Lê Công Định - Hệ thống tư pháp phải xem trọng vấn đề bảo vệ tự do cá nhân, hơn là bỏ lọt sót tội phạm

<center><img
src="https://www.danluan.org/files/u1/sub03/10543779_580947258681168_1861202067_n.jpg"
/></center>
<a
href="http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140715/chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-toa-xu-thi-khong-co-anh-hai-anh-ba-anh-tu-nao-het.aspx">Chủ
tịch nước nói và nhấn mạnh</a>: "Tòa xử án phải không
gây oan sai cho ai, không bỏ lọt sót tội phạm và không có anh
Hai, anh Ba, anh Tư nào hết".

Nhân đây xin phân tích ngắn gọn một quan niệm sai lầm về
hình luật vẫn được duy trì trong hệ thống luật pháp Việt
Nam từ 1945 ở miền Bắc và từ 1975 trên cả nước.

Hình luật tại hầu hết các quốc gia đều xem trọng vấn đề
bảo vệ tự do cá nhân, hơn là bỏ lọt sót tội phạm.

Bảo vệ tự do cá nhân đòi hỏi quy trình buộc tội phải tuân
thủ một thể thức luật định nghiêm ngặt, tuyệt đối loại
bỏ mọi khả năng thiên vị về phía hoặc áp đặt từ phía
công quyền. Chứng cứ buộc tội phải minh bạch về hành vi
phạm pháp và không dung nạp bất kỳ sự suy đoán theo hướng
có tội hoặc bất lợi nào cho bị can và bị cáo. Luật sư
thủ giữ một vai trò thiết yếu, có tiếng nói tương đương
bất kỳ cơ quan tố tụng nào, từ điều tra, truy tố đến xét
xử.

Chứng cứ buộc tội phải được thách thức công khai tại
một phiên tòa, trong đó thẩm phán chỉ giữ vai trò chủ tọa,
chứ không có quyền nhận định và kết luận bị cáo có hay
không có tội. Bồi thẩm đoàn tuy không can thiệp vào tiến
trình xét xử tại tòa, nhưng được quyền quyết định có hay
không có hành vi phạm tội sau khi lắng nghe luật sư và công
tố viên tranh luận không giới hạn về chứng cứ. Nếu chứng
cứ không rõ ràng, dứt khoát không kết tội, dù nhiều có
nhiều tình tiết khả nghi cao. Nếu bồi thẩm đoàn biểu quyết
xác định bị cáo có tội trên cơ sở chứng cứ minh bạch,
thẩm phán sẽ lượng định hình phạt theo luật.

Ngược lại quan niệm tôn trọng tự do cá nhân, chủ đích
không bỏ lọt sót tội phạm sẽ dẫn đến một số tình
trạng thường thấy ngày nay ở Việt Nam: tra tấn nghi can tại
đồn công an khi phát hiện hành vi phạm pháp; giam giữ vô thời
hạn vì không tìm được chứng cứ; suy đoán theo hướng có
tội, thay vì vô tội; cản trở và hạ thấp vai trò của luật
sư khi tham gia điều tra và biện hộ tại tòa; chú trọng "án
tại hồ sơ" hơn là tranh luận tại phiên tòa công khai; viết
án sẵn và xin ý kiến chỉ đạo xét xử từ tòa cấp trên
hoặc ban nội chính của đảng bộ địa phương; v.v... và v.v...

Một khi đặt mục tiêu không bỏ lọt sót tội phạm, làm sao
có thể giảm tình trạng gây oan sai cho công dân? Đặt hai mục
tiêu này ngang nhau, đương nhiên cơ quan tố tụng sẽ thiên về
phía không bỏ lọt sót tội phạm và mãi mãi gây oan sai cho
người vô tội như đang diễn ra hàng ngày. Cải cách tư pháp
cần phải có cái nhìn thoát hẳn lối mòn suy nghĩ của các quan
chức ngành tư pháp hiện nay. Tự do cá nhân phải được
thượng tôn thì may ra công lý mới có thể đạt được như
mong ước của Chủ tịch nước.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140716/le-cong-dinh-he-thong-tu-phap-phai-xem-trong-van-de-bao-ve-tu-do-ca-nhan-hon-la-bo),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét