tra-tap-doan-dien-luc-viet-nam-evn-ong-ngo-van-khanh-pho-tong-ttcp-cat-giam-6-500-ti-dong-nham-muc-dich-gi.html">6.500
tỷ đã được hợp thức hoá</a>. Bình đẳng ở đâu khi EVN
dùng vốn vay ODA hạch toán lòng vòng, nhập nhèm để chiếm
đoạt hàng ngàn tỷ đồng của người dùng điện, làm giá
điện tăng lên một cách giải tạo, bóp hầu, bóp họng nhân
dân. Thủ tướng dựa vào luật nào để đồng ý việc hợp
thức hoá vi phạm của EVN. Thủ tướng có biết điều 8 luật
các tổ chức tín dụng "Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không
phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng,
trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của
công ty chứng khoán". Luật này do Quốc hội ban hành, Thủ
tướng nói thượng tôn pháp luật sao lại chà đạp lên pháp
luật vậy? Bình đẳng ở đâu khi cùng hành vi nhưng tại ALCII
và ACB đều bị xử hình sự rất nặng trong khi EVN lại được
Thủ tướng đồng ý hợp thức hoá. Có bình đẳng không, khi
DNNN được hạch toán vào giá thành hàng triệu đô để cán
bộ học thạc sỹ chui, mua xe sang, xây biệt thự bể bơi...
Thủ tướng có đồng ý loại khỏi giá thành điện những
khoản chi bất hợp pháp, thực chất là ăn cắp của nhân dân
nói trên không? Trong lần tăng giá điện tới đây, Thủ tướng
có định minh bạch cách thức xử lý những khoản chi này
không? Và, khi Ngân hàng thế giới khuyến nghị Thủ tướng
tăng giá điện mới được cho vay, Thủ tướng có nói với họ
thực chất giá điện Việt Nam đang hàm chứa nhiều khuất
tất: Sự độc quyền, thói lãng phí của chủ đạo, sự gian
dối, tham nhũng vô cùng tận của đội ngũ lãnh đạo EVN...?

Một nội dung quan trọng khác của Thông điệp 2014 là Nông
nghiệp. Khỏi phải nói nỗi vất vả gian truân và bất hạnh
của hơn 60 % nhân dân Việt Nam chân lấm tay bùn. Thật tội
nghiệp, gần 70 năm một lòng một dạ theo Đảng; 40 năm đất
nước thống nhất cùng tiến lên Chủ nghĩa xã hội nhưng đời
sống nông dân còn cơ cực quá. Cứ tưởng khoảng cách giàu
nghèo ngày một cách xa; thất học, dân trí thấp, không tiền
khám chữa bệnh; nạn bóc lột, bất công; cường hào, ác bá
là sản phẩm tận đẩu, tận đâu xa xăm lắm... Ấy vậy mà
đọc báo nghe đài lại thấy đâu đó trong xã hội này, hàng
ngày vẫn diễn ra. Cần khẳng định, không riêng gì Thủ
tướng mà các nghị quyết của Đảng từ trước đến nay
đều viết về Nông nghiệp rất hay, chỉ có điều chuyện thì
"vẫn rứa". Làm sao tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị
gia tăng khi đất đai "vẫn rứa"? Làm sao tổ chức lại sản
xuất nông nghiệp, đưa khoa học, công nghệ vào sản xuất khi
tích tụ ruộng đất vẫn là câu chuyện nói cho đỡ thèm? Làm
sao cải thiện đời sống nông dân - Lực lượng đã đóng góp
quyết định vào kinh tế đất nước thời gian qua khi mà
Được mùa rớt giá vẫn là câu chuyện của hôm qua, hôm nay và
ngày mai. Liệu người nông dân thắt lòng nhìn đống dưa hấu
đỏ như máu chất ven đường có thể tin vào chế độ, có
thể tin vào chính sách của Thủ tướng khi có Ông Bộ trưởng
mặt mũi phương phi, bóng nhẩy trả lời Quốc hội"... là do ta
được mùa quá và do cửa khẩu chật quá nên không tiếp nhận
kịp. Người viết ngờ rằng trong đầu Ông Bộ trưởng này
không hề có chuyện "Bạn" đang mua móng trâu, đĩa, lá điều,
rễ cây...mua những thứ quái đản nhằm triệt hạ kinh tế
đất nước. Chẵng lễ Ông này hoàn toàn mơ hò về an ninh
quốc gia?

Rồi Ông Bộ trưởng Nông nghiệp, làm một mạch 10 năm, lúc
nào cũng được khen là trả lời thắng thắn, chân thành. Ấy
vậy mà thành quả lãnh đạo, quản lý của Ông thì vẫn mất
mùa được giá và được mùa rớt giá...

Rồi hiện tượng Đinh La Thăng. Trong thế giới văn minh, không
ai hành xử và chấp nhận cách hành xử sự vụ, vụn vặt
kiểu Ông này. Điều khôi hài là Ông Đinh La Thăng đang được
xem như tấm gương sáng trên chính trường Việt Nam. Đúng là
"Việt Nam mình nó thế". Xin thử hỏi, nếu có một ông Uỷ
viên BCT nào chất vấn vụ ông Dương Chí Dũng VINALINES thì Ông
Thăng đi đầu nước. Người viết đồng tình với Đại biểu
Cao Sỹ Kiêm, hoan nghênh sự sâu sát của Ông Thăng nhưng Ông
Thăng cần tham mưu cho Chính phủ cơ chế quản lý ngành Giao
thông. Là Bộ trưởng Giao thông thì phải nghĩ kiểm soát tổng
phương tiện thích ứng với quỹ đường sá. Phải tạo cơ
chế cạnh tranh để DN vận tải nào giá cao sẽ tự phá sản,
đề ra các biện pháp quản lý nhà nước để xử lý xe quá
khổ, quá tải, xe mất an toàn, xe chở hàng tươi sống độc
hại, phải để nhân dân tham gia kiểm tra... Đơn cử, nếu
không kiểm soát xe thương binh và giả thương bình thì chỉ năm
sau nạn tắc đường đâu lại hoàn đấy...

Xin chất vấn Thủ tướng nếu còn tại vị nhiệm kỳ tới
Thủ tướng có giới thiệu những vị đó tiếp tục làm Bộ
trưởng không; Thủ tướng có thật lòng công khai công tác cán
bộ để cử tri giúp cho để họ khỏi cười ra nước mắt như
vậy nữa không ?

Còn nhiều, nhiều lắm. Những để đỡ mất thời giờ của
độc giá, của Thủ tướng, xin được chất vấn Thủ tướng
và đồng thời chất vấn các vị đại biểu Quốc hội: Có
lúc nào các vị nghĩ 10 năm tới Việt Nam sẽ tụt hậu so với
Campuchia và Mianma ? YES OR NO QUESTION. Nếu chưa bao giờ các vị
nghĩ vậy thì thôi sang năm đừng tốn giấy mực viết thông
điệp nữa mà chỉ lấy cái 2013 hoặc 2014 sửa lại thành 2015
là đủ rồi?.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141118/manh-quan-chat-van-thu-tuong-nguyen-tan-dung),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét