Là một nhóm di dân tương đối mới đây, đa số người Mỹ
gốc Việt nằm trong thế hệ thứ nhất và thứ hai. Người
Việt nằm thấp trong bảng về lợi tức so với các nhóm chính
người Á Châu tại Mỹ. Tại Mỹ, có đến một triệu người
từ 5 tuổi trở lên là người nói tiếng Việt ở nhà. Tiếng
Việt đứng hàng thứ bảy trong ngôn ngữ được nói thông
dụng ở Hoa Kỳ. So sánh với những người tị nạn khác,
người Mỹ gốc Việt có phần trăm nhập tịch công dân Mỹ cao
nhất.
<center><img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/DR-_EUGENE_TRINH.jpg"
alt="" width="400px"/><br />
<em>Dr. Eugene Trinh</em></center>
<center><img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/330px-DatPhan.jpg"
alt="" width="400px"/><br />
<em>Cầu thủ chơi banh bầu dục Dat Pham</em></center>
<center><img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/400px-Tila_Tequila_2008.jpg"
alt="" width="400px"/><br />
<em>Co Tila Tequila là người Việt nổi tiếng với những ảnh
xốc</em></center>
<center><img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/398px-JosephCaoOfficialPhoto2009.jpg"
alt="" width="400px"/><br />
<em>Dân biểu liên bang Joseph Cao</em></center>
<center><img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/633px-Cung_Le_at_WonderCon_2009.jpg"
alt="" width="400px"/><br />
<em>Cung Le người Mỹ gốc Việt là kickboxer, mixed martial artist,
diễn viên sống tại San Jose, California</em></center>
Thế hệ thứ nhất của người Mỹ gốc Việt chưa đồng hóa,
hội nhập lẹ vào dòng chính Hoa Kỳ vì những người nhập cư
này vẫn còn văn hóa và tình cảm kết nối với quê hương và
tương đối khác biệt về đồng hóa với thế hệ thứ hai mà
theo họ Việt Nam chỉ là một hình ảnh trừu tượng. Cũng như
với con cháu của các nhóm dân nhập cư khác, các thế hệ trẻ
của người Mỹ gốc Việt được giáo dục bởi văn hóa Mỹ,
người Mỹ gốc Việt này đang ngày càng nói tiếng Anh chứ
không phải là tiếng mẹ đẻ Việt Nam nữa. Ngoài ra, các thế
hệ trẻ đã hấp thụ nhiều hơn nữa với văn hóa phương Tây
hơn là truyền thống văn hóa Việt Nam của họ. Các suy nghĩ
về gia đình và Nho giáo của nền văn hóa Á Châu đã dần dần
biến mất. Phụ nữ người Mỹ gốc Việt không còn chấp nhận
việc nội trợ và họ ngày càng đi học đại học hay chuyên
môn để có nghề nghiệp như doanh nhân, công chức hay các nhân
viên chuyên môn.
<strong>Quan điểm về Chính trị </strong>
Là người Mỹ gốc Việt tị nạn Cộng sản, nhiều người
kịch liệt chống Cộng. Người Mỹ gốc Việt thường xuyên
tham gia các cuộc biểu tình chống lại chính phủ Việt Nam,
nhân quyền và chính sách những người mà họ cảm nhận với
nó. Như trong năm 1999, cuộc biểu tình chống lại một chủ
cửa hàng cho thuê phim tại Westminster treo lá cờ Cộng Sản
Việt Nam và một bức tranh của Hồ Chí Minh trong tiệm. Lúc lên
cao nhất là khi 15.000 người Việt đã tổ chức một buổi cầu
nguyện ở phía trước cửa tiệm này trong một đêm, gây gián
đoạn nghiêm trọng giao thông. Người Mỹ gốc Việt gia nhập
đảng Dân Chủ ít hơn là đảng Cộng Hòa vì trong quá khứ
đảng Dân Chủ được xem là ít hỗ trợ cuộc chiến tranh
Việt Nam chống Cộng Sản. Tuy nhiên, ủng hộ đối với Đảng
Cộng Hòa đã phần nào bị xói mòn trong những năm gần đây,
kể từ khi Đảng Dân Chủ được xem là thích hợp hơn cho thế
hệ thứ hai và có lợi cho người Việt tị nạn nghèo. Nó
tương tự như dòng chính tại Hoa Kỳ khi nghèo thì họ thường
tự nhận là đảng Dân Chủ nhưng khi giầu thì là đảng Cộng
Hòa.
Gần đây, người Mỹ gốc Việt đã thực hiện những quyền
lực chính trị đáng kể tại New Orlean, Quận Cam, Silicon Valley,
Houston, Tarrant Texas và và các khu vực khác. Nhiều người đã
giành được những chức vụ tại các đơn vị dân cử ở các
cấp địa phương và toàn tiểu bang tại California, Texas và liên
bang tại New Orlean. Một số người Mỹ gốc Việt phục vụ
hoặc đã phục vụ trong Hội đồng thành phố Westminster và
Garden Grove; các pro tempore thị trưởng Westminster là một người
Mỹ gốc Việt. Năm 2004, Trần Văn và Hubert Võ đã được bầu
vào cơ quan lập pháp bang California và Texas, và năm 2008 ông
Joseph Cao đắc cử làm dân biểu liên bang tại thành phố New
Orlean. Bà Hồng Trần là người Mỹ gốc Việt có tham vọng cao
nhất khi ra tranh cử chức vụ Thượng Nghị Sĩ liên bang Hoa Kỳ
tại tiểu bang Washington. Một số người Mỹ gốc Việt gần
đây cũng đã vận động các chính phủ địa phương hay tại
các thành phố lấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thay thế lá cờ
CS Việt Nam hiện nay là biểu tượng của Việt Nam tại Hoa Kỳ,
một động thái nhằm gây sự phản đối từ chính phủ Việt
Nam.
<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/800px-South_Vietnamese_flag_parade.jpg"
alt="" width="400px"/>
<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/800px-VietnamWarMemorialinHouston.jpg"
alt="" width="400px"/>
<em>Những lá cờ VNCH này hay những đài tưởng niệm quân nhân
VNCH và Hoa Kỳ đã làm khó chịu chính quyền Việt Nam</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4713), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét