<center><img
src="http://static3.businessinsider.com/image/546b1e2fdd089554108b45e2-480/meditation.jpg"
width="560" /></center>
<em><center>Thiền là một cách để tập trung</center></em>
<a href="http://www.talentsmart.com/"><strong>TalentSmart</strong></a> đã
đánh giá kiểm tra hơn một triệu người và nhận thấy rằng
gần 90% những người thành công trong cuộc sống đều là
những người có năng lực về trí tuệ xúc cảm rất cao.
Đặc điểm của trí tuệ xúc cảm là sự tự kiểm soát –
một kỹ năng giúp giải phóng hiệu suất cực lớn bằng việc
giúp bạn tập trung và đi đúng hướng.
Tuy nhiên, tự kiểm soát là một kỹ năng rất khó để dựa
vào đó. Khi Martin Seligman và các đồng nghiệp của ông ở
trường đại học Pennsylvania thu thập thông tin từ hai triệu
người và yêu cầu họ xếp hạng thế mạnh của bản thân
trong 24 kỹ năng khác nhau, thì khả năng tự kiểm soát đều
bị xếp hạng cuối cùng. Điều đó chứng tỏ đối với đa
số mọi người, tự kiểm soát chỉ là điều phù du.
Khi đề cập đến sự tự kiểm soát, thì những thất bại
của bạn dễ bị để ý hơn và từ đó những thành công mà
bạn đạt được có xu hướng trở nên nhạt nhòa. Đó là
điều không nên chút nào. Khả năng tự kiểm soát là một nỗ
lực có khuynh hướng giúp đạt được mục tiêu. Nếu bạn
không thể kiểm soát bản thân bạn, điều đó có nghĩa rằng
bạn là một kẻ thất bại.
Nếu bạn đang cố gắng kiềm chế trước túi khoai tây chiên
vì bạn muốn giảm vài pounds và bạn đã làm được điều đó
vào tối thứ Hai và thứ Ba trước đó chỉ để cưỡng lại
cám dỗ vào tối thứ Tư bằng cách nạp thêm một lương calo
gấp 4 lần bình thường, thì bạn đã để cho sự thất bại
lấn át thành công. Bạn đã tiến thêm được hai bước nhưng
lại lùi về 4 bước.
Vì sự tự kiểm soát là điều mà chúng ta khó có thể nhận
được sự giúp đỡ từ bên ngoài, nên tôi đã xem lại dữ
liệu để tìm ra điều bí mật khiến những người có nhiều
khả năng về trí tuệ xúc cảm thành công trong công việc cũng
như kiềm chế bản thân. Họ chỉ đơn giản là áp dụng 13
hành vi dưới đây:
<strong>1. Tha thứ cho bản thân</strong>
Thất bại có thể bào mòn sự tự tin của bạn và khiến bạn
tin rằng bạn khó có thể đạt được kết quả tốt hơn trong
tương lai. Phần lớn thời gian, thất bại đến từ việc mạo
hiểm và cố gắng đạt được những thứ không hề dễ dàng.
Người có trí tuệ xúc cảm cao biết rằng thành công dựa vào
khả năng rise in the face of failure, và họ không thể làm điều
đó khi họ đang sống trong quá khứ. Mọi thứ đều đáng để
giành lấy đều yêu cầu bạn phải mạo hiểm một chút, và
bạn không được phép để thất bại cản trở bạn tin vào
khả năng thành công của mình. Khi bạn sống trong quá khứ, và
quá khứ trở thành hiện tại của bạn, thì đó sẽ là điều
ngăn bạn tiến về phía trước.
<strong>2. Họ không nói "có" trừ khi họ thực sự muốn
điều đó</strong>
Một nghiên cứu được thực hiện tại đại học California ở
San Francisco chỉ ra rằng khi bạn gặp nhiều khó khăn trong việc
nói "không" thì bạn sẽ càng cảm thấy áp lực, dễ bùng
nổ và thậm chí là trầm cảm, tất cả những điều đó sẽ
bào mòn khả năng tự kiềm chế. Nói "không" thực sự là
một thách thức rất lớn về tự kiểm soát đối với rất
nhiều người. "Không" là một từ ngữ đầy quyền lực mà
bạn không nên sợ hãi khi sử dụng.
Khi đến lúc phải nói "không", người có năng lực về trí
tuệ xúc cảm thường tránh cụm từ như "tôi không nghĩ là
tôi có thể" hay "tôi không chắc." Nói "không" với công
việc mới để dành thời gian cho công việc hiện tại và sẽ
giúp bạn có cơ hội hoàn thiện chúng thành công. Chỉ cần
nhắc nhở bản thân rằng nói "không" là một cách thể
hiện của sự tự kiểm soát và giúp làm tăng khả năng kiểm
soát của bạn trong tương lai bằng cách tránh được những tác
động tiêu cực vì công việc quá tải.
<strong>3. Họ không tìm kiếm sự hoàn hảo.</strong>
Những người có khả năng về trí tuệ xúc cảm sẽ không coi
sự hoàn hảo là là mục tiêu của họ bởi họ biết rằng
điều đó không hề tồn tại. Bản chất của con người là
luôn mắc sai lầm.
Khi bạn theo đuổi sự hoàn hảo, bạn luôn đối diện với
cảm giác day dứt về sự thất bạn khiến bạn muốn từ bỏ
hoặc giảm thiểu sự cố gắng của bạn. Cuối cùng bạn lại
dành thời gian để phiền muộn về những điều thất bại và
ước giá như trước đó mình đã làm khác đi thay vì tiến về
phía trước một cách hào hứng vì những gì bạn đã đạt
được và những gì bạn có thể hoàn thành trong tương lai.
<strong>4. Họ chỉ tập trung vào giải pháp</strong>
Nơi mà bạn tập trung sự chú ý của bản thân sẽ xác định
trạng thái cảm xúc của bạn. Khi bạn luôn dính lấy những
vấn đề bạn đang phải đối mặt, có nghĩa là bạn đang tạo
ra cũng như kéo dài những cảm xúc tiêu cực, và kiểu cảm xúc
này sẽ gây cản trở khả năng kiểm soát bản thân. Khi bạn
chú ý đến những hành động khiến bản thân bạn trở nên
tốt hơn, có nghĩa là bạn đang tự khiến bản thân mình cảm
thấy hiệu quả, điều này giúp sản sinh ra những cảm xúc
tích cực cũng như nâng cao hiệu suất làm việc.
Những người mang trong mình trí tuệ xúc cảm không nghĩ quá
nhiều đến các vấn đề rắc rối bởi họ hiệu rằng, bản
thân họ làm được nhiều việc nhất khi tập trung vào những
giải pháp.
<strong>5. Họ tránh hỏi câu "Điều gì sẽ xảy ra
nếu…?"</strong>
Câu hỏi "điều gì sẽ xảy ra nếu..?" giống như đang đổ
thêm dầu vào ngọn lửa của sự áp lực và lo lắng, gây khó
khăn và nguy hại đến sự kiềm chế.
Mọi thứ trên đời có thể đi theo một triệu hướng khác
nhau, và bạn càng dành nhiều thời gian để lo lắng về những
trách nhiệm thì bạn càng có ít thời gian hơn để hành động
cũng như sống có ích. Người làm việc hiệu quả biết rằng
hỏi những câu tương tự như trên chỉ đưa họ đến được
những nơi họ không cần hoặc không muốn đến.
Chìa khóa để phân biệt chính là nhận ra sự khác nhau giữa
sự lo lắng và việc tư duy chiến lược.
<strong>6. Sống tích cực</strong>
Những suy nghĩ tích cực giúp bạn luyện tập khả năng tự
kiểm soát bằng hướng sự chú ý của não bộ của bạn đến
những phần thưởng bạn sẽ nhận được vì những cố gắng
của mình. Bạn phải để cho não bộ thư giãn bằng cách chọn
ra một điều gì đó tích cực để nghĩ về nó. Và suy nghĩ
tích cực này sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn.
Khi tất cả mọi thứ đều ổn, tâm trạng của bạn tốt, thì
kiềm chế bản thân cũng đơn giản thôi. Khi mọi chuyện diễn
ra theo chiều hướng xấu, và não của bạn ngập tràn những suy
nghĩ tiêu cực, thì sự kiềm chế đúng là một thách thức
lớn. Vào những lúc này, hãy suy nghĩ về một ngày mà khi đó
những thứ tốt đẹp đã diễn ra hoặc sẽ diễn ra. Nếu bạn
không thể nghĩ về cái gì đó của thực tại, hãy phản chiếu
lại quá khứ để nhìn đến tương lai.
Vấn đề là ở chỗ bạn phải có cái gì đó tích cực để
hướng sự chú ý của bạn vào đó khi suy nghĩ của bạn trở
nên tiêu cực hơn. Nếu làm được điều đó thì bạn sẽ
không còn mất tập trung nữa.
<strong>7. Chuyện ăn</strong>
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát chế độ ăn
uống, thì hãy coi điều này như một kiểu phản trực giác.
Não của bạn sẽ đốt cháy một lượng lớn đường glucose
để cố gắng gia tăng sự kiểm soát. Nếu lượng đường
huyết của bạn hấp, bạn sẽ dễ nổi cáu hơn. Các loại
thực phẩm chứa nhiều có thể khiến lượng đường huyết
của bạn tăng lên nhanh chóng, nhưng hậu quả là bạn dễ khát
nước và cũng dễ nổi cáu ngay sau đó.
Hãy ăn những loại thực phẩm khiến cơ thể bạn cần nhiều
thời gian để hấp thụ và giải phóng năng lượng, ví dụ như
ngũ cốc hoặt thịt.
<strong>8. Chuyện ngủ</strong>
Thật sự không có lời nào có thể diễn tả được hết tầm
quan trọng của giấc ngủ trong việc nâng cao trí tuệ xúc cảm,
duy trì sự tập trung của bạn cũng như khả năng kiềm chế.
Khi ngủ, theo nghĩa đen thì não của bạn như được nạp pin,
nó sẽ sắp xếp lại toàn bộ ký ức trong ngày để quyết
định xem nên lưu giữ lại hay bỏ đi (đây chính là nguyên
nhân gây ra các giấc mơ), vì vậy khi tỉnh dậy bạn cảm thấy
rất tỉnh táo và sáng suốt. Khả năng kiềm chế, sự tập
trung và trí nhớ của bạn sẽ giảm sút nếu bạn không ngủ
đủ giấc hoặc ngủ đúng cách. Thiếu ngủ sẽ làm gia tăng
hormone áp lực, ngay cả khi áp lực có thật sự tồn tại hay
không. Bận rộn với công việc sẽ khiến bạn cảm thấy rằng
bạn phải hy sinh thời gian nghỉ ngơi để có thể làm được
nhiều việc hơn, nhưng thực sự thì việc thiếu ngủ sẽ làm
giảm hiệu quả trong công việc của bạn rất nhiều.
Khi bạn mệt mỏi, khả năng hấp thụ đường glucose ở não
của bạn sẽ giảm sút nghiêm trọng. Điều này sẽ gây khó
khăn cho việc kiềm chế tức giận. Hơn nữa, nếu không ngủ
đủ giấc thì bạn sẽ thường xuyên thèm những loại đồ ăn
có đường để bù đắp lượng glucose bị thiếu hụt.
Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng kiểm soát chế độ ăn uống
của bản thân, thì cách tốt nhất là hãy ngủ đủ giấc mỗi
đêm.
<strong>9. Tập thể thao</strong>
Cử động cơ thể liên tục trong ít nhất 10 phút sẽ sản sinh
GABA, một loại xung thần kinh khiến não bộ của bạn cảm
thấy thư giãn và giữ cho bạn kiềm chế trước cơn giật dữ.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kiềm chế cơn tức
giận vì phải đi sang văn phòng bên cạnh và khiến cho người
khác phai chịu đựng cơn giận dữ đó, thì cứ tiếp tục đi
đi. Bạn sẽ kiềm chế được sự tức giận ngay khi quay lại
thôi.
<strong>10. Suy ngẫm</strong>
Liên tục suy nghĩ sẽ giúp não của bạn luyện tập để trở
thành cỗ máy tự kiềm chế. Thậm chí những điều đơn giản
như chánh niệm, nghĩa là mỗi ngày dành ra ít nhất năm phút
để tâm trí không phải tập trung vào điều gì trừ nhịp thở
và các giác quan, sẽ giúp nâng cao nhận thức và khả năng
kiềm chế sự tức giận cho não của bạn.
Những thầy tu trong Phật giáo cũng thường xuất hiện với vẻ
ngoài điềm tĩnh là đều có lý do cả. Hãy thử một lần xem.
<strong>11. Cưỡi trên những con sóng</strong>
Mong muốn kiềm chế bản thân và việc đánh lạc hướng giống
như một cơn thủy triều đang rút xuống vậy. Khi cơn giận dữ
của bạn quá mạnh mẽ, thì hãy đợi đến khi con sóng của
sự mong muốn kiềm chế lại dâng lên đủ cao. Khi bạn cảm
thấy dường như bạn sắp bỏ cuộc đến nơi rồi, thì hãy
đợi ít nhất 10 phút trước khi sa vào cám dỗ của sự giận
dữ. Bạn sẽ luôn nhận ra rằng con sóng vĩ đại nhất của
việc mong muốn giờ chỉ như một gợn sóng nhỏ mà bạn có
thể bước qua ngay lập tức.
<strong>12. Gạt bỏ những màn độc thoại tiêu cực</strong>
Một bước tối quan trọng khi tập luyện cách kiềm chế bản
thân bao gồm cả việc gạt bỏ những cuộc độc thoại tiêu
cực. Bạn càng nghĩ đi nghĩ lại những thứ tiêu cực, thì
bạn càng dễ bị nó điều khiển. Phần lớn những suy nghĩ
tiêu cực của chúng ta chỉ đơn giản là suy nghĩ thôi, không
phải sự thật. Khi bạn cảm thấy bạn tin vào những thứ tiêu
cực và bi quan từ một giọng nói bên trong con người bạn cất
lên, thì đó là lúc dừng ngay việc suy nghĩ lại cũng như viết
chúng ra giấy. Dừng lại, theo đúng nghĩa đen, những gì bạn
đang làm và viết ra những gì bạn đang nghĩ. Một khi bạn
giảm được tốc độ của những suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ
trở nên lý trí hơn trong việc đánh giá tính xác thực của
nó.
Bạn có thể đánh cược rằng những suy nghĩcủa bạn đều
không đúng mỗi khi bạn dùng từ "không bao giờ", "tồi
tệ nhất", "chưa bao giờ"…. Nếu suy nghĩ của bạn vẫn
giống như thực tế khi nằm trên giấy, thì hãy mang nó đến
hỏi bạn bè hay đồng nghiệp mà bạn tin tưởng để xem những
người ấy có đồng tình với bạn hay không. Sau đó sự thật
chắc chắn sẽ diễn ra.
Khi có cái gì đó luôn luôn hoặc không bao giờ xảy ra, thì đó
là vì mối đe dọa tự nhiên trong não của bạn có xu hướng
lạm dụng tần suất nhận thức hoặc mức độ nghiêm trọng
của sự kiện. Nhận diện và đặt tên cho những suy nghĩ của
bạn cũng như phân loại chúng với thực tại sẽ giúp bạn
thoát khỏi cái vòng xoáy tiêu cực và tiến về phía trước.
13. Để các chiến lược thực sự đi vào hoạt động.
Có một điều quan trọng cần nhớ là bạn phải cho dành cơ
hội cho các chiến lược được tiến hành. Nó có nghĩa là
nhận ra những khoảng khắc bạn đang đấu tranh với khả năng
kiềm chế, hơn là nhượng bộ cơn bốc đồng, cho những
chiến lược này một lối đi trước khi bạn thực sự từ
bỏ.
<strong>Về tác giả:</strong>
Tiến sĩ Travis Braberry là đồng tác giả của cuốn sách bán
chạy nhất, Emotional Intelligence 2.0, và là người đồng sáng
lập nên TalentSmart, nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các
bài kiểm tra cũng như đào tạo liên quan đến trí tuệ xúc
cảm. Sách của ông hiện đã được dịch ra 25 thứ tiếng và
được bán tại hơn 150 quốc gia. Tiến sĩ Bradberry đã từng
xuất hiện trên trang bìa và viết bài cho các tờ báo và tạp
chí như Newsweek, BusinessWeek, Fortune, Forbes, Fast Company, Inc., USA
Today, The Wall Street Journal, The Washington Post và The Harvard Business
Reiview.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141121/business-insider-13-cach-de-tang-hieu-qua-cong-viec-va-kiem-soat-ban-than),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét