Nguyễn Đức Thành - Xử lý nợ xấu: Không thể chần chừ nữa

Vì sao con số nợ xấu lại tăng nhanh và giải pháp nào giúp
cắt bỏ khối nợ xấu ra khỏi hệ thống NH là những vấn
đề đang được dư luận quan tâm. Để hiểu thêm về những
vấn đề này, phóng viên TBNH có cuộc phỏng vấn với TS.
Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu VERP.

<div class="boxright220"><img
src="http://thoibaonganhang.vn/upload/news/minhvl/2014/08/53fa968d9dcde_medium.jpg"
width="230"><div class="textholder">TS. Nguyễn Đức Thành</div></div>
<em>Vì sao con số nợ xấu của hệ thống NH lại tăng nhanh như
vậy, thưa ông? </em>

Trước đây phương pháp thống kê nợ xấu "lỏng" hơn nên
có khi nợ xấu lên đến 10 nhưng các NH chỉ công bố là 5.
Hiện, các quy định phân loại nợ chặt chẽ hơn, dù chưa
phản ánh được toàn bộ nhưng cũng cải thiện hơn nhiều.
Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến tỷ lệ nợ xấu của NH
tăng.

Bên cạnh đó, việc nền kinh tế èo uột, kéo dài tác động
đến hoạt động DN kinh doanh khó khăn mất khả năng trả nợ,
có những khoản nợ trước đây của họ không xấu chuyển
thành xấu. Còn những DN đã vướng nợ xấu thì có thêm nợ
xấu và không ít DN phá sản, giải thể.

<em>Đánh giá của ông về những giải pháp XLNX thời gian
qua?</em>

Tôi nghĩ rằng các NH cũng đã cố gắng hết sức XLNX bằng
giải pháp tăng trích lập dự phòng rủi ro. Còn vai trò của
VAMC chưa phát huy hiệu quả thực sự như mong đợi do những
hạn chế nhất định về quyền năng của nó.

Theo tôi, XLNX về mặt căn cơ thì phải hồi phục được khu
vực DN vì khu vực này sản sinh ra của cải, vật chất. Từ
đó, DN mới làm ăn có lợi nhuận trả nợ NH, nợ xấu được
xóa đi chuyển sang nợ tốt. Thế nhưng để thực hiện được
phải hội tụ 2 điều kiện là môi trường kinh doanh tốt với
nhiều cơ hội kinh doanh mới và DN vay được giá vốn rẻ hơn
nữa.

<em>Nhưng lãi suất cho vay được nhận định đang ở mức
thấp trong nhiều năm trở lại đây?</em>

Đúng là lãi suất cho vay đã hạ nhưng tôi nghĩ hạ như vậy
chưa đủ. Vì với sức khỏe như hiện nay, các DN vẫn không
chịu được mức lãi suất như vậy. Nhưng NH cũng có cái khó.
Hạ lãi suất cho vay mạnh hơn so với mức giảm lãi suất huy
động, làm cho lợi nhuận NH giảm. Mà mức lợi nhuận không
nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trích lập dự phòng
rủi ro của NH. Hoặc cũng có thể các NH sẽ không trích đủ
cho dự phòng vì nếu trích đủ thì NH không có lợi nhuận.

Vì vậy, NH không dám giảm mạnh lãi suất cho vay. Nên muốn
hạ lãi suất phải giải quyết khối nợ xấu một cách triệt
để. Tức là không chỉ loại ra khỏi bảng cân đối tài sản
mà cần có người ứng tiền ra mua khoản nợ xấu này và không
bắt các NH có trách nhiệm xử lý, trích lập dự phòng rủi ro
đối với khoản nợ xấu đã bán này nữa.

<em>Việc cần có "tiền tươi thóc thật" để XLNX đã
được nhắc đến nhiều, vậy ông có kiến giải gì không?</em>

Trong khi nguồn lực trong nước còn hạn chế thì việc kêu
gọi đối tác ngoại mua lại nợ xấu là một phương án tốt,
giúp dọn dẹp nợ xấu của các NH Việt Nam hiện nay. Song, ở
Việt Nam những vấn đề quyền sở hữu trong đó liên quan
đến nhiều tài sản thuộc về đất đai không được xác lập
đầy đủ khiến các NĐT e ngại khi mua lại các khoản nợ
xấu. Vì ai cũng biết, nợ xấu của các NH gắn liền với tài
sản đảm bảo bằng bất động sản, công trình trên đất đai
đang dang dở…

Nếu bạn mua một tài sản mà không biết mình có được sở
hữu nó hay không thì liệu bạn có mua không? Chắc chắn là
không. Do đó, khả năng các NĐT nước ngoài bơm tiền mua là
rất ít. Còn một cách nữa là Nhà nước dùng tiền ngân sách
để mua nợ. Nhưng hiện ngân sách thâm hụt lớn mà nếu tiếp
tục chi để mua nợ sẽ gây sức ép lớn lên thị trường NH,
lãi suất sẽ tăng.

Vì vậy, NH chỉ có cách trích lập dự phòng rủi ro. Nhưng xét
về bản chất, nếu cơ thể đã bị thương nặng, trong khi sức
khỏe đang yếu mà không có thuốc, chỉ chờ cơ thể tự phục
hồi sẽ mất nhiều thời gian.

Có thể có nhiều phương án được đưa ra, nhưng ở Việt Nam
cơ sở thực tế thực hiện không cao vì môi trường pháp lý
yếu, môi trường kinh doanh không tốt. Khi các mối quan hệ trong
kinh doanh không mang lại lợi ích thực sự tốt cho các NĐT thì
khó có thể lôi kéo họ đầu tư. Chính vì vậy, nếu không
cải cách thể chế thì khó có thể thay đổi được quyết
định mua nợ xấu của NĐT nước ngoài.

<em>Như vậy, chẳng lẽ không còn cách nào để XLNX?</em>

Theo tôi, giờ chỉ còn mỗi phương án đi vay nước ngoài của
các tổ chức tài chính quốc tế lớn. Có thể là 15 hoặc 20
tỷ USD tùy vào đánh giá tính toán của chúng ta. Số tiền này
chỉ dùng để XLNX. Tôi lấy ví dụ, khi vay IMF họ sẽ cùng làm
việc, xử lý từng khoản vay, theo sát quá trình XLNX để đảm
bảo tiền vay sử dụng đúng mục đích. Ở Hàn Quốc,
Indonesia… cũng đã thực hiện phương án vay nước ngoài và
XLNX khá thành công.

Tôi cho rằng, vay bao nhiêu không quan trọng bằng việc chúng ta
ứng xử thế nào đối với đồng vốn đấy. Điều đó thể
hiện bằng sự hợp tác của chúng ta trong quá trình XLNX.

Tôi nghĩ rằng, không thể chần chừ trong việc XLNX. Bởi, nếu
không có nguồn lực tiếp sức để làm ăn thì các DN cũng sẽ
đóng cửa, phá sản dần dần. Và đến thời điểm nào đó khi
sức khỏe của DN kiệt quệ thì dù có liều thuốc bổ nào
cũng trở nên vô nghĩa, không thể cứu chữa được.

<em>Xin cảm ơn ông!</em>

<strong>Hà Thành</strong> thực hiện

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140826/nguyen-duc-thanh-xu-ly-no-xau-khong-the-chan-chu-nua),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét