<div class="boxleft300"><img
src="http://hk.l.f31.img.vnexpress.net/2012/12/20/tre-con-0-1355991747_500x0.jpg"
/><div class="textholder"></div></div>
Trên Quân đội Nhân dân ngày 18-8-2013, trong bài mở đầu đợt
phản công lời kêu gọi thành lập một đảng dân chủ xã hội
của ông Lê Hiếu Đằng, <a
href="http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/5/5/5/257875/Default.aspx">một
tác giả Trọng Đức</a> nào đó lập luận như sau: "Trên
thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng
hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm
quyền phục vụ giai cấp nào". Hai ngày sau, <a
href="http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/5/5/5/258249/Default.aspx">một
thạc sĩ Phạm Văn Thiết</a> cũng phát biểu gần nguyên xi như
vậy, cũng trên tờ báo này. Nhưng nguyên vẹn câu này thì đã
được <a
href="http://vov.vn/Chinh-tri/Vi-sao-Viet-Nam-khong-can-da-Dang/164852.vov">một
PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng</a> diễn đạt trong bài "Vì sao
Việt Nam không cần đa đảng", đăng trên trang tin của Đài
Tiếng nói Việt Nam từ hơn hai năm trước, ngày 18-1-2011. Song
đó cũng không phải là hồ sơ gốc của trị số tư tưởng
này vì trước đó, ngày 8-8-2010 cũng trên Quân đội Nhân dân,
<a
href="http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/5/5/5/120389/Default.aspx">một
Lê Văn Bảo</a> đã viết hệt như vậy trong bài "Dân chủ
phụ thuộc vào bản chất đảng cầm quyền", còn theo <a
href="http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2013/6/200535.cand">tường
thuật của báo Công an Nhân dân </a>ngày 03-6-2013 thì Ủy ban Dự
thảo Sửa đổi Hiến pháp cũng đưa ra kết luận như thế. Tài
sản tuyên huấn của bộ máy tư tưởng chính thống ở Việt
Nam hẳn là sở hữu trí tuệ tập thể, nhiều người có thể
cùng là tác giả của một câu, giống nhau đến từng chữ.
<center><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiXN7bNx2ZLDgUye70QENEl7i2AIacepzES-pGXqyH7S3Spbnkz1gvsfC38ibAQygt9FnTj8UvtNuUXJk8c1WqawA0-wMYZNOkRVNXOetZJsmIqyx8Wn23RI7r7Bpfaukse8qqYyhafvrs/s320/Blog-AmariTX.png"
/></center>
Nhưng báo chí tuyên huấn còn có lệ nhân bản một người
thành nhiều người. Bài "Dân chủ phụ thuộc vào lí tưởng
và bản chất chính trị của đảng cầm quyền" được báo
Nhân dân ngày 08-3-2013 giới thiệu là của <a
href="http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/14502-.html">một
độc giả Mai Hoàng Kiên</a>. Song Mai Hoàng Kiên cũng chính là <a
href="http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/84002-.html">độc
giả Trung Thành</a> với bài "Không ai có thể phủ nhận vai
trò của Đảng Cộng sản Việt Nam!" đăng ngày 25-2-2013, là <a
href="http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/19873102-.html">độc
giả Tuyên Trần</a> với bài "Quay đầu lại là bờ" đăng
ngày 22-3-2013, <a
href="http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/344602-.html">là
độc giả Tường Anh</a> với bài "Vạch mặt những kẻ mạo
danh" đăng ngày 14-1-2013, là <a
href="http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/845402-.html">độc
giả Trần Mai</a> với bài "Từ hải ngoại nghĩ về các 'nhà
dân chủ'" đăng ngày 30-10-2012, là <a
href="http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/752502-.html">độc
giả Hữu Đức</a>[i] với bài "Vì sao, vì mục đích gì?"
đăng ngày 13-11-2013 trên chính tờ báo này…, đồng thời là <a
href="http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&p&id=466363http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&p&id=466363">tác
giả Trọng Linh</a> với bài "37 năm bị bịt miệng trên xứ
sở tự do" trên báo Công an Nhân dân ngày 27-3-2012 cũng như là
<a
href="http://amaritx.wordpress.com/2013/08/24/hat-mam-dan-chu-co-the-moc-hay-khong-phai-do-nguoi-trong/">Khánh
Sơn</a> của một Tạp chí Nhân quyền nào đó, và tất cả lại
đều là một người, với bút danh <a
href="http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/21047202-.html">Amari
TX</a>, xuất hiện gần đây nhất với bài "Vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan"
đăng ngày 22-8-2013 trên Nhân dân. Tất cả những thông tin này
được Amari TX, tự giới thiệu là một người Việt ở Mỹ, <a
href="http://amaritx.wordpress.com/bai-viet-amaritx-tren-bao-chi/">trưng ra
như thành tích trên blog cá nhân</a> ít người biết đến của
mình.
Bước ngoặt bất ngờ nhất của câu chuyện nhân bản dư luận
viên này là mới đây, một blogger bỗng phát hiện ra rằng Amari
TX tức Mai Hoàng Kiên tức Trung Thành tức Tuyên Trần tức
Tường Anh tức Trần Mai tức Hữu Đức tức Trọng Linh tức
Khánh Sơn ad libitum cũng chính là <a
href="http://ygiao.blogspot.de/2013/08/amari-tx-la-ts-hoang-van-le-nguyen-tong.html">TS
Hoàng Văn Lễ</a>, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Xây dựng
Đảng. Điều này không có gì là hoang đường tới mức không
thể tin nổi, rốt cuộc thì ông trùm tuyên huấn của chế
độ, <a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAt_hi%E1%BB%87u_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh">Hồ
Chí Minh</a>, đã đặt cả nền móng lẫn kỉ lục khó vượt qua
cho chiến thuật phân thân và hóa thân bằng vô số bút hiệu.
Nhưng tiếc rằng phát hiện nêu trên hơi quá vội. Phiếu xét
nghiệm tư tưởng của ông TS Hoàng Văn Lễ sống ở Việt Nam
trên <a href="http://sggp.org.vn/chinhtri/2013/8/326520/">Sài Gòn Giải
Phóng ngày 26-8-2013</a> cho thấy một nhóm trị số hoàn toàn
khớp với phiếu của ông Việt kiều Amari TX sống ở Houston
trên <a
href="http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/21047202-.html">Nhân
dân ngày 22-8-2013</a>, song cũng hoàn toàn khớp với phiếu của
<a
href="http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=21889&print=true">ông
PGS Trần Đình Huỳnh</a>, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng
Đảng, trên <a
href="http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/MagazineDetails.aspx?ID=123">Tạp
chí Cộng sản số 844</a> từ tháng 2-2013. Bây giờ muốn thanh
minh rằng mình không phải Amari TX thì ông Hoàng Văn Lễ chỉ có
cách chứng minh rằng mình chính là Trần Đình Huỳnh. Tương
tự như vậy, <a
href="http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/5/5/5/258249/Default.aspx">thạc
sĩ Phạm Văn Thiết</a> chỉ có thể thanh minh rằng mình không
phải <a href="http://treonline.com/includes/print.asp?iData=1911">Amari
TX</a> bằng cách chứng minh rằng mình chính là <a
href="http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/5/5/5/120389/Default.aspx">Lê
Văn Bảo</a>. Huyết đồ tư tưởng giống hệt nhau của họ
được biểu hiện chẳng hạn qua câu này: "Nói chung ở các
nước tư bản, về hình thức, đa đảng chính trị đều 'tự
do', 'bình đẳng' trong cuộc đấu tranh nghị trường và
đều có khả năng trở thành đảng cầm quyền, nhưng trong
thực tế chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả
năng chiến thắng và bao giờ cũng có một đảng cầm quyền
hoặc lãnh đạo, có khi kéo dài nhiều thập kỷ." Who is Who
phiên bản Việt ngữ.
Quả là không có điều quái gở nào mà con người còn chưa
nghĩ ra lại xa lạ với guồng máy tuyên huấn Việt Nam. Trong
những vụ nhân bản dư luận viên và nhân bản trị số tư
tưởng này, tôi không biết điều gì đáng kinh hơn: sự giáo
điều hay sự hạ cấp của luộm thuộm, cẩu thả, ngu ngốc,
lười biếng, nhếch nhác. Mọi đối thoại không cùng đẳng
cấp đều vô nghĩa. Ước gì những người chống giáo điều
và <a
href="http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2826&rb=0507">thảo
phạt tuyên huấn </a>có được một đối thủ uyên bác, độc
đáo, chân thực và một guồng máy tuyên huấn nghiêm túc,
chuyên nghiệp.
© 2013 pro&contra
________________
[i] Lời giới thiệu của báo Nhân dân cho bài viết của Hữu
Đức, tức Trần Mai, xứng đáng được đưa vào giáo trình cho
sinh viên báo chí, nguyên văn như sau: "Sau khi Báo Nhân Dân
đăng bài Từ hải ngoại nhìn về "các nhà dân chủ" của
tác giả Trần Mai gửi từ nước Mỹ, trên một số website và
blog đã có ý kiến thực hiện theo lối cắt xén, suy diễn,
để từ đó phản đối bài viết của Trần Mai và quy kết là
"nhận định sai lầm nghiêm trọng… về quyền con người",
và lặp lại luận điệu cho rằng, Nhà nước đã đi ngược
lại các tuyên ngôn, công ước quốc tế liên quan tới vấn
đề nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết! Bình luận về sự
kiện này, cũng từ nước Mỹ, bạn đọc Hữu Ðức mới gửi
tới tòa soạn bài Tôi thật sự không hiểu tại sao, vì mục
đích gì?, xin giới thiệu cùng bạn đọc."
<strong>Phạm Thị Hoài</strong>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130828/pham-thi-hoai-nhan-ban), một số
đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét