Trần Văn Tuấn - "Tôi không sợ thiếu binh mà chỉ sợ lòng dân không theo"

Về cơ bản, chúng ta đều đồng ý với nhau rằng, Dân tộc
Việt Nam luôn là một khối đại đoàn kết, đặc biệt khi
đất nước lâm nguy, bị ngoại bang xâm lấn. Tinh thần đoàn
kết và sẵn sàng hy sinh vì nước đó thấm đẫm trong dòng máu
của mỗi người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể
tập hợp và huy động sức mạnh đó từ nhân dân để đánh
đuổi kẻ thù, giành lại giang sơn.

<div class="boxcenter400"><img
src="http://dienngon.vn/Content/Blog/Articles/1412/suc-manh-viet-trong-thoi-binh.jpg"
/><div class="textholder">Ảnh: Quân Nguyên Mông ba lần thất bại
ở Việt Nam (nguồn: internet)</div></div>

<h2>Nhìn lại lịch sử</h2>

Lịch sử Việt Nam thời độc lập ghi nhận một số bài học
đau thương khi Nhà cầm quyền thất bại trong việc huy động
và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân và kết cục là
nước mất nhà tan. Sự kiện nổi bật thứ nhất là vào thời
Nhà Hồ, khi Hồ Quý Ly có trong tay tới 40 vạn binh (một con số
rất lớn thời bấy giờ), nhưng đúng như nhận định của Hồ
Hán Thương là "tôi không sợ thiếu binh mà chỉ sợ lòng dân
không theo", Nhà Hồ đã nhanh chóng thất bại trước ngoại
bang dẫn đến một hậu quả có thể nói là đau thương bậc
nhất trong lịch sử Đại Việt kể từ năm 938, đó chính là
bị Nhà Minh cai trị trong 20 năm (1407 – 1427) và tất cả những
gì tinh túy của văn hóa Đại Việt đều bị người Minh phá
hết hoặc cướp mang về TQ – trong đó có các nghệ nhân làng
gốm Chu Đậu và Bí kíp làm súng Thần công của cha con Hồ Quý
Ly.

Sự kiện nổi bật thứ hai, đó là thời vua Tự Đức, Nhà
Nguyễn, hai lần thất bại dưới tay một lực lượng rất nhỏ
của thực dân Pháp (năm 1873 và 1882). Cái chết của Tổng đốc
Hoàng Diệu (năm 1882) dưới con mắt nhiều sử gia là sự hy sinh
của một kẻ sĩ, anh hùng, chết vì không hoàn thành sứ mạng
được Vua giao phó và không chịu nhục,v.v. Tuy nhiên xét trên
những khía cạnh khác thì cái chết của ông ít nhiều phản
ánh sự bất lực của Nhà cầm quyền thời bấy giờ trong bối
cảnh lòng dân tan rã và mạnh ai nấy lo.

Sự sụp đổ đau thương do trong thời bình chính quyền đã
để mất lòng dân vì lợi ích nhóm bị đẩy lên quá cao và
đối với nhiều người thì thậm chí nó che lấp cả quyền
lợi Quốc gia. Tầng lớp quý tộc, tập ấm - được hình thành
từ con cháu, hậu duệ của những công thần lập Quốc và các
Vương, Công sau này do được hưởng nhiều tài sản và quyền
lực từ cha ông nên với những thứ sẵn có, họ không cần
cố gắng lắm vẫn có thể giữ được vị thế và quyền uy
của mình và sở hữu phần to nhất của chiếc bánh bổng lộc.

Nhóm thứ hai cũng là nhóm chiếm giữ một phần không nhỏ của
chiếc bánh đó chính là tầng lớp Quan lại được bổ dụng
và thăng tiến thông qua con đường khoa cử chính thống lẫn mua
quan bán tước. Cùng với danh vọng và bổng lộc ngày càng tăng
lên do vị thế mang lại, các giá trị của Trí, Tín, Nghĩa ngày
càng giảm đi hoặc thậm chí mất hẳn trong tâm thức của
nhiều Quan lại. Trong khi đó những hạn chế của Nho giáo như
"bảo thủ" – ngại thay đổi; "bè cánh, phe phái"; "tôn
ti, trật tự" một cách cứng nhắc và "háo danh" lại có
điều kiện được nở rộ và có phần chiếm ưu thế.

Có thể nói sự tha hóa của bộ phận Quan lại khi thiếu đi
các định chế giám sát, kiểm soát bởi các Quân Vương (yếu
kém) và Luật pháp (lỏng lẻo) là bước khởi đầu cho một chu
kỳ mới – sự suy thoái của Quốc gia. Đây chính là gốc rễ
làm lòng dân ly tán dẫn đến việc nhân dân quay lưng lại
vương triều khi đất nước lâm nguy.

<h2>Bài học cho hôm nay</h2>

Nhìn lại lịch sử và các chu kỳ thịnh, suy của đất nước
ta cũng như khả năng tiềm ẩn và sức mạnh Việt, hẳn có
đôi điều chúng ta cần suy ngẫm:

Thứ nhất, thực tế đã cho thấy không phải lúc nào nhân dân
chúng ta cũng đều sẵn sàng đoàn kết lại và hy sinh khi đất
nước lâm nguy. Sức mạnh của tình đoàn kết Việt chỉ có
thể phát huy hiệu quả khi nó được tạo dựng liên tục, dựa
vào niềm tin nơi thể chế và những thứ tốt đẹp hơn trong
tương lai. Một khi dân chúng không còn niềm tin vào chính quyền
nữa thì họ sẵn quay lưng lại bất chấp những mất mát có
thể gây ra. Sự quay lưng này có thể xuất phát từ hai nguyên
nhân đó là (i) Dân chúng không có niềm tin về khả năng chiến
thắng hoặc (ii) "Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa" nên họ
thờ ơ với thế sự.

Thứ hai, về lý thuyết, xã hội chúng ta ngày hôm nay không còn
tồn tại cái được gọi là tầng lớp tập ấm hay Công hầu
khanh tướng. Nhưng thay vào đó, vẫn tồn tại một hiện
tượng mà dân gian gọi là 4C hay "Con Cháu Các Cụ". Đội
ngũ này, tuy không chính thức được thừa nhận giống như các
Quý tộc tập ấm ngày xưa, nhưng về bản chất là giống nhau.
Với các lợi thế về thông tin cùng các mối quan hệ cũng như
sự ảnh hưởng của cha, ông đã giúp cho họ dễ dàng kiếm
được những đơn hàng béo bở cùng lợi nhuận kếch xù và qua
đó nắm giữ một phần lớn cái bánh của cải Quốc gia.

Thứ ba, một nền kinh tế mạnh cần phải được vận hành theo
quy luật thị trường thuận theo lẽ tự nhiên hơn là can thiệp
quá sâu từ phía Nhà nước. Chừng nào, Quan chức vẫn đóng vai
trò lớn và gây ảnh hưởng quan trọng đối với các hoạt
động kinh tế thì khi ấy nguy cơ về lộng hành và tham nhũng
là khó tránh khỏi. Hiếm có nơi nào mà một công chức quèn
cũng có thể gây khó cho người dân và doanh nghiệp như ở
Việt Nam. Thiếu trách nhiệm giải trình và khung pháp lý mạnh,
chặt chẽ chính là lý do để hiện tượng Quan chức có tâm lý
coi người dân là "dân đen con đỏ" "bảo gì nghe vậy, nói
gì làm nấy".

Hơn hết thảy, một đất nước không thể hùng cường và
tiến xa theo hướng bền vững nếu thiếu đi sự đoàn kết và
chung tay của mọi tầng lớp. Nếu niềm tin tôn giáo, tín
ngưỡng, hay luân lý giúp chúng ta hạn chế hay chế ngự các
tham sân si trong mỗi con người theo xu hướng tự nguyện, thì
tinh thần thượng tôn pháp luật chính là cái chúng ta đang rất
cần để tạo dựng một xã hội trật tự theo hướng văn minh.
Chỉ khi nào các chính sách được xây dựng và triển khai một
cách minh bạch cùng một hệ thống vận hành xã hội của Nhà
nước Pháp quyền thì khi ấy hiện tượng "đi trước đón
đầu" của các tập ấm thời hiện đại mới có thể bị
loại bỏ. Và khi đó mới mong một xã hội có công bằng, bình
đẳng và tình thương yêu làm nền tảng để phát triển và
chống chọi lại các mối đe dọa quốc gia.

Là người Việt Nam, dù ở đâu, làm gì, chúng ta vẫn có rất
nhiều sứ mệnh chung cần chia sẻ ngay bây giờ và mãi mãi về
sau. Đất nước chúng ta chỉ thực sự hùng cường khi lòng dân
được củng cố. Đừng để lợi ích nhóm khiến cho lòng
người bị ly tán, buông xuôi. Vận mệnh quốc gia không thể
để bị trôi theo sự xô đẩy vì quyền lợi của những cá
nhân hay sự chi phối của ngoại bang. Có như vậy, chúng ta mới
tránh được các bài học đau thương trong lịch sử, và vun
đắp cho một tương lai tốt hơn cho mỗi người.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141204/tran-van-tuan-toi-khong-so-thieu-binh-ma-chi-so-long-dan-khong-theo),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét