Thư ngỏ của công dân Phạm Văn Điệp gửi Trung Tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công An Thành phố Hà Nội

<div class="special_quote"><strong>Dân Luận:</strong> Để thực sự
rộng đường dư luận (không phải kiểu rộng đường dư luận
một chiều trên báo An Ninh Thủ Đô :D), Dân Luận xin gửi kèm
với thư ngỏ của công dân Phạm Văn Điệp phần trả lời qua
điện thoại của Giám đốc Công An Hà Nội, ông Nguyễn Đức
Nhanh. Mời độc giả theo dõi ở phía dưới...</div>

Tên tôi là: Phạm Văn Điệp, là công dân Việt Nam.

Quê quán: Khu phố Thọ Xuân, phường Quảng Tiến, thị xã Sầm
Sơn, Thanh Hóa

Hiện đang sống ở Liên bang Nga, thành phố Petrozavodsk, tel:
+79114039999

Tôi là người Việt Nam rất bất bình trước những hành vi xâm
lược, phá hoại, gây hấn và bắn giết ngư dân binh lính Việt
Nam của Trung Quốc từ xưa đến nay. Tôi đã tham gia biểu tình
bày tỏ bất bình của mình trong những ngày 24.7.2011 và 7.8. 2011
ở Hà Nội, trong những ngày đó, lần đó, công an và chính
quyền tỏ ra rất cay cú với chúng tôi và có những hành vi,
thái độ khủng bố, hăm dọa đòi giải tán chúng tôi. Có rất
nhiều thông tin vu cáo cho chúng tôi bị xúi dục, kích động và
tiến tới chống chính quyền, nhưng là người Việt Nam chân
chính, chúng tôi tự tin vào lẽ phải, công lý và chính nghĩa
luôn có trong tâm hồn và dòng máu của chúng tôi được đất
nước và cha ông trao lại nên chúng tôi đã bất chấp mọi đe
dọa, hiểm nguy và sự vu cáo, chúng tôi càng phải quyết tâm
chứng tỏ chính nghĩa của mình. Thậm chí phản đối chính
quyền nếu chính quyền muốn trấn áp lòng yêu nước của
chúng tôi. Càng bị những lời lẽ ghán ghép bôi nhọ, chúng
tôi càng phải chứng minh trước công luận và nhà chức trách
rằng: <strong>Chúng tôi là những người yêu nước chân
chính</strong>.

Cá nhân tôi, khi về Việt Nam trong hoàn cảnh Trung Quốc bị gây
hấn liên tục, tôi đã làm lễ từ biệt xứ Bạch Dương để
vào chỗ dầu sôi, xác định cùng nhân dân mình đối phó với
Trung Quốc. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam –
Trung Quốc luôn luôn có và đáng tôn trọng, nhưng những tham
vọng và hành vi của nhà cầm quyền thì phải cho tôi được
nói:

Không có gì đáng tôn trọng và phải phản đối quan hệ đó.

Những câu nói của 2 nhà cầm quyền đều mang một bản chất
và hiện tượng chung, đó là nói một đằng, làm một nẻo.
Hậu quả làm cho người dân không biết hướng nào mà đi,
không biết việc gì nên làm. Dân vùng biển quê tôi, họ ra
biển đánh bắt hải sản trong tình trạng hoang mang, lo lắng và
chán nản. Ngoài biển, dân Trung Quốc họ được bảo vệ và
yên tâm đầu tư, khai thác tại vùng biển, đảo của Việt Nam
có hiệu quả, năng xuất gấp nhiều lần và không lo bị ai
tịch thu, trong khi ngư dân Việt thì không có an toàn trong ngay
vùng biển của mình, khai thác nhỏ con và luôn ở tình trạng
sạt nghiệp rình dập. Khốn khó đủ đường và nhiều người
đã bỏ nghề để làm thuê cho tàu Trung Quốc ở ngoài biển.
Trên đất liền thì hàng bao nhiêu dự án béo bở và không có
ai giám sát được Chính phủ giao cho các nhà thầu Trung Quốc,
mặc kệ cho đó là nơi có tầm quan trọng gì. Không những
thế, nguy hiểm hơn là lòng yêu nước của người dân bị bôi
nhọ và đang có một thế lực tiếp tay bịt miệng, khủng bố
lòng yêu nước của người dân mà nhà cầm quyền Trung Quốc
rất muốn.

Từ chỗ mất Hoàng Sa mà không thu hồi được, Việt Nam mỗi
ngày càng mất thêm về biển, đảo, đất liền và các thiệt
hại khác về người và của, nay tôi rất lo lắng khi thấy
chính chính quyền lại muốn khủng bố, bắt bớ, gây phiền hà
người có lòng yêu nước trước nguy cơ, tham vọng Trung Quốc.

Hiện tại, tôi không đòi hỏi gì nhiều, mà chỉ đòi hỏi ông
[<em>Giám đốc CA thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh</em> - DL]
cùng bao nhiêu quan chức khác phải làm việc trong khuôn khổ
của Hiến Pháp và Pháp luật Việt Nam để xây dựng một đất
nước Việt Nam giàu mạnh và dân chủ, để người Việt Nam
tự tin, tự chủ và vững vàng tồn tại trước bá quyền Trung
Quốc. Nhưng hôm nay 21.8.2011, sau mấy ngày theo dõi tin tức, tôi
thấy Công An Hà Nội đã bắt bớ những người Việt Nam đang
phản đối Trung Quốc để bày tỏ lòng yêu nước và sự phẫn
nộ của nhân dân trước những hành vi xâm lược, gây hấn và
đe dọa an ninh, chủ quyền. Tôi cho đó là hành vi sai trái của
công an và chính quyền Việt Nam, đó là hành vi có tội lỗi
với người yêu nước, đó là hành vi mà người ta có thể cho
rằng chính quyền và công an Hà Nội đã làm việc này để
thõa mãn lòng nhà cầm quyền Trung Quốc. Có thể cho rằng nhà
cầm quyền Trung Quốc đã dùng chính quyền và Công An Hà nội
để bắt bớ, ngăn cản những người khẳng định Hoàng Sa và
Trường Sa là của Việt Nam, chống Trung Quốc xâm lược, gây
hấn. Để xác minh việc này, tôi có gọi điện thoại cho ông
[<em>Giám đốc CA thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh</em> - DL]
và hỏi cho ra nhẽ, và ông đã khẳng định việc bắt bớ này
là đúng. Những việc ông cho là đúng thì đó những sai lầm
mà tôi muốn chia sẻ với ông.

Trong khi trao đổi, ông có khẳng định nhiều lần về việc
thực hiện theo Thông báo của UBND TP HN 18.8.2011 và cho rằng
người dân muốn biểu tình thì phải xin phép, nếu không xin
phép thì bắt tuốt và ông đã cho người bắt bớ người yêu
nước đi biểu tình ngày hôm nay 21.8.2011. Đây là một hành vi
sai trái, lộng hành mà không rõ ông đã hiểu vì sao chưa? Qua
điện thoại, ông không muốn nghe nên tôi đành phải viết thư
này. Tôi dùng quyền của tôi là người dân, là chủ nhân để
cùng chia sẻ với người công bộc, một đầy tớ đã góp
tiền để nuôi, và mong ông hãy nghe đủ ý.

<strong>Việc thứ nhất</strong>: Mọi công dân chỉ sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật. Những người bị bắt ở
Hà Nội hôm nay họ hoàn toàn không vi phạm pháp luật.

Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam không phải là hiến pháp hoặc pháp luật nên từ
nay trở đi, nếu Công an phát hiện ai đó có hành vi vi phạm
pháp luật thì lúc đó Công an mới được quyền lập án và
tiến hành theo các thủ tục theo luật Tố Tụng và Xử lý hành
chính. Nếu ai đó coi chủ trương, đường lối của Đảng là
cái đinh rỉ thì phải coi họ có quyền đó và phải tôn trọng
họ. Nếu Công An có cảm tình với Đảng CS thì mách ngoài giờ
xem người có thái độ đó là ai, nếu là dân thì đừng đụng
đến vì họ không phạm pháp, nhưng nếu họ là Đảng viên thì
chỉ ra cho Đảng khai trừ hoặc cho đi học thấm nhuần kinh bài
của Đảng. Trong việc này, trong số người yêu nước bị lính
của ông bắt, có thể có người chống lại chủ trương,
đường lối của Đảng, nhưng như đã nêu trên, Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng chủ
trương, đường lối hay khẩu hiệu của Đảng. Thời kỳ ăn
lông ở lỗ đó đã đi qua lâu rồi. Nên ông phải hòa kịp
với thời đại văn minh này. Có hai sao trong hàng tướng phải
có hiểu biết tối thiểu thì cấp dưới mới chịu nghe.

<strong>Việc thứ hai</strong>: Việc ông răm rắp thực hiện theo
thông báo không số, không ai ký, trái pháp luật là việc làm
lòi cái kém hiểu biết pháp luật và não trạng thụ động
của một vị được phong Tướng. Nhiều người đã chỉ ra
những điều bất hợp lý, không có cơ sở trong nội dung thông
báo và hình thức của thông báo, yêu cầu ông nghiền ngẫm
lại. Ông có thể thử khả năng chỉ huy lính của ông xông
thẳng vào những người biểu tình, bắt người theo cái nghị
định 38 và ra quyết định phạt hành chính rồi chờ xem
người ta khiếu kiện theo luật pháp ra sao. Đó mới là hành vi
noi gương sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Đằng này ông lại tự dưng chấp hành một thông báo mà trong
đó giảng giải dài dòng mà như tôi được biết, người đi
biểu tình vì yêu nước họ đâu có cần nghe, họ đâu có cần
thêm sự tuyên truyền vận động.

Bằng chứng là mỗi lần bắt bớ, họ càng yêu nước hơn,
càng thánh thiện hơn và phía Công An Chính quyền càng bị phơi
mặt phản nước ra, làm lợi cho Trung Quốc xâm lược và gây
hấn. Nếu tôi là nhà cầm quyền Trung Quốc, tôi sẽ tặng huân
chương và tiền bạc cho những người lãnh đạo ở Việt Nam
vì đã mạnh tay, trấn áp được những người vì đòi chủ
quyền với Trung Quốc. Nhưng tôi là người Việt Nam, tôi thấy
vô cùng bất lợi vì chính trong nước mình đang có những thế
lực và con người cũng có ý đồ cô lập những người Việt
Nam yêu nước như bá quyền Trung Quốc. Khi ông lên kế hoạch
bắt người theo thông báo, và coi đó chỉ thị của chủ tịch
UBND TP Hà Nội thì điều này chứng tỏ năng lực của ông quá
kém. Chẳng nhẽ, với người như ông, không có thông báo thì
sẽ mất hướng hay sao? Pháp luật bị mất hiệu lực rồi sao
mà phải làm việc theo thông báo dở hơi đó?

<strong>Việc thứ ba</strong>: Ông nói rằng <em>"Người dân đi
biểu tình cũng phải xin phép"</em>. Câu phát ngôn này vô cùng
ngạo ngược và đáng bị trừng phạt. Hiến Pháp Việt Nam nêu
rõ ý <em>"Người dân có quyền biểu tình theo quy định của
pháp luật"</em>. Hiện tại không có văn bản pháp luật nào
quy định người dân muốn đi biểu tình phải xin phép. Hiện
tại không có cơ quan nào ở Việt Nam được Quốc hội giao cho
thẩm quyền cấp phép cho người đi biểu tình. Ví dụ, nhận
được tin, Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa, những người
rất phẫn nộ và muốn ra Bờ Hồ để bày tỏ cho khách quan
biết, họ có thể có 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 đi ra khỏi nhà,
đến Bờ Hồ chẳng nhẽ thấy vài người khác cũng đi biểu
tình, họ phải đếm lại xem nếu trên 5 người mà cùng đứng
trên 1 lối đi thì phải quay ngay về nhà, chưa kịp nói điều
gì và nghĩ cách xin phép theo cái nghị định 38?

Tôi cho rằng, Quốc Hội Việt Nam tuy rằng Đại biểu Quốc
hội không phải là người do dân cử, song với quyền hiện có
về lập pháp và khả năng của họ, họ còn chưa biết người
biểu tình nói chung và biểu tình vì yêu nước nói riêng phải
xin phép ai, thì câu phát ngôn của ông và hành xử với dân theo
ý đó là hoàn toàn vô lối. Phải thay đổi suy nghĩ và cách
làm việc cho đúng hiến pháp và pháp luật ông Nhanh ạ. Bảo
vệ chế độ cũng phải bằng Hiến pháp và Pháp luật. Chớ có
thấy ai không thích chế độ thì lại cho rằng họ vi phạm
pháp luật vì họ có quyền thích hay không thích, yêu hay không
yêu và được nói ra cả những lý do của yêu hay ghét. Người
dân có quyền gì thì hãy bảo vệ quyền đó, ông Tướng ạ.
Quyền của người dân đi biểu tình hiện tại chưa bị hạn
chế bởi luật nào, ông phải tôn trọng luật pháp và không
được hành xử theo kiểu luật giang hồ. Dân góp tiền, giao
tài sản quốc gia cho các ông không phải để các ông hành xử
kiểu giang hồ theo miệng lưỡi tùy hứng của các ông.

<strong>Việc thứ tư</strong>: Khi tôi là người dân tham khảo
các thông tin trên mạng, có rất nhiều thông tin, thời sự rất
trung thực bằng hình ảnh, lời nói, video …nhưng ông cứ nói
rằng đó là của bọn phản động, các trang thông tin phản
động nên đừng tin. Tôi muốn chê trách ông chỗ này vì ông
đã đưa ra những thông tin sai trước những sự thật đang có.
Với phía công quyền càng không được phân biệt với lý do
thành phần hay nghề nghiệp để bác bỏ xem xét các bằng
chứng, thông tin trung thực. Lời làm chứng của một kẻ hành
khất về một vụ cướp giật đôi khi có giá trị hơn lời suy
đoán của Bộ Trưởng Bộ công an là chuyện thường tình.
Thành ra để chối bỏ sự thật, ông gán cho các nơi cung cấp
thông tin với những từ ngữ vu vơ sẽ biến ông thành kẻ
không lương thiện. Điều này, tôi rất lấy làm tiếc vì lâu
nay có rất nhiều người khoái ông, tin tưởng ý định không
có chủ trường đàn áp người biểu tình, nhưng do ông không
giữ vũng được quan điểm của mình, đã thụ động và hành
xử sai lầm trong ngày 11.8.2011.

<strong>Việc thứ năm</strong>: Thật là đáng lên án khi ông nói
rằng: <em>"không có bắt giữ người mà chỉ đưa họ về
đồn để họ trình bày yêu nước ra làm sao và nguyện vọng
của họ như thế nào …. Những người đó được thả rồi
.."</em> . Ông phải hiểu những người đó đến hồ Hoàn
Kiếm là để biểu tình tỏ thái độ bất bình với Trung
Quốc, họ đâu có nghĩa vụ phải trình bày họ yêu nước và
nguyện vọng của họ với Công An đâu. Bây giờ một người
dân với tư cách là chủ, thuê xe đến bắt ông vào chỗ nào
đó để hỏi ông yêu nước ra làm sao và muốn gì thì ông có
chịu không?

Tôi nghĩ rằng, những việc suy nghĩ không đúng, những chủ
trương không hợp lý, những văn bản phi lý cần phải vô hiệu
hóa và tuyệt đối không thực hiện, hạn chế khả năng phạm
pháp, coi thường Hiến Pháp và Pháp luật. Nếu ông không đủ
khả năng phân biệt việc nào không hợp lý hay hợp lý thì cứ
lập ra một trang web riêng, ghi lại các việc đã làm, các việc
khó làm thì tôi và nhiều người khác sẽ góp ý, hướng dẫn
cho ông. Trách ông thì rất nhiều, nhưng ai cũng hiểu ông cũng
là người trên bị đe, dưới bị búa nên thà rằng giúp ông
chững chạc, phục hồi nhân phẩm vẫn có ý nghĩa hơn là bác
bỏ ông.

Dưới đây là trích đoạn audio mà chúng tôi đã trao đổi với
ông để ông suy ngẫm lại.

Kính

<strong>Phạm Văn Điệp</strong>

_______________________________

Thư ngỏ của công dân Phạm Văn Điệp đã được phổ biến
trong blog <a
href="http://phamvandiep.blogspot.com/2011/08/thu-ngo-gui-trung-tuong-nguyen-uc-nhanh.html">Phạm
Văn Điệp</a>

___________________________


<h2>Trích đoạn băng ghi âm cuộc trao đổi với Giám đốc CA
thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Nhanh:</h2>

- A-lô, xin hỏi ông có phải ông Nguyễn Đức Nhanh không ạ?

- Thưa chị có việc gì?

- Tôi là một người dân Việt Nam đang sống và làm việc ở
nước ngoài, tôi muốn hỏi anh, trên mạng sáng nay tôi đọc tin
trực tiếp bên này, thấy một số người dân yêu nước đi
biểu tình, mà tại sao lại bắt bớ những người như thế là
có hợp lệ không anh nhở?

- Bây giờ thế này nhớ, tôi nói với chị thế này. Nếu mà
chị thiện chí, chị là người Việt Nam, chị đang ở nước
ngoài, chị ra bằng con đường nào tôi không quan tâm, nhưng
nếu chị quan tâm việc này, tôi nói chính thức với chị và
chị giải thích cho anh em ở bên đó biết là ở Việt Nam không
đàn áp người biểu tình yêu nước. Và ở Việt Nam muốn tụ
tập đông người, muốn biểu tình thì phải xin phép. Sáng nay
thì có một số người tụ tập trái phép, gây rối trật tự
công cộng và Ủy ban thành phố người ta có quy định rằng
không được tụ tập, và Chính phủ có nghị định 38 về
việc này rồi. Sáng nay một số người vẫn cố tình tụ tập,
thì anh em người ta phải đưa về để giải thích tuyên
truyền. Còn số nào cầm đầu quá khích gây rối trật tự
công cộng đã bị bắt giữ. Chị sống ở nước ngoài chị
biết rồi, sống ở nước ngoài cũng phải tuân theo pháp luật
ở nước ngoài. Tôi nghĩ chị đang ở vùng nào ở Nga thì
phải,...

- Điều đó không quan trọng đâu ạ...

- thì chị cũng phải tuân theo pháp luật. Đúng rồi, chị sống
ở đâu không quan trọng, chị ra nước ngoài bằng đường nào
tôi cũng không quan tâm, nhưng chị ở bất kỳ đất nước nào
cũng phải tuân theo pháp luật ở đất nước đó, chị đồng
ý với tôi không?

- Vâng ạ.

- Bất kỳ ở đất nước nào, ở Việt Nam cũng thế mà đâu
cũng vậy, kiểu gì cũng phải có pháp luật. Nhà nước quản
lý bằng pháp luật. Mình là công dân, mà người nước ngoài
sống trên đất nước người ta cũng phải chấp hành, chứ
đừng nói là công dân của nước đó, đúng không nào?

- Vâng, điều đó tôi công nhận với anh. Nhưng ý tôi muốn nói
thế này anh này, từ khi Trung Quốc gây hấn với Việt Nam,
chúng tôi là những người dân Việt Nam, tất nhiên là đang sinh
sống ở nước ngoài, nhưng chúng tôi cũng rất là phẫn nộ.
Cái trạng mà cứ để cho nó lấn chiếm thế này thì chúng tôi
rất lo ngại rằng tình trạng Việt Nam sẽ bị mất nước. Thì
chúng tôi...

- Đấy là biểu hiện của lòng yêu nước. Thể hiện lòng yêu
nước phải thể hiện như thế nào cho đúng pháp luật, đúng
quy định. Chứ không phải muốn thể hiện lòng yêu nước là
cứ ra đường hô hào vô chính phủ là không được. Ở đâu
cũng thế chị ạ, ở nước ngoài muốn biểu tình cũng phải
xin phép, trong khuôn khổ, trong khu vực nào. Ở Anh vừa rồi
một số đối tượng quá khích xuống đường, Anh cũng bắt
hết.

- Cái hiện tượng một số người kích động, rồi phản
động rồi bán nước thì các anh cứ tìm tòi và bắt triệt
để. Nhưng tôi thấy những người dân chỉ biểu hiện lòng
yêu nước...

- Không phải, chị ở xa chị không biết những người dân vừa
rồi đâu chị ạ. Nếu chị muốn hiểu, theo tôi chị về
nước mà tìm hiểu. Chị liên hệ với tôi, tôi đón chị và
cho chị tìm hiểu nhớ. Những người ấy là ai và như thế nào
nhớ.

- [Giọng đàn ông khác] A-lô, anh Nhanh đấy phải không? Người
dân người ta chỉ phản đối Trung Quốc xâm lược, sao anh lại
bắt?

- Không phải, anh không hiểu gì cả, người ta gây rối trật
tự công cộng, vi phạm pháp luật. Bắt bớ là bắt bớ người
vi phạm pháp luật, không ai bắt bớ người yêu nước của
mình cả, anh hiểu không? Anh ở nước ngoài, anh không biết...

- Theo như tin trên mạng, chúng tôi thấy những hình ảnh người
ta đứng trên vỉa hè.

- Mạng đấy là những trang mạng phản động, anh hiểu không?
Nếu anh thực sự yêu nước, anh quan tâm, thì anh phải tìm
hiểu những trang chính thống, văn bản của Ủy ban Thành Phố,
của Chủ tịch thành phố chỉ đạo. Thứ hai là nghị định
của Chính Phủ quy định rồi, anh phải hiểu điều đó...

- Thế thì cái quyền biểu tình của người dân Việt Nam thì
các anh định bỏ vứt đi à, hay là như thế nào?

- Biểu tình thì phải xin phép...

- Cái luật nào bảo rằng biểu tình phải xin phép hả anh? Ở
Việt Nam làm gì có luật Biểu tình?

- Anh không đọc văn bản, anh không hiểu gì nhé. Thôi anh đừng
nói gì, anh muốn biết anh về đây nhé. Về đây mà anh phản
động thì chúng tôi cũng bắt.

- Chúng tôi đã về Việt Nam rồi, nhưng hôm nay chúng tôi thấy
tin người Việt Nam chỉ có phản đối Trung Quốc xâm lược,
mà tại sao các anh lại bắt...

- Đấy là anh nghe tin một chiều, anh hiểu không? Anh không hiểu
gì cả, nhớ...

- Những hình ảnh lưu truyền trên Internet đây cho thấy người
ta chỉ đứng trên vỉa hè, hô đả đảo Trung Quốc xâm lược,
vậy mà các anh công an ra dùng xe bắt hết người ta đi.

- Lãnh đạo thành phố người ta đã quy định không được tụ
tập đông người nơi công cộng, gây rối trật tự công cộng,
tại sao tụ tập?

- Thế bờ hồ Hà Nội có phải là nơi cấm người ta đến hô
đả đảo Trung Quốc không anh?

- Tốt nhất là anh về đây, mà anh về mà anh [chỗ này nghe
không rõ lắm, hình như là "nói nữa" - DL] là tôi cũng bắt
đấy.

- Chúng tôi về rồi, chúng tôi muốn là các anh làm sao cho đúng
pháp luật một tí.

- [Nói gì đó không nghe rõ rồi cúp máy]

[Gọi lại]

- [Lại giọng nữ] Xin lỗi, anh Nhanh ạ, anh cho tôi hỏi thêm
mấy câu nữa được không ạ?

- Tôi không có thời gian, chị hỏi ngắn gọn thôi...

- Tôi đang nói chuyện dở, mà tôi là người dân, tôi thấy anh
là một ông tướng, đang lãnh đạo dân...

- Thôi, chị không quan tâm đến cái đó, bây giờ chị muốn
hỏi cái gì?

- Tôi muốn hỏi tôi thấy những hình ảnh trực tiếp ở trên
mạng đó, thì những người dân người ta...

- Chị không biết đấy là ai, nhớ!

- Không biết đấy là ai, nhưng người ta có gây rối trật tự,
lấn chiếm lòng đường đâu?

- Những người đấy chúng tôi không bắt giữ, những người
đấy chúng tôi đưa về để người ta trình bày yêu nước ra
làm sao, nguyện vọng thế nào. Những người đấy chúng tôi
không bắt giữ. Bây giờ họ về nhà cả rồi. Chị cứ yên
tâm, rằng chúng tôi chỉ bắt giữ những người có hành động
vi phạm pháp luật, còn những người không vi phạm chúng tôi
không bắt một ai cả, nhớ. Tôi đang bận, tôi chỉ trả lời
chị đến thế thôi nhớ!

[Kết thúc cuộc trao đổi qua điện thoại]

<em>Tqvn2004 trích từ băng ghi âm do blogger Phạm Văn Điệp cung
cấp.</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9691), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét