Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Nghiệp dư và đạo nhạc

<div class="boxright300"><img
src="https://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2014/12/04wtibusinessplagiarismmarkairsistockphoto-1364924937214.jpg?w=300&h=285"
width="300"><div class="textholder">Ảnh: theinstitute.ieee.org</div></div>
<em>Câu chuyện ca sĩ trẻ Sơn Tùng gần đây bị cho là đạo
nhạc đang là chủ đề của nhiều lời bàn tán. </em>

<em>Chỉ tiếc là ngay trong giới âm nhạc chuyên nghiệp cũng
không có những luận cứ vững chắc cần thiết khiến không ít
khán giả phân vân.</em>

Bài viết này không chọn đối tượng để phán xét, mà chỉ
nhân một sự kiện thử tìm các tên gọi đúng của đời sống
âm nhạc chuyên nghiệp – vốn lâu nay vẫn quen nhìn với góc
độ giải trí, nhận định cũng thiếu sự tham khảo từ các
sự kiện có liên quan ở trong nước và thế giới.

<strong>Sáng tác trong tinh thần người hâm mộ</strong>

Âm nhạc vốn là một môn nghệ thuật phức tạp của việc
hình thành các tác phẩm, mọi thứ dễ bị lẫn lộn giữa
"của tôi hay của anh" bởi việc tư duy các tác phẩm có
thể là tác phẩm khởi tạo nguyên bản (original) hay phát sinh
từ nền hay một phần từ sáng tác của người khác
(inspiration).

Việc thưởng thức và quá hâm mộ luồng tác phẩm nào đó
cũng là một trong những nguyên nhân của giai đoạn tự ám thị
(self-suggestion) khiến mình trở thành kẻ trộm mang tính vô
thức hay chủ ý, tạo ra những tác phẩm "na ná".

Dù là một trong những nhóm nhạc được coi là huyền thoại
của thế giới, nhưng Led Zeppelin vẫn vướng sâu vào nhiều vụ
kiện tụng của việc "na ná" như vậy. Tay sáng tác chính
của nhóm nhạc – Jimmy Page – được coi là linh hồn tạo ra
các tác phẩm để đời của nhóm, nhưng cũng bị không ít
nghệ sĩ trên thế giới đánh giá là một tay hết sức ranh
mãnh trong việc tái tạo ca khúc của người khác trở thành
của chính mình ở mức hay, nhuần nhuyễn.

Những lời đàm tiếu nặng nề về Jimmy Page và Led Zeppelin
nhiều đến mức giới âm nhạc chuyên nghiệp đã tìm thấy
trong album đầu tay của Led Zeppelin chỉ có hai bài hát là Good
times, bad times và Your time is gonna come là sáng tạo thật sự,
còn bao nhiêu bài còn lại đều lấy ý, làm lại từ các tác
phẩm của người khác.

Cũng như rất nhiều tay chơi guitar ở tuổi thiếu niên, đắm
chìm qua nhịp điệu blues của các nhạc sĩ da đen, Jimmy Page đã
cắt xén, dán vài phần ưa thích nhớ được và gọi tên nó là
nhịp điệu của mình. Rất nhiều nhạc sĩ đã kiện Led Zeppelin
nhưng sự mong manh của sự thật và tráo trở, cũng như sự
giàu có đương thời của nhóm Led Zeppelin khiến luật sư của
Jimmy Page luôn là người chiến thắng.

Câu chuyện nhỏ này có thể là một ví dụ tham khảo ở VN,
cho nhiều nhạc sĩ chuyên nghiệp, cho đến những người chế
tác nghiệp dư không bao giờ có thể xướng âm và đập nhịp
nổi cho chính bài của mình.

Đầu những năm 2000 đến nay, đã có không ít sáng tác bị
tranh cãi như vậy, do không ít người sáng tác chịu ảnh
hưởng và bị hấp dẫn về các làn sóng âm nhạc mới mẻ, ồ
ạt du nhập vào trong nước.

<strong>Ngẫu hứng chuyên nghiệp và nghiệp dư</strong>

Kể từ khi nghệ sĩ Tupac Shakur tạo nên lịch sử của nhạc
rap với 75 triệu CD được bán ra vào đầu thập niên 1990,
việc ngẫu hứng sáng tác đã bước sang một trào lưu mới.

Có rất nhiều nghệ sĩ sáng tạo ca khúc của mình với trọn
vẹn nguyên bản, nhưng cũng có những người ngẫu hứng từ
sự hâm mộ một ca khúc, một ý, một nhạc nền của người
khác.

Đầu thập niên 2000, cùng với trào lưu của karaoke, loại sáng
tác trên nhạc nền của người khác (beat) là một thú vui của
giới nghiệp dư VN, bao gồm những ca khúc hết sức cố gắng
làm mới hoặc chỉ là một bài nhạc chế lời từ giai điệu
có sẵn.

Và cũng từ đó, sự phân định về chuyên nghiệp – nghiệp
dư, bản quyền hay bất hợp pháp đã được luật pháp quốc
tế định danh rõ ràng.

Việc ngẫu hứng trên một bài hát được nghe trước đó,
nếu như phần sao chép hiện rõ trên 25% nguyên gốc được xác
định, là bất hợp pháp, hoặc được gọi là đạo nhạc. Và
việc bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả phần
hòa âm và các loại nhạc nền của người sở hữu.

Trong một ví dụ cụ thể, Nah – một trong những tay nhạc rap
dòng underground rất nổi tiếng của VN – cũng có một bài
ngẫu hứng từ tác phẩm Chiều một mình qua phố của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn.

Tuy nhiên, Nah dựng hoàn toàn mới phần hòa âm cho tác phẩm
của mình, làm rõ phần modify (mô phỏng, tái tạo cấu trúc)
cũng như nói rõ đó là một ngẫu hứng từ một tác phẩm
định danh rõ ràng. Do vậy, công việc này được nhìn nhận
với góc độ chuyên nghiệp.

Còn trong trường hợp của Sơn Tùng, một bài hát viết mới
hoàn toàn, nhưng dựa trên nhạc nền gốc của một ca khúc nổi
tiếng (vẫn hay được gọi là beat) thì ở mức độ của
người chuyên nghiệp, đúng ra phần hòa âm đó cần được
cấu tạo lại với một định dạng khác và riêng để phục
vụ ca khúc của mình.

Nếu quá yêu thích phần beat đó, Sơn Tùng có thể gửi thư mua
bản quyền chính thức. Nếu không có phần cho phép bản quyền
này, tác phẩm của anh rơi vào tình trạng bất hợp pháp. Dù
chỉ dùng beat 50%, nhưng cho việc thương mại, cũng là bất hợp
pháp.

Nhạc sĩ Đỗ Bảo đã nói chính xác: nếu gọi việc dùng beat
bất hợp pháp của người khác để làm ra tác phẩm được
chấp nhận trên âm nhạc chuyên nghiệp thì đó là vấn nạn
của lịch sử. Việc ăn vay vào phần sở hữu trí tuệ của
người khác để làm ra cái của mình, vốn là những trường
hợp của nhiều loại hàng nhái rẻ tiền của Trung Quốc mà
người tiêu dùng vẫn phản ứng.

Đây có thể là tiền đề hủy hoại mọi thứ mang tính nguyên
tắc của phát triển, ví dụ các hãng karaoke sẽ không bao giờ
cần phải trả tiền bản quyền âm nhạc nữa, vì vin vào lý do
người hát chỉ chế lời mới trên đó chứ không hát theo
nguyên bản.

Thường thì sự kiện như của Sơn Tùng sẽ ít người quan tâm
vì đó là chuyện ngẫu hứng trong môi trường nghiệp dư, nhưng
chính sự non kém trong nhận định của các nhà sản xuất cũng
như truyền thông đã khiến "bài hát mượn beat" này bị búa
rìu dư luận của thị trường chuyên nghiệp, vốn vẫn có
những quy tắc rõ ràng của nó.

Lâu nay những sự kiện như Sơn Tùng hay nhiều sáng tác khác
vẫn bị gọi theo nhiều cái tên như bất hợp pháp, ăn cắp hay
đạo nhạc… Thật ra đó chỉ là những từ ngữ mô tả theo
khía cạnh của phía phát ngôn, đôi khi pha trộn thêm cảm giác
tức giận trước việc một thị trường âm nhạc đang quá
hỗn loạn.

Bên cạnh đó, giới chuyên môn âm nhạc với những người có
vị trí cầm cân nảy mực lại chưa chứng tỏ được sự nhanh
nhạy hay cập nhật của họ để đối phó với tình hình, mà
vốn không có gì là phức tạp.

Các trường hợp gây tranh cãi trong âm nhạc VN cũng không khác
gì trên thế giới. Thỉnh thoảng có sự kiện được minh
bạch, nhưng cũng có những sự kiện dây dưa vô thời hạn,
bởi không ít tác giả khi sa vào sai lầm thường hay chạy chữa
bằng nhiều cách, thậm chí dựa lưng vào sự hâm mộ thiếu
chuyên môn của khán giả. Các tranh cãi sẽ bất tận.

Nhưng vẫn có một sự thật khác ở phần sâu thẳm trong tim
tác giả. Nếu với sự minh bạch và chân thành, khán giả có
thể nghe thấy phần trả lời từ trái tim của một nghệ sĩ,
hoặc họ chỉ còn nghe thấy tiếng vọng của phần bóng tối
trong trái tim đó.

—————————-

<blockquote><strong><em>Phần mềm xác định việc đạo
nhạc</em></strong>

<em>Trong một vụ kiện về âm nhạc ở San Francisco mới đây
về việc một nhạc sĩ đồng quê cho rằng đã chép lại gần
như 50% một bài dân ca cổ và gọi nó là tác phẩm của mình,
các luật sư đã phải nhờ đến công cụ Fraunhofer IDMT.</em>

<em>Đây là một phần mềm gần như duy nhất để chuyển tất
cả nghi án thành kỹ thuật số và so sánh.</em>

<em>Sự giống nhau của các giai điệu có thể xác định từ
tám khuôn nhạc đầu của văn bản, cũng như Fraunhofer IDMT có
thể nhận ra sự ăn cắp về hòa âm cho đến phần phát triển
chủ đề chính.</em>

<em>Thường thì các kết quả xác định đạo nhạc dù có máy
móc nhưng vẫn phải có các nhạc sĩ phân tích tham gia. Chính do
tính chuyên môn sâu nên các vụ kiện này thường tốn kém rất
nhiều.</em>

<em>Tính tự ám thị cũng là một trong những giá trị quan
trọng mà đôi khi có cả sự tham gia của các nhà phân tâm
học.</em> </blockquote>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141205/nhac-si-tuan-khanh-nghiep-du-va-dao-nhac),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét