Nguyễn Giang - Việt Nam và chuyện 'phủ quan cả nước'

<center><img
src="http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/18/141118143918_vietnam_tax_office_640x360_getty.jpg"
width="560" /></center>
<em><center>Hệ thống phình to là gánh nặng cho tiền thuế của
dân </center></em>

<strong>Trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 18/11/2014,
Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam, ông Nguyễn Thái Bình nói hơn 99%
công chức hoàn thành nhiệm vụ, căn cứ vào báo cáo từ các
bộ ngành và địa phương.</strong>

Nhưng cũng mới hồi tháng 10 vừa qua, báo chí Việt Nam trích
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng,
khoảng 25-30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có
"chất lượng lao động thấp".

Như vậy, nếu 100% họ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng
công việc chỉ còn chừng 70% là tốt, là có ích, còn lại là
dở.

Nhưng trong lúc ta cần một điều tra chi tiết về chất lượng
dịch vụ công mà các cơ quan nhà nước ở Việt Nam đem lại
cho dân, điều rõ thấy nhất là chính số lượng rất đông
đảo cán bộ, quan chức ở Việt Nam đang là một vấn đề.

Báo chí Việt Nam vài năm qua đã nhắc đến chuyện một xã
nghèo là Quảng Vinh, huyện Quảng Xương ở Thanh Hóa có con số
kỷ lục 500 cán bộ.

<h2 >Chế độ đông quan</h2>Thanh Hoá cũng có con số gần 43
nghìn cán bộ cả tỉnh cho 673 xã.

Với 3,5 triệu dân, tỉnh này có số quan gần bằng 47 nghìn
quan chức, viên chức chuyên trách của bộ máy Liên hiệp châu
Âu (500 triệu dân).

Và chắc đây không phải là tỉnh duy nhất 'phủ sóng bằng
quan' trên mọi địa bàn ở Việt Nam.

Quan chức thời này là những ai mà đông như vậy?

Chỉ ở cấp xã thôi, Điều 3, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
của Chính phủ Việt Nam nêu ra một danh sách cán bộ có
quyền lực với dân, và được hưởng lương bổng rất dài:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã,
phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp
và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Ngoài ra, công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

c) Văn phòng - thống kê;

d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với
phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng
và môi trường (đối với xã);

đ) Tài chính - kế toán;

e) Tư pháp - hộ tịch;

g) Văn hoá - xã hội.

Căn cứ vào đây thì quả không có gì quá đáng khi Việt Nam
bị phê là đang có hệ thống trị dân toàn diện, bao phủ
mọi ngóc ngách của đời sống, khiến xã hội dân sự không
còn chỗ thở.

Nhưng triết lý phủ sóng bằng quan ở cả nước còn có hệ
quả nghiêm trọng với quốc gia ở ba lĩnh vực.

Đầu tiên là kinh phí ngân sách nhà nước Việt Nam mà thực
chất là tiền thu từ dân, thuế doanh nghiệp, tiền vay nước
ngoài, tiền bán tài nguyên...phải gánh chịu để nuôi bộ máy
khổng lồ phi sản xuất.

<center><img
src="http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/18/141118144005_vietnam_rice__640x360__nocredit.jpg"
width="560"></center>
<center><em> Người dân phải góp thóc nuôi cán bộ xã ở một
số tỉnh</em></center>

Điều thứ nhì là dù chính phủ trung ương nỗ lực cải tổ
nền kinh tế nhưng ở hàng nghìn xã có những đội ngũ đông
đảo cán bộ luôn sẵn sàng bảo vệ quyền lợi riêng nên
gây cản trở cho công cuộc hiện đại hóa, dân chủ hóa.

Và điều nữa là hệ thống này áp đặt cơ chế xin - cho vào
đời sống xã hội.

Hiển nhiên, về nguyên tắc, bộ máy quan liêu ở đâu cũng có
xu hướng ngày càng phình to - một ví dụ bị phê phán là các
cơ quan thuộc Liên hiệp châu Âu - nhưng ở Việt Nam, vấn
đề nghiêm trọng hơn nhiều vì con số quan chức quá đông.

<h2 >Hệ thống độc thoại</h2>Trong những lần các lãnh đạo
nhất gặp gỡ cử tri, nếu nhìn kỹ ra thì số 'cử tri' đa
phần đó cũng là cán bộ về hưu, cựu chiến binh, công nhân
viên có chân trong Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ,
Hội Nông dân ở phường xã.

Như thế xét cho cùng đó chỉ là cuộc nói chuyện của hệ
thống với chính nó.

Và bỏ phiếu tín nhiệm xét cho cùng cũng khó thay đổi được
gì vì đây là chuyện của những người giống nhau, tín
nhiệm nhiều hay ít với nhau, mang tính nội bộ.

Kể cả khi có sự bất tín nhiệm một vài chục vị, thậm
chí hàng trăm vị ở trung ương thì tình hình với hơn 3 triệu
quan chức trải khắp các tỉnh thành cũng không có gì thay
đổi.

Hàng ngày họ vẫn lĩnh lương, vẫn hưởng các phụ cấp, trợ
cấp và thậm chí như Nghị định 92 ghi rõ, nếu họ có về
nghỉ thì vẫn đàng hoàng hưởng 90% lương, và nhỡ có chết
thân nhân còn được tới 10 tháng lương lo ma chay.

Đây là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Việt
Nam vì làm quan thời phong kiến cũng phải thi cử đàng hoàng
(viết được chữ Nho không dễ), còn làm cán bộ ở Việt Nam
như chính Nghị định 92 ghi, chỉ cần trình độ sơ cấp.

Nước nào thời nay cũng có bộ máy quan liêu điều tiết
nhiều hoạt động của xã hội nhưng ở đa số các quốc gia
tiên tiến nó bị hạn chế bởi lá phiếu cử tri qua cơ chế
dân chủ và truyền thông tự do.

Còn ở Việt Nam, nó đến từ Liên Xô và Trung Quốc, và du
nhập trong bối cảnh chiến tranh nên ngay từ lúc sinh ra đã
được 'cài đặt' mã kiểu Leninism để kiểm soát toàn
diện cả xã hội.

Trong truyện ngắn chỉ có đúng một đoạn văn, 'Del rigor en
la ciencia', Jorge Louis Borges kể câu chuyện ở xứ nọ người
ta tạo được tấm bản đồ hoàn hảo, tỷ lệ 1-1.

Quả là tuyệt, vì bản đồ nào có thể chính xác hơn, toàn
diện hơn tỷ lệ ôm trọn cả lãnh thổ quốc gia như thế?

Nhưng trong tác phẩm ẩn dụ tạm dịch là 'Sự chính xác của
khoa học', Borges viết tấm bản đồ to bằng đúng quốc gia
đó đã trở nên vô dụng.

Bởi xem bản đồ cũng chẳng khác gì đi luôn ra ngoài thực
địa nên chẳng còn ai cần nó nữa.

Còn ở Việt Nam, chuyện không tinh tế như thế mà rất thực
tiễn: đó là chuyện bát cơm.

Khổ tâm nhất là ở xã Quảng Vinh, Thanh Hóa chính quyền phải
thu lúa gạo của dân để nuôi cán bộ, cứ năm tấn thóc thì
thu một tấn, theo <a
href="http://nongnghiep.vn/3-so-lieu-va-tra-loi-cua-chu-tich-xa-quang-vinh-post97513.html"
> báo Việt Nam</a>.




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141120/nguyen-giang-viet-nam-va-chuyen-phu-quan-ca-nuoc),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét