đoàn, tổng công ty nhà nước. Ấy là do Nghị định 25/2010
của Chính phủ quy định các công ty nhà nước sắp tới khi
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
thì thành viên Hội đồng thành viên "<em>không là cán bộ
lãnh đạo trong bộ máy nhà nước</em>".
Trước hết nói về tên gọi. Theo Luật Doanh nghiệp, công ty
cổ phần thì có Hội đồng quản trị, công ty trách nhiệm
hữu hạn thì có Hội đồng thành viên. Hiện nay các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước đều tổ chức theo cơ cấu Hội
đồng quản trị nên sắp tới, khi chuyển đổi tất cả sẽ
phải đổi thành Hội đồng thành viên.
Với quy định thành viên Hội đồng thành viên "<em>không là
cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước</em>", những cán
bộ nhà nước đang là bộ trưởng hay thứ trưởng được cử
kiêm nhiệm các chức vụ như Chủ tịch, ủy viên Hội đồng
quản trị các tập đoàn, tổng công ty sẽ phải từ nhiệm
một trong hai vai trò. Ví dụ, tháng 10 năm ngoái, ông Lê Dương
Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương được cử kiêm nhiệm chức
vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Than và Khoáng
sản Việt Nam (TKV) nhưng tháng 7 năm nay sẽ không còn kiêm
nhiệm như vậy được nữa. Điều đáng ngạc nhiên là truy
cập vào trang web của TKV vào cuối tuần trước, trong phần
"Tổ chức bộ máy" vẫn thấy ghi ông Đoàn Văn Kiển làm
Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn này!
Riêng Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước không
rõ có được xem là ngoại lệ hay không vì hiện nay ban lãnh
đạo tổng công ty này gồm nhiều cán bộ kiêm nhiệm như ông
Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính (kiêm nhiệm Chủ tịch
Hội đồng quản trị), ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ
Công Thương; ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế
hoạch-Đầu tư; ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính
– tất cả đều đang kiêm nhiệm làm ủy viên Hội đồng
quản trị.
Hàng loạt trường hợp tương tự như vậy sẽ phải giải
quyết trước tháng 7-2010 tại nhiều tổng công ty khác, kể cả
tổng công ty trực thuộc bộ hay tỉnh, thành phố.
<center>* * *</center>
Chuyện một quan chức phát biểu "<em>một đất nước nghèo
mà bỏ ra cả tỷ đô-la để nhập điện thoại iPhone là không
cần thiết</em>" đã được chứng minh không chính xác. Ở
đây không bàn đến các con số nữa. Vấn đề là một khi phát
hiện những bất cập trong thực tế (nếu có thật), giả dụ
việc nhập khẩu các mặt hàng đắt tiền như điện thoại
hạng sang, xe hơi giá tiền tỷ, máy bay tư nhân… điều phải
làm là các cơ quan hành chính đề xuất biện pháp giải quyết
như đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Quốc hội là nơi cân
nhắc để phê chuẩn hay bác bỏ những sửa đổi luật lệ
hiện hành. Khi luật lệ chưa thay đổi thì bộ máy hành chính
không thể can thiệp, bất kể độ "bức xúc" có cao đến
đâu.
Nhưng có nhiều trường hợp nếu cứ vin vào luật lệ hiện
hành để "bao che" cho cấp dưới làm bậy thì quan chức cũng
đang làm sai.
Khi công luận phát hiện ông Nguyễn Hải Châu, Phó vụ trưởng
Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đứng
tên chủ biên chừng 18 cuốn sách tham khảo ôn thi đủ các môn
từ Toán, Lý đến Sử, Văn… đại diện của Bộ vẫn chống
chế rằng đây là việc làm cá nhân không liên quan gì đến
Bộ và xét theo Luật Xuất bản thì không có gì sai cả.
Tại sao lại sử dụng Luật Xuất bản để biện minh? Tại sao
không xét đến các quy định sẵn có về việc cấm lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để tư lợi cá nhân? Câu khẳng định
"<em>không có yêu cầu nào [từ Bộ] bảo các em dùng sách tham
khảo</em>" cũng không chính xác. Trong công văn số 1556 gởi
các sở GD&ĐT, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học đã yêu cầu
"<em>Tiếp tục nghiên cứu quán triệt tài liệu Hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình
THPT…</em>". Và ông Nguyễn Hải Châu đứng tên tác giả các
tài liệu này cũng như nhiều sách tham khảo mang tựa đề gần
gần giống như vậy. Tình hình những năm trước cũng vậy, ví
dụ năm 2008, Vụ Giáo dục Trung học đề nghị các Sở
"<em>thông báo để các trường PTTH hướng dẫn giáo viên và
học sinh lớp 12 đăng ký mua và sử dụng tài liệu ôn tập nói
trên</em>".
Ngày xưa, người ta đã từng dặn nhau, đi qua ruộng dưa đừng
cúi xuống sửa giày; đi qua vườn đào đừng đưa tay ngả mũ.
Ấy là dặn nhau ý tứ trong hành xử, đừng để thiên hạ nghi
ngờ trong bất kỳ tình huống nào. Đằng này sự việc đã rõ,
nếu không xử lý nghiêm làm sao điều khiển được bộ máy?
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4721), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét