Nguyễn Trung - Hiểm họa đen?

<strong>(Bài 2, viết gửi Đại hội XII sắp tới của ĐCSVN
[1])</strong>

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_CayDangHonMyChauTrongThuy.htm">
Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng
Thủy</a></li>
</ul></div>

Trước thềm đại hội toàn quốc X của Đảng Cộng Sản Việt
Nam (04-2006), tôi viết loạt bài "<b><i>Thời cơ vàng – hiểm
họa đen</i></b>". Nội dung đặt vấn đề thể chế chính trị
hiện hành không kham nổi đòi hỏi phát triển của đất
nước, đảng cần phải ra sức khắc phục lỗi hệ thống,
thực hiện tự do - dân chủ để nắm lấy cơ hội vàng đang
đến, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới.
Loạt bài viết này cảnh báo: Đảng phải vượt lên cái bóng
của mình, nếu cứ chịu sự nô dịch của tư duy, không chịu
hướng về phía mặt trời mà đi, hiểm họa đen sẽ đến.

Đã 8 năm đã trôi qua. Đất nước bên trong đang khủng hoảng
sâu sắc chưa tìm được lối ra, bên ngoài đang bị chủ nghĩa
bành trướng bá quyền Trung Quốc uy hiếp toàn diện. Trong bài
"<a
href="http://www.viet-stuNguyenTrung_CayDangHonMyChauTrongThuy.htm">Còn cay
đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy</a>" (bài
1), tôi cho rằng: quan điểm <b> <i>kiên định</i></b> giữ đại
cục quan hệ Việt – Trung để bảo vệ chế độ, bảo vệ
đảng, không đặt vấn đề cứu nước là nhiệm vụ hàng
đầu và là sự nghiệp của toàn dân đã tạo ra cho đất
nước tình hình nguy hiểm như hôm nay.

Hiện tình mọi mặt của đất nước khiến tôi phải đặt
câu hỏi: <b><i> Hiểm họa đen đang đến?</i></b>

Thế giới đã sang trang, con đường phát triển của Việt Nam
đã sang trang từ lâu. Ngoài sự kiên định nói trên<b> </b>ra,
Đảng Cộng Sản Việt Nam lựa chọn gì trước mọi thách thức
đang đăt ra cho đất nước hôm nay? Nói nghiêm khắc: Đến hôm
nay mới bàn câu chuyện này là quá muộn. Song dù muộn thế nào
chăng nữa cũng phải bàn đến.

Bài 2 xin xới xáo lên một số vấn đề, mong mỏi toàn đảng
cùng suy nghĩ.

<b> I. Thế giới đã sang trang</b>

<b>I.1. Cục diện thế giới đa cực</b>

Sự vận động của thế giới không thể dùng cái kéo, rồi
cắt nó ra từng khúc, để nói từ đây đến đây là thời kỳ
này, từ đây đến kia là thời kỳ kia, mà thường là một
thời kỳ sau bao giờ cũng manh nha từ thời kỳ trước, thậm
chí từ nhiều thời kỳ trước, có nhiều mối liên hệ cả
về hai chiều quá khứ và tương lai. Nhưng dù thế nào đi nữa,
trong sự vận động liên tục như thế của thế giới, vẫn
xuất hiện những hiện tượng hay những sự kiện nổi bật cho
phép phân định sự vận động này thành từng thời kỳ.

Nhìn lại, bước vào thế kỷ 21, bàn cờ thế giới xảy ra
hàng loạt sự kiện quan trọng:

(1) Chính quyền Obama (tính từ nhiệm kỳ I, tháng 01 - 2009) chủ
trương rút khỏi Iraq và Afghanistan,

(2) Trung Quốc thời Hồ Cẩm Đào (2002) kết thúc giai đoạn
"giấu mình chờ thời" (do Đặng Tiểu Bình đề xướng 1990)
để chuyển sang "trỗi dậy hòa bình". Thời Tập Cận Bình
(11-2012) hiện nay đang dấn lên cho "giấc mộng Trung Hoa",
bắt đầu từ những bước đi mới trên Biển Đông.

(3) Tháng 3-2014 Nga sáp nhập Crimea, ngang nhiên sửa lại bản
đồ quốc gia ở thế kỷ 21 này. Sau đó Putin ký với Tập Cận
Bình hợp tác Thượng Hải (05-2014), với những hợp đồng kinh
tế (và quân sự) 300 – 400tỷ USD. Đế chế Nga đã thức dậy
và xuất hiện trở lại chính trường quốc tế. Tác động
đầu tiên là vấn đề Ukraina đang nóng lên từng ngày với
nhiều hệ lụy khó lường (lúc này cả thế giới bàng hoàng
về vụ máy bay MH 17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi
trên vùng trời miền Đông Ukraina khiến 298 người thiệt
mạng).

Có thể xem 3 sự kiện trên đây đánh dấu thời kỳ hậu
chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới đã chuyển hẳn sang cục
diện quốc tế đa cực. Đấy là xem xét trên phương diện
địa chính trị toàn cầu.

- <b><i> Thời kỳ chiến tranh lạnh: 1945 – 1990, nghĩa là từ
sau chiến tranh thế giới II đến khi các nước Liên Xô Đông
Âu cũ sụp đổ (kéo dài 45 năm).</i></b>

- <b><i> Thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, Mỹ nổi lên ví trí
số 1 thế giới với ảnh hưởng chưa từng có. Thời kỳ này
kết thúc khi Mỹ chấm dứt chiến tranh Iraq (2003-2010) – (kéo
dài khoảng 2 thập kỷ).</i></b>

- <b><i> Chỉ trong vòng vài năm sau thế giới chuyển hẳn sang
cục diện quốc tế đa cực rất phức tạp hiện nay [2].</i></b>

- <b><i> Toàn bộ tình hình nói trên cho thấy sự vận động
của thế giới ngày càng phức tạp và tình hình diễn tiến
nhanh hơn khả năng nhận thức cũng như khả năng ứng xử của
các quốc gia.</i></b>

Xem xét trên phương diện địa kinh tế toàn cầu, cũng có thể
nói cuộc khoảng kinh tế lớn của Mỹ bắt đầu từ năm 2008,
kéo theo hay làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng kinh tế
ở hầu hết các nước phát triển.

Về nhiều mặt, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung
Quốc đang tích tụ nhiều vấn đề nghiêm trọng mang tính
khủng hoảng.

Toàn bộ tình hình trên đặt ra hầu như cho mọi quốc gia –
đặc biệt là các nền kinh tế lớn – phải tiến hành những
thay đổi lớn nhằm cơ cấu lại nền kinh tế của mình cho phù
hợp với sự phát triển hiện tại.

Theo quy luật, một cơ cấu kinh tế đã định hình thường
chỉ tồn tại được trong một phạm vi không gian và thời gian
nhất định, bây giờ đã đến lúc phải thay đổi nó. Song
cuộc khủng hoảng cơ cấu kinh tế thế giới hiện nay còn có
thêm một nguyên nhân mới nữa, đó là nền kinh tế Trung Quốc
lớn thứ hai thế giới phát triển rất nóng và tự nó cũng
tác động lớn đến cơ cấu của các nền kinh tế khác, làm
mất đi nhiều sản phẩm truyền thống của những nước này,
cơ cấu lao động của những nước này cũng phải xắp xếp
lại… Một quá trình cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau mới
rất phức tạp xuất hiện. Thế giới đang chứng kiến một
tình hình: Trung Quốc trên nhiều phương diện kinh tế, chính
trị và quân sự đang trở thành vấn đề của cả thế giới;
nhưng đồng thời sự phát triển của các nền kinh tế lớn
trên thế giới hiện nay không thể thiếu thị trường Trung
Quốc, và ngược lại cũng vậy.

Có thể nói, với sự xuất hiện của <b><i>cục diện quốc
tế đa cực</i></b> như thế, sự vận động của thế giới
hiện nay đã bước sang một trang mới, với những đặc điểm
nổi bật như sau:

<blockquote> <blockquote> - Bên cạnh sự hợp tác chiến lược
trong nội bộ từng nhóm, tính độc lập với nhau giữa các
cực lớn như Mỹ, Tây Âu, Nhật, Nga, Trung Quốc tăng lên rõ
rệt hơn trước. Lý do chủ yếu là trong bối cảnh quốc tế
ngày nay mỗi cực ngày càng nhiều vấn đề riêng và đòi hỏi
riêng (ví dụ: mối quan hệ Tây Âu – Nga, mối quan hệ Tây Âu
– Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu
tư…). Hơn nữa đang xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề
quốc tế và khu vực vượt quá khả năng giữ vai trò quyết
định đơn phương của Mỹ, đòi hỏi phải bàn bạc để chia
xẻ trách nhiệm. Ngoài ra, trước sự uy hiếp mới từ phía
Trung Quốc, các nước như Úc, Ấn Độ, Nhật… cũng phải thay
đổi nhiều vấn đề cơ bản; trong đó nổi bật là Nhật
(07-2014) đã quyết định điều chỉnh lại một cách căn bản
quan điểm phòng vệ của mình kể từ sau chiến tranh thế giới
II, hình thành liên minh quân sự Nhật – Úc, Ấn Độ bước
sang một thời kỳ hợp tác mới với Mỹ; mối quan hệ mới
đầy các "affairs" Nga – Trung đang đặt ra nhiều vấn đề
phức tạp mới, vân… vân...

- Những thách thức truyền thống và phi truyền thống trên
thế giới không hề giảm đi, thậm chí có những vấn đề
nóng hơn trước – ví dụ vấn đề nạn khủng bố, vấn đề
vũ khí A của một số nước (Bắc Triều Tiên, Iran…), nguy cơ
bí mật công nghệ hạt nhân rơi vào tay khủng bố, những vấn
đề xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo (đặc biệt là
trong thế giới đạo Hồi), tình hình Iraq rất nhạy cảm hiện
nay với nguy cơ thành lập nhà nước thánh chiến IS có thể
vượt ra ngoài khu vực, vấn đề Afghanistan gần như còn nguyên
vẹn, vấn đề Trung Đông lại đang nóng lên… Đặc điểm
chung của tình hình này là nó làm cho các nước hữu quan phải
phân tán khả năng ứng phó, hoặc thậm chí có những vấn đề
có thể vượt ra ngoài khả năng ứng phó… Vì thế Mỹ và
phương Tây phải rất thận trọng (ví dụ: chính quyền Obama
hiện nay kiên trì việc không đưa quân đội trực tiếp tham gia
vào giải quyết những biến động mới ở Iraq và vấn đề
nhà nước thánh chiến Hồi giáo IS...).

- Quan hệ Nga – NATO ngày càng nóng lên trước thực tế nhiều
nước trong Liên Xô cũ đã ly khai quan hệ với Nga để gia nhập
EU, kéo theo việc gia nhập NATO. Thực tế này làm xuất hiện
nguy cơ hình thành vòng vây NATO chung quanh Nga, khiến cho quan hệ
Nga – NATO căng thẳng. Bây giờ lại nổ ra vấn đề Ukraina.

- Điểm nổi bật của cục diện quốc tế đa cực hiện nay
là quan hệ và mâu thuẫn Mỹ - Trung Quốc sẽ là yếu tố chi
phối toàn thế giới trong thế kỷ 21, trận địa chính của
mối quan hệ song phương này là khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương; trong đó không may Việt Nam là một trong các điểm nhạy
cảm của các mối quan hệ hay giành giật nhau giữa hai người
khổng lồ này. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn ở chỗ
Châu Á – Thái Bình Dương đồng thời cũng là khu vực kinh tế
năng động nhất của thế giới trong thế kỷ này, nơi tranh
hùng sôi nổi nhất của các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Tại đối thoại Mỹ - Trung lần thứ 6 (Bắc Kinh 09 và
10-07-2014) phía Mỹ thẳng thắn yêu cầu Trung Quốc không được
phá vỡ nguyên trạng trên Biển Đông, phải tuân thủ luật
pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp, cần sớm
cùng các nước ASEAN hoàn thành COC; Mỹ nói rõ không đứng về
bên nào, đồng thời nhấn mạnh để quan hệ Mỹ - Trung đổ
vỡ sẽ là thảm họa cho thế giới. Cũng thời gian này Thượng
Viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông cùng một nội
dung tương tự.

</blockquote> </blockquote>

<b><i> </i>I.2. Về siêu cường Trung Quốc đang lên</b>

Khoảng năm 2035 trở đi, nhiều khả năng Trung Quốc có thể
sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới – nghĩa là GDP vượt
Mỹ tính theo sức mua PPP (cứ tạm tin vào các số liệu thống
kê như vậy). Có thể nói đây là sự phát triển mang lại cho
thế giới nhiều tai họa hơn là thuận lợi. Đơn giản vì
quốc gia này không có ý niệm phát triển gắn với trách nhiệm
đối với thế giới. Nó vẫn đang ở trong quá trình vơ vét
tài nguyên thế giới, đồng thời bằng mọi thủ đoạn và
phương tiện đang tận dụng khai thác quy mô thị trường của
nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa cho sự phát triển nóng
của chính nó. Chắc chắn trong một thời gian dài nữa nó sẽ
tiếp tục cách đối xử <b><i>Thế giới chẳng là gì, Trung
Quốc mới quan trọng, mục tiêu biện minh cho biện pháp </i></b>
[3]. Tất cả nhằm vào cái đích trở thành siêu cường Trung
Hoa.

Hiện nay (2013), GDP p.c của Trung Quốc là 6000 USD. Nguy cơ quốc
gia này rơi vào cái bẫy nước đang phát triển có thu nhập
trung bình rất lớn, bởi vì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng và
phát triển chủ yếu vẫn dựa vào bóc lột lao động và khai
thác quy mô thị trường, chứ không dựa vào nâng cao công nghệ
và thể chế. Trong khi đó đất nước có quá nhiều vấn nan
giải và bất công. Hiện nay toàn quốc có khoảng 1/3 dân cư
tại nhiều vùng nông thôn và hẻo lánh có thu nhập chỉ vài
trăm USD tính theo đầu người. Vùng dân cư có thu nhập tính
theo đầu người cao nhất gấp khoảng 100 lần vùng dân cư có
thu nhập thấp nhất. Vấn đề ô nhiễm môi trường gần như
không có lời giải. Trung Quốc có rất nhiều vấn đề nội
trị nóng bỏng như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, sự phát
triển khác biệt giữa các vùng… Song Trung Quốc là một thế
giới cho chính nó, nên Trung Quốc không thể sụp đổ được.
Bởi vì khả năng của nó hy sinh cục bộ để giữ toàn cục
rất lớn, bằng bất cứ giá nào – ví dụ Trung Quốc đã
từng hy sinh hàng thập kỷ sự phát triển của miền Tây để
tạo ra sự phát triển năng động miền duyên hải…

Cả thế giới kinh ngạc trước tình hình chỉ trong vòng một
nửa thế kỷ Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2
sau Mỹ, một cường quốc quân sự có quân đội đông nhất
thế giới, chi phí quốc phòng chỉ xếp sau Mỹ. Sức mạnh kinh
tế và quân sự Trung Quốc đang tạo ra áp lực lớn tại chỗ
cho các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, uy hiếp
trực tiếp tất cả các nước láng giềng. Trung Quốc là đối
tác thương mại và thị trường đầu tư quan trọng đối với
tất cả các nền kinh tế lớn của thế giới, với dự trữ
ngoại tệ trên 4000 tỷ USD đang là chủ nợ số một của thế
giới. Tuy nhiên, đấy là sự phát triển đang gây ra nhiều vấn
đề lo ngại cho cả thế giới, trước hết bởi lẽ các thể
chế quốc tế và khu vực hiện có một mặt không theo kịp
tình hình có sự tham gia ngày càng lớn của Trung Quốc vào nền
kinh tế thế giới, mặt khác nhiều thực tiễn hoạt động kinh
tế của Trung Quốc đang vô hiệu hóa những thể chế này (các
vấn nạn mới nhất là vấn đề ăn cắp bản quyền và những
vi phạm bảo hộ sở hữu trí tuệ, nạn hacker, rửa tiền, tham
nhũng...).

Các chuyên gia tính toán, giả thử muốn nâng GDP p.c. của Trung
Quốc hiện nay lên gấp đôi, Trung Quốc cần một khối lượng
nguyên liệu, năng lượng gấp 4 - 5 lần mức đang sử dụng
hiện nay, lấy ở đâu ra? Quy mô thị trường cũng phải tăng
lên tương ứng. Phát triển như vậy mà lại không gắn với
trách nhiệm, sẽ tác động lên nền kinh tế thế giới như
thế nào? Các chuyên gia đánh giá quy mô và phương thức Trung
Quốc hiện nay thu hút tài nguyên của thế giới đã vượt xa
chủ nghĩa thực dân mới trong thế kỷ 20, sản phẩm Trung Quốc
hiện nay đã lũng đoạn đáng kể thị trường nhiều nước...
Vậy sắp tới sẽ là gì?

Bành trướng bá quyền là lẽ sống, là phương thức sống, là
triết lý xây dựng nên và nuôi dưỡng sự tồn tại của đế
chế Trung Hoa từ ngàn xưa. Ngày nay đế chế này đang phục sinh
dưới cái nhãn chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Nghĩa
là bành trướng bá quyền còn là vấn đề bản chất sinh tồn
và văn hóa, chứ không phải chỉ đơn thuần là vấn đề chủ
trương chính sách, hay là vấn đề đạo đức chính trị của
lãnh đạo Trung Quốc đương thời. Nó còn là sản phẩm của
văn hóa và truyền thống Trung Quốc từ ngàn xưa để cố kết
nên, và hôm nay đang duy trì, và phát triển tiếp cái Đại Trung
Hoa trong thế giới đương đại. Bởi lẽ nếu không có tăng
trưởng nóng như vậy, không giữ được toàn Trung Quốc cho
khát vọng siêu cường, Trung Quốc sẽ sụp đổ, thậm chí có
thể sẽ tan rã thành nhiều mảng. Từ khi nước CHNDTH ra đời
đến nay, có một thực tế qua mọi thời kỳ là một khi nội
trị càng nhiều vấn đề nóng bỏng, lãnh đạo Trung Quốc càng
phải ra sức hướng sự bùng nổ của các mâu thuẫn bên trong
ấy ra bên ngoài. Chính thực tế này giải thích tại sao hôm nay
"<i>cả nước Trung Quốc đang được chính quyền dạy nhầm
là người Trung Quốc đã phát hiện ra Nam Hải (Biển Đông) và
các đảo ở đây"</i> (<b>Bill Hayton, </b> Prospect Magazine 10-7-14)
để xúc tiến bá chiếm Biển Đông.

Mới lên cầm quyền được 2 năm, chủ trương "trỗi dậy
hòa bình" thời Hồ Cẩm Đào đã được Tập Cận Bình đẩy
lên thành khát vọng "giấc mộng Trung Hoa", dùng mọi ảnh
hưởng củng cố "con đường tơ lụa truyền thống" trên
bộ (từ Trung Quốc qua Trung Á, châu Phi, sang châu Âu, đến tận
Địa Trung Hải…), đồng thời đẩy mạnh hình thành "con
đường tơ lụa thứ hai trên biển" nối eo Malacca với Biển
Đông, đi ra Thái Bình Dương, rồi vòng sang Ấn Độ Dương..,
trước mắt tập trung thực hiện cái "đường lưỡi bò 9
vạch" (hiện nay trở thành 10 vạch) và tìm cách chi phối
tuyến giao thương hàng hải huyết mạch số 1 của thế giới,
nâng kim ngạch buôn bán với các nước ASEAN hiện nay khoảng 500
tỷ USD sẽ lên 1000 tỷ USD vào năm 2020, tăng FDI…

Từ 3 năm nay, khai thác những vấn đề phức tạp mới trong
cục diện quốc tế đa cực, đặc biệt là tình hình Mỹ và
quan hệ Nga – Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc chủ trương mở ra
thời kỳ mới trong chiến lược bá chiếm Biển Đông. Tập
Cận Bình tuyên bố Trung Quốc có lợi ích cốt lõi ở Biển
Đông, chủ quyền của Trung Quốc là vấn đề không thể nhân
nhượng… Đây còn là cách Trung Quốc trả đũa chiến lược
<b><i> trục xoay</i></b> Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.

Trong tình hình Mỹ cam kết bảo vệ chủ quyền của Nhật bao
gồm cả khu vực đảo Điếu Ngư trên cơ sở hiệp ước liên
minh phòng thủ Mỹ - Nhật, đồng thời Mỹ cam kết mạnh mẽ
bảo vệ Philippines (tuyên bố của Obama 29-04-2014 và việc hai
nước ký hiệp ước liên minh quốc phòng mới cho 10 năm tới),
có thể phán đoán Trung Quốc lúc này tuy gây ồn ào, nhưng
thật ra không dám trực tiếp đụng độ với Nhật và
Philippines, vì so sánh lực lượng tại hai nơi này đều nghiêng
hẳn về phía Mỹ.

Trong khi đó sự kiện giàn khoan HD 981 và những hệ lụy đang
diễn ra cho thấy Trung Quốc lúc này tập trung áp lực bành
trướng vào vùng biển của Việt Nam.

Các diễn tiến tiếp theo như việc Trung Quốc tiếp tục đặt
thêm các giàn khoan ở vùng vịnh Bắc Bộ (giáp gianh đường
phân định và thuộc vùng đang còn tranh chấp giữa ta và Trung
Quốc), xúc tiến hình thành chiến tuyến các căn cứ quân sự
nổi trên biển chạy dài từ Du Lâm (Hải Nam), Tam Sa (thuộc
Hoàng Sa chiếm của Việt Nam) đến Gạc Ma, Chữ Thập (2 đảo
này chiếm của Việt Nam năm 1988) hướng về Scarborough
(Philippines), báo chí Trung Quốc đã nói đến khả năng lập
vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) trên Biển Đông… cho thấy
Trung Quốc đang tìm cách khẳng định "đường lưỡi bò"
bằng thực lực (bao gồm cả vũ lực), bất chấp sự lên án
quyết liệt của toàn thế giới.

Các bước đi mới nói trên của Trung Quốc đối với Việt
Nam, bắt đầu từ sự kiện giàn khoan HD 981, cho thấy hiện nay
vùng biển của Việt Nam đã trở thành đối tượng bành
trướng trực tiếp của Trung Quốc, khâu Trung Quốc có khả
năng nhiều nhất để giành thắng lợi trên Biển Đông.

Nếu đặt tình hình thực tế nói trên trong bối cảnh Trung
Quốc luôn bố trí sẵn sàng lực lượng quân sự trên toàn
biên giới phía Bắc Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc với
tất cả các nước láng giềng trên sườn phía Tây của Việt
Nam, trên biển Đông là cái đường 9 vạch đang được Trung
Quốc tìm mọi cách khẳng định, từ căn cứ hải quân Du Lâm
(Hải Nam) đến đặc khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) chỉ cách
nhau khoảng 350km hiện đang có hàng nghìn công nhân Trung Quốc
làm việc.., có thể hình dung một bản đồ tổng hợp quân sự
- chính trị, trong đó Việt Nam đang bị uy hiếp và bao vây như
thế nào. Nếu nhìn sâu thêm vào sự lệ thuộc về kinh tế
của Việt Nam, vào tình hình lũng đoạn của quyền lực mềm
Trung Quốc vào nội tình Việt Nam, có thể nhận định: Về
tổng thể Việt Nam đang bị Trung Quốc uy hiếp toàn diện và
ở mức độ chưa từng có kể từ sau ngày 30-04-1975.

Phải nói khi xẩy ra cuộc chiến tranh xâm lược của Trung
Quốc 17-02-1979 tình hình Việt Nam bị uy hiếp hồi đó không
nguy hiểm bằng hôm nay. Cái "4 không được" [4] Trung Quốc
gửi gắm vào dịp chuyến đi Hà Nội 15-06-2014 của Dương
Khiết Trì, càng làm rõ Trung Quốc không có sự khoan nhượng
nào.

Như đã trình bầy trong bài "<a
href="NguyenTrung_CayDangHonMyChauTrongThuy.htm">Còn cay đắng hơn cả
câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy</a>", Trung Quốc đã sẵn
sàng trong tay các kịch bản từ A – Z để đối xử với Việt
Nam theo lợi ích của Trung Quốc đòi hỏi. Hiện nay Trung Quốc
đang theo đuổi kịch bản A, vì nó rẻ nhất, "êm ả" nhất
đối với dư luận thế giới, đạt nhiều hiệu quả nhất.
Bởi lẽ kịch bản này khai thác được tối đa sự khiếp
nhược của Việt Nam, Trung Quốc có thể lấn chiếm tiếp mà
không cần phải dùng đến những biện pháp quân sự ồn ào.
Kịch bản Z là kịch bản cuối cùng, tổng hợp tất cả các
biện pháp kinh tế, chính trị và chiến tranh.

Việc Trung Quốc cử Dương Khiết Trì đi Hà Nội có thể cho
thấy kịch bản A được tiếp tục; với lý do nếu làm quá
tay, sự phản ứng của nhân dân Việt Nam sẽ có thể dẫn
đến tình huống Hà Nội không kiểm soát được tình hình,
buộc Trung Quốc phải chuyển sang kịch bản ồn ào hơn mà Trung
Quốc lúc này chưa muốn. Trong giới chuyên gia quân sự quốc
tế, có ý kiến: Nếu lúc này Trung Quốc tiến hành chiến tranh
dưới các hình thái như bất ngờ đánh chiếm biển đảo như
đã làm trong các năm 1974, 1988, hoặc chiến tranh trên bộ như
quy mô 17-02-1979, Trung Quốc có thể thắng; song điều bất lợi
khiến Trung Quốc còn đang cân nhắc là: bước đi này có thể
sẽ đẩy nhiều nước Đông Nam Á ngả hẳn theo Mỹ và tạo
thành một vòng vây chống Trung Quốc…

<i>Nghĩa là nhìn về bất kể phương diện nào, trong cục diện
quốc tế hiện nay chính sách của Trung Quốc đối với Việt
Nam đã thực sự bước hẳn sang một giai đoạn có những đối
kháng mới, vì đây là khâu yếu nhất cần đột phá cho giai
đoạn mới của chiến lược bá chiếm Biển Đông. Nghĩa là
Trung Quốc thấy đã đến lúc vứt cái lá nho "4 tốt và 16
chữ" đã hết thời.</i>

Thế còn Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ)?

Cuốn sách <b><i> Lược tân lịch sử Trung Quốc</i></b> (xuất
bản 1954) đưa lại lời phát biểu của Mao Trạch Đông nói sau
khi thành lập nước CHNDTH: <i> "Tất cả các lãnh thổ và hải
đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị
phe Đế Quốc Tây Phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa
thế kỷ 19 đến sau Thế Chiến I, như Ngoại Mông, Triều Tiên,
"An Nam", Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh,
Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như
Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho
Trung Quốc"</i> [5]. Quan điểm này của Mao, cùng với toàn bộ
những sự việc tranh chấp lãnh thổ do Trung Quốc gây ra với
tất cả các nước láng giềng (trong đó có Việt Nam) trong
suốt chiều dài lịch sử nước CHNDTH cho đến hôm nay nói lên
rất rõ ý thức hệ mà ĐCSTQ tôn thờ: chủ nghĩa bành trướng
Đại Hán.

Đại hội 18 của ĐCSTQ (11-2012) đã đưa vào nghị quyết:
Nước giầu quân mạnh, quyết đánh thắng các cuộc chiến tranh
cục bộ. Gắn nội dung này với những phát biểu của Tập
Cận Bình về giấc mộng Trung Hoa, về lợi ích cốt lõi của
Trung Quốc trên Biển Đông…, quan sát những hành động Trung
Quốc đang tiến hành, chỉ có thể kết luận ĐCSTQ hôm nay bộc
lộ nguyên hình là tổ chức quyền lực của đế chế Trung Hoa
phục sinh, đang khai phá con đường cho quốc gia này trở thành
siêu cường số một.

<center> ♦</center>

Đến đây có thể kết luận: Cục diện quốc tế đã sang
một trang mới, trong đó tranh chấp quan hệ Mỹ - Trung trở
thành yếu tố chính chi phối cục diện quốc tế đa cực trong
thế kỷ 21. Trung Quốc bước vào một thời kỳ mới trên con
đường khẳng định vai trò siêu cường. <i>Trước mắt là
tận dụng tình hình thế giới hiện nay đang có nhiều vấn
đề mới ở khắp mọi nơi, Trung Quốc quyết định đi vào
một thời kỳ mới của chiến lược bá chiếm Biển Đông. </i>

Do bản chất bành trướng, nên quá trình đi lên siêu cường
của Trung Quốc không gắn với trách nhiệm đối với thế
giới. Thực tế này khiến cho Trung Quốc trở thành vấn đề
của cả thế giới, không thể trở thành vai trò lãnh đạo
thế giới như Mỹ và phương Tây hiện đang tiếp tục nắm
giữ.

<b> II. Con đường phát triển của Việt Nam đã sang trang từ
lâu</b>

<b>II. 1. "Nước Việt Nam là của người Việt Nam!"</b>

Ngày 30-04-1975 đất nước thống nhất, Việt Nam hoàn toàn
độc lập, kết thúc thời kỳ chiến tranh, đi vào thời kỳ
xây dựng và bảo vệ đất nước. <i> Lịch sử Việt Nam bắt
đầu sang trang mới từ đây:</i> Dân tộc Việt Nam làm chủ
quốc gia độc lập thống nhất của mình. Khẩu hiệu làm nên
Cách Mạng Tháng Tám "Nước Việt Nam là của người Việt
Nam!" trở thành hiện thực với ngày 30-04-1975.

Lẽ ra…

Nhiệm vụ đầu tiên và mãi mãi của quốc gia độc lập là
phải thiết lập và phát huy quyền làm chủ đất nước của
toàn dân tộc, vì điều này đơn giản như lẽ sống: Đất
nước này từ nay là của toàn thể dân tộc Việt Nam ta,
trường tồn với dân tộc ta. Tổ quốc mang trong tim mỗi
người Việt Nam chúng ta có ý nghĩa thiêng liêng là vì lẽ như
vậy.

Bao nhiêu hy sinh xương máu, bao nhiêu đau thương mất mát, bao
nhiêu điều đau lòng tay trái chém tay phải, bao nhiêu lầm lỗi
và oán thù, bao nhiêu sai lầm phải trả giá đau đớn, và còn
biết bao nhiêu đau khổ khác nữa không thể nói lên thành lời
cả dân tộc này đã phải chịu đựng trong suốt 3 thập kỷ
chiến tranh… Máu nào của người dân ta đã ngã xuống cũng
đều là máu của dân tộc ta, tất cả chỉ càng làm cho mỗi
người Việt Nam chúng ta thấm thía sâu sắc hơn cái giá phải
trả cho đất nước độc lập thống nhất, càng thôi thúc mỗi
người Việt Nam chúng ta từ nay phải hiểu các bài học của
quá khứ để gìn giữ đất nước trong hiện tại và tương
lai, giác ngộ mỗi chúng ta ý thức phải vươn lên sống xứng
đáng với tính cách là người chủ của đất nước.

Hàng triệu sinh mạng bị cướp đi, hàng triệu tấn bom đạn
tàn phá đất nước và biết bao nhiêu đau khổ khác nhân dân ta
phải trải qua suốt 3 thập kỷ chiến tranh ấy để có đất
nước độc lập thống nhất không cho phép bất kỳ ai, dù với
lý do gì, tiếp tục hành hạ đất nước trong hiện tại,
cướp đi sức sống của đất nước vì hạnh phúc của hòa
hợp dân tộc và vì tương lai của một đất nước độc lập,
tự do.

Một giọt máu phải nhỏ xuống đất này, một giọt nước
mắt mất đi, từng giọt mồ hôi phải nuốt vào trong, tất cả
phải dồn nén, phải hun đúc ý chí của từng người dân Việt
chúng ta thành một tinh thần dân tộc thống nhất, để sớm
lấy lại cho đất nước những gì chiến tranh đã cướp đi,
cùng nhau vực dậy đất nước. Hiện tại và tương lai của
đất nước đòi hỏi mỗi người dân của đất nước ghi
xương khắc cốt những bài học của quá khứ, bởi vì sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trên con đường dân
tộc và dân chủ vô vàn gian truân. Hơn nữa, nước ta trước
đây, bây giờ và mãi mãi phải là láng giềng của một Trung
Quốc tham lam, lại luôn luôn nằm ở vị trí đầu sóng ngọn
gió của khu vực, nếu chúng ta không thấy những yếu kém của
nước ta và không hiểu cái thế giới chúng ta đang sống để
quyết tìm ra con đường đi lên, nước ta làm sao tránh được
số phận con mồi trong tranh giành quyết liệt tiếp theo giữa
các cường quốc?...…

Những điều<i> lẽ ra phải làm như vậy </i>ngay sau ngày
30-04-1975 đã không xảy ra.

Sau 30-04-1975 ĐCSVN đã chọn con đường thừa thắng xông lên,
tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội
theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Hệ quả: kinh tế đất nước vốn kiệt quệ sau chiến tranh
đi ngay vào sụp đổ cho đến khi phải tiến hành đổi mới.
Đồng thời đất nước bị đẩy tiếp vào 2 cuộc chiến tranh
lớn kéo dài 10 năm (1979 – 1989).

Nguyên nhân chủ yếu là <i>ý thức hệ của đảng</i> một
mặt đã lựa chọn cho đất nước con đường phát triển sai
lầm vì duy ý chí, và mặt khác đã nhìn nhận sai bàn cờ thế
giới lúc ấy, nên đẩy đất nước vào tình thế nguy hiểm.

Cần nhìn nhận 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên là
một giai đoạn phát triển thất bại, vì các lẽ:

1. Ngoài 10 năm đầu mất cho 2 cuộc chiến tranh tiếp theo,
thành tựu giành được trong 28 năm đổi mới tuy là rất lớn
so với điểm xuất phát, nhưng về cơ bản là thất bại nếu
so với công sức đã bỏ ra và cơ hội đất nước có được.
Mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 không thể
hoàn thành vì cơ cấu kinh tế hiện còn rất lạc hậu, kết
cấu hạ tầng vật chất & kỹ thuật thấp kém, hiện đang
khủng hoảng cơ cấu sâu sắc, chưa có lối thoát ra khỏi cái
bẫy là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp,
chất lượng nguồn nhân lực đạt được nhìn chung còn thấp,
khoảng cách tụt hậu so với nhiều nước chung quanh ngày càng
rộng.

2. Sau 3 thập kỷ xây dựng đất nước, lúc đầu là xây dựng
chủ nghĩa xã hội, do có nhiều sai lầm không khắc phục
được nên từ khi tiến hành đổi mới phải điều chỉnh lại
thành xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được có
nhiều măt hạn chế như đã nói trong điểm 1 bên trên. Riêng
về mặt thể chế chính trị, nước ta hiện nay rất lạc hậu
so với đòi hỏi phát triển của đất nước, so với xu thế
phát triển của thế giới, so với một số quốc gia có mức
thu nhập tính theo đầu người tương tự như nước ta. Tuy có
cái tên gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa hay là định
hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ chính trị một đảng của
đất nước hiện nay về bản chất có quá nhiều tàn dư của
chế độ phong kiến cũ. Quá trình tha hóa đã nhanh chóng làm cho
tính đảng trị của chế độ ngày càng nổi bật, trên thực
tế ngày nay đã trở thành chế độ toàn trị.

3. Đất nước đã độc lập thống nhất 4 thập kỷ. Thay vào
chỗ phải có một nhà nước pháp quyền dân chủ để thực thi
quyền lực của nhân dân, đất nước có một chế độ chính
trị toàn trị. Tính đảng trị của chế độ này tạo ra cho
truyền thống phong kiến cũ cha truyền con nối cái phương thức
mới "làm vua tập thể" (Nguyễn Văn An) để duy trì chế
độ đảng mặc nhiên và mãi mãi cầm quyền cai trị đất
nước. Trên thực tế đã hình thành sự phân chia: ĐCSVN trở
thành kẻ cai trị, nhân dân trở thành người bị cai trị. Nhân
dân bị phân chia thành các giai cấp để đối xử. Trong nhiều
hình thái tư tưởng của xã hội và trong thiết kế các chủ
trương chính sách vẫn tồn tại sự phân biệt giữa "ta" và
"ngụy", giữa "yêu nước đồng nghĩa với yêu chủ nghĩa
xã hội" và "không yêu chủ nghĩa xã hội là không yêu
nước, là chống chế độ"; ai dám mở miệng nói <i>trong lòng
kháng chiến có cuộc nội chiến</i>, sẽ lập tức bị quy kết
là phản động… Nhiều quyền tự do, dân chủ cơ bản của
công dân tuy đã được ghi trong hiến pháp nhưng chỉ là hình
thức. Tuy chế độ toàn trị của ĐCSVN mang trong nó nhiều tàn
dư của chế độ phong kiến cũ, song cái nền tảng tinh thần
của "làm vua tập thể" hôm nay được tạo dựng ra không
phải từ một trật tự của thượng tầng kiến trúc phong
kiến vương đế, mà hình thành từ một thứ văn hóa ra đời
trong quá trình chia chát quyền lực giữa các nhóm lợi ích đủ
các thành phần phức tạp trong xã hội. Các "nhóm" này sống
và tự ngụy trang bằng nhiều thứ "<b><i>giả, diễn,
hão</i></b>", luôn luôn tìm kiếm đồng minh trong mọi rác
rưởi của xã hội [6]. Hệ thống chính trị của đất nước
được tổ chức theo cái phương thức "<b><i>đảng cử dân
bầu</i></b>" là tiêu biểu tổng hợp nhất cho những "giá
trị" "<b><i>giả, diễn, hão</i></b>" này. Thực tế này lý
giải: Bên cạnh những thành tựu đạt được phải trả giá
đắt, mỗi bước phát triển của đất nước luôn gắn theo
một nấc thang xuống cấp mới về đạo đức, chính trị và
tư tưởng. Dẫn đến nghịch lý càng phát triển càng yếu,
càng ngày sinh nhiều yếu kém mới, mâu thuẫn mới.

Xin lưu ý, chủ nghĩa Mác – Lênin ĐCSVN hiện đang kiên định
bám giữ, có quá nhiều sai trái thoát ly hẳn cái gốc thực
của lý luận Mác. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã
chứng minh đó là chủ nghĩa Mác – Lênin đã được
<b><i>Stalin-hóa</i></b>, trước khi vào đến Việt Nam nó được
tác chế thêm một lần <b><i>Mao-hóa </i></b>nữa. Một thứ chủ
nghĩa như vậy trên thực tế là phản khoa học – được
chứng minh qua những thất bại của tất cả các ĐCS cầm
quyền trên thế giới, chỉ còn lại là một công cụ giáo
điều. Ý thức hệ này chỉ thuận tiện cho việc đàn áp chính
trị - tư trưởng và làm tha hóa chính bản thân ĐCSVN. Là một
công cụ chính trị như thế, ý thức hệ này một mặt khiến
đảng đặt quyền lực của mình là tối thượng, mặt khác
đã lấy đi của đảng mọi khả năng nhận thức khách quan sự
vật. Có thể nói chính bản thân ĐCSVN đã tự nô dịch mình
bằng ý thức hệ như vậy, và qua đó đang nô dịch cả đất
nước.

Hệ quả là đất nước đã độc lập thống nhất bốn thập
kỷ, song khẩu hiệu làm nên Cách Mạng Tháng Tám "Nước Việt
Nam là của người Việt Nam!" với nghĩa nhân dân là người
chủ của đất nước đến hôm nay vẫn chưa trở thành hiện
thực, kẻ chiến thắng trở thành người cai trị chính nhân
dân nước mình.

<b>II. 2. Con đường phát triển của Việt Nam bị chặn
đứng</b>

Có thể nói một cách rốt ráo: Đất nước có độc lập
thống nhất bốn thập kỷ, nhưng đến hôm nay nhân dân vẫn
chưa được giải phóng! Đây là nguyên nhân gốc gây nên mọi
yếu kém của đất nước hôm nay, độc lập chủ quyền của
quốc gia thiếu sức mạnh lẽ ra phải có trước những thách
thức mới.

Thập kỷ đầu tiên sau 30-04-1975 bị mất hoàn toàn cho 2 cuộc
chiến tranh và sự đổ vỡ kinh tế. Công cuộc kiến thiết
lại đất nước thực ra chỉ bắt đầu từ khi tiến hành
đổi mới 1986, đến nay là 29 năm. Bản "kết toán" 40 năm
độc lập thống nhất của quốc gia hôm nay có thể phác thảo
như sau:

1. Đất nước hình thành một nền kinh tế phát triển theo
chiều rộng, đã tận dụng tới mức tối đa có thể huy động
được những yếu tố ban đầu như lao động rẻ, tài nguyên,
đất đai và môi trường. Cơ cấu hiện có của nền kinh tế
nhìn chung còn lạc hậu, hàm lượng chế biến trong sản phẩm
rất thấp, tính lệ thuộc của một nền kinh tế gia công rất
cao (thực chất là chỉ bán lao động rẻ và môi trường, không
tự hình thành được những sản phẩm hay ngành kinh tế của
chính quốc gia mình), kết cấu hạ tầng thấp kém, năng suất
lao động vào lọai thấp nhất trong khu vực, khả năng cạnh
tranh đang suy giảm nhanh vì đã khai thác cạn kiệt những yếu
tố ban đầu, các hệ quả trong quá trình phát triển của một
nền kinh tế lạc hậu ngày càng gia tăng (như thất nghiệp,
nghèo đói, chênh lệch giầu nghèo và bất công xã hội, ô
nhiễm môi trường…). Về nhiều mặt sự phát triển kinh tế
có phần mang tính thị trường hoang dã, đồng thời đặm nét
chủ nghĩa tư bản thân hữu. Nền kinh đòi hỏi bắt buộc
phải tìm đường chuyển sang một thời kỳ phát triển mới.

2. Thể chế chính trị và hệ thống nhà nước được thiết
kế theo quan điểm đảng đứng trên Hiến pháp, nắm quyền
lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. Trong thực tế đó là
một hệ thống đảng trị, có trong tay hệ thống nhà nước
làm công cụ thực hiện quyền lực của hệ thống đảng. Hệ
thống quyền lực kép này (đảng + chính quyền) còn có hệ
thống mặt trận (MTTQVN) là công cụ phụ trợ. Thiết kế như
vậy, ngân sách quốc gia (thuế của dân) phải gánh 3 hệ thống
quyền lực: (a) hệ thống đảng, có mọi quyền lực nhưng
không phải chịu trách nhiệm ràng buộc nào trước đất
nước; (b) hệ thống chính quyền, thực thi quyền lực của hệ
thống đảng và trên thực tế hầu như chỉ chịu trách nhiệm
trước hệ thống đảng, (c) hệ thống mặt trận với tính
chất là công cụ thâu tóm mọi hoạt động trong xã hội vào
guồng máy của hệ thống chính trị. Toàn bộ cỗ máy quyền
lực này được vận hành dưới sự chi phối của (1) tập
đoàn kinh tế nhà nước, (2) nền kinh tế GDP tỉnh, và (3) tư
tưởng tư duy nhiệm kỳ. Có thể thấy ngay, một hệ thống
quyền lực cồng kềnh và chồng chéo, có hệ điều hành đảng
quyết định tất cả nhưng không chịu trách nhiệm ràng buộc,
với chất lượng con người hoạt động trong hệ thống được
nhào nặn từ chính hệ thống này, hiển nhiên không thể vận
hành có hiệu quả toàn bộ sự vận động của một quốc gia.
Về nhiều mặt, đây là một hệ thống quyền lực kìm kẹp
quốc gia, vô hiệu hóa không ít hay không thực thi được bao
nhiêu các chính sách cũng như luật pháp do chính hệ thống này
ban hành. Mọi chiến lược hay quy hoạch quốc gia đã vạch ra
được đều trở nên không khả thi hoặc chỉ được thực
hiện manh mún phần nào trong một hệ thống quyền lực chồng
chéo, vận hành theo nhiệm kỳ và xé lẻ như vậy; quan liêu,
lãng phí, tham nhũng và tội ác ngày càng trầm trọng là tất
yếu. Chính hệ thống quyền lực này bóp nghẹt các quyền tự
do dân chủ của nhân dân, hủy hoại nghị lực sáng tạo của
đất nước. Thực tế này đẻ ra đòi hỏi phải tăng cường
trấn áp để bảo toàn chế độ, hệ quả là ngày càng mất
lòng dân, trực tiếp cản trở sự phát triển của đất
nước. Với một hệ thống quyền lực như vậy không thể tạo
ra và cũng không thể quản lý nổi một nước Việt Nam công
nghiệp hóa.

Tình hình kinh tế đất nước bế tắc như hiện nay, đất
nước hầu như bị động và chưa chuẩn bị được bao nhiêu
trong việc đối phó với âm mưu bành trước bá quyền của
Trung Quốc, cũng như nhiều yếu kém khác nữa của sự nghiệp
phát triển đất nước trong đối nội và đối ngoại còn cho
thấy: <i>Trong tình hình mới, hệ thống quyền lực này ngày
càng bất cập và không có khả năng dẫn dắt đất nước trong
thế giới hiện tại.</i> Ngoài ra không thể không đặt câu
hỏi sự lũng đoạn của quyền lực mềm Trung Quốc đã tác
động tới mức nào vào hệ thống quyền lực nước ta hiện
nay.

3. Những sai lầm và yếu kém của hệ thống quyền lực trong
hai thập kỷ gần đây ngày càng trầm trọng, gây ra áp lực
ngày càng lớn trong đời sống của nhân dân. Chính sách thông
tin bưng bít và định hướng để giữ chế độ và giữ đảng
trong quá trình ngày càng tha hóa đang một mặt làm trầm trọng
thêm tình trạng ngu dân, mặt khác vấp phải sự bác bỏ (bộc
lộ ra hay không bộc lộ ra) của nhân dân ngày càng quyết
liệt. Trong đời sống xã hội, sự lên ngôi của giả dối và
của những hiện tượng phi đạo đức của quyền lực đang
gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng đời sống tinh thần và
văn hóa của đất nước. Trong đời sống đất nước xuất
hiện những nghịch lý trầm trọng: Giữa lúc cần phát huy cao
nhất tinh thần đoàn kết hòa hợp hòa giải dân tộc cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng lòng dân ly tán
và dân tộc bị chia rẽ; giữa lúc cần phát huy những giá trị
tinh thần, đạo đức, văn hóa, xã hội cho sự nghiệp chấn
hưng đất nước lại xảy ra hiện tượng đời sống tinh thần
của nhân dân sa sút nhất, sự băng hoại các giá trị đạo
đức xã hội ngày càng trầm trọng; chưa bao giờ các hiện
tượng phản văn hóa, hủ tục, các tệ nạn xã hội như cờ
bạc, nghiện hút và tội phạm hình sự tràn lan như hiện nay.
Tinh thần dân tộc bị tổn thương, nguyên khí quốc gia bị
đánh cắp. Và như đã phân tích trong phần <b><i>II. 1. "Nước
Việt Nam là của người Việt Nam!"</i></b>, đất nước đã
độc lập 40 năm mà vẫn chưa phải là của nhân dân và do nhân
dân làm chủ. Nguyên nhân gốc của toàn bộ tình trạng này
xuất phát từ sự tha hóa của hệ thống quyền lực.

4. Bốn mươi năm độc lập thống nhất đầu tiên của đất
nước cũng là 40 năm đảng và nhà nước Việt Nam vấp phải
nhiều sai lầm đối ngoại trầm trọng nhất. Do nhìn nhận sai
về thế giới, nên sau khi vừa mới ra khỏi chiến tranh đất
nước lại bị kéo ngay vào 2 cuộc chiến tranh mới trong 10 năm
liền (1979 – 1989). Hội nghị Thành Đô là sai lầm chiến
lược tiếp theo, để lại hệ lụy lâu dài và khôn lường cho
đất nước. Điều trớ trêu là ĐCSVN chủ trương đường lối
đối ngoại hòa hiếu, không đi với bất kỳ nước nào chống
lại nước thứ ba. Song đường lối đối ngoại bắt đầu từ
hội nghị Thành Đô lại cột chặt nước ta vào một bên Trung
Quốc, có nghĩa là làm như thế khách quan tạo ra những mâu
thuẫn nhất định giữa nước ta và các nước thứ ba. Nguy
hiểm hơn thế, đường lối đối ngoại này đã đưa con
đường phát triển của đất nước đi vào quỹ đạo của
Trung Quốc, tạo ra sự lệ thuộc trầm trọng và tình trạng
bị Trung Quốc uy hiếp cho đến hôm nay ĐCSVN vẫn không thể
tìm ra đối sách khắc phục; độc lập, chủ quyền và sự
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng.
Đường lối đối ngoại Thành Đô cùng với đường lối đối
nội giữ đảng và giữ chế độ bằng mọi giá trên thực tế
đã biến nước ta thành một nước chư hầu kiểu mới của
Trung Quốc, giữa lúc nước ta đã hội nhập toàn diện vào
thế giới toàn cầu hóa, có tất cả các quốc gia quan trọng
là đối tác chiến lược hay đối tác toàn diện. Đường lối
đối ngoại này khiến cho nước ta bị cô lập, vì nó chỉ
cột chặt nước ta vào Trung Quốc và đẩy nước ta vào thế
phải leo dây với các đối tác khác, nước ta vừa không có
sự liên minh thật sự với bất kỳ đối tác quan trọng nào
cần thiết cho an ninh của nước ta, vừa tự mình không tranh
thủ được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của cả thế giới cho
bảo vệ chủ quyền quốc gia và những lợi ích chính đáng
của nước ta.

Trung Quốc là đối tác và đối tượng số một tự nhiên và
mãi mãi đối với nước ta, nhưng trong 40 năm độc lập thống
nhất đầu tiên của đất nước ĐCSVN đã thất bại hoàn toàn
trong việc xây dựng nên một quốc sách có thể bảo vệ
được độc lập chủ quyền quốc gia, đồng thời giữ được
hòa bình và thực hiện được hữu nghị, hợp tác với Trung
Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là: ĐCSVN đặt lợi ích quốc gia
dưới lợi ích của đảng và của chế độ, trí tuệ thấp
kém, sự lầm lẫn nghiêm trọng của ý thức hệ, sự khiếp
nhược trước Trung Quốc, bị quyền lực mềm Trung Quốc lũng
đoạn nghiêm trọng.

<b><i>Bản kết toán 40 năm đất nước độc lập thống nhất
cho phép đánh giá:</i></b>

1. Đất nước trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên
dưới chế độ toàn trị của ĐCSVN đã tạo ra được một
nền kinh tế chủ yếu là bán <i>những thứ tự có</i> nhiều
hơn là <i>những thứ tự làm ra</i>, nợ nần nhiều ai trả (?),
với một chế độ chính trị không có khả năng đưa đất
nước trở thành một nước công nghiệp phát triển.

2. Để giữ đại cục quan hệ với Trung Quốc, đảng đã
phải chấp nhận nhiều thỏa hiệp hay hy sinh lợi ích quốc gia
(không loại trừ có thể có những vụ việc sự tha hóa của
cá nhân đã bán rẻ lợi ích quốc gia); đất nước lâm vào
tình trạng lệ thuộc và bị chèn ép nhiều mặt đến mức
gần như trở thành một chư hầu kiểu mới của Trung Quốc.

3. Giữ đảng và chế độ như hiện nay, không thể giữ
nước. Tình hình đã đến mức sự tồn tại và hành động
của đảng và của chế độ như trong hiện tại đã và đang
cản trở trực tiếp sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Sự lũng đoạn và uy hiếp của Trung Quốc rất nguy hiểm
nhưng không nguy hiểm bằng.

Đại hội XII sắp đến của ĐCSVN nhất thiết cần thẳng
thắn mổ xẻ toàn bộ tình hình đất nước nói trên và rút ra
những kết luận dứt khoát.

<b> III. Hiểm họa đen?</b>

<b> III. 1. Lạc lõng</b>

Phần I cho thấy thế giới đã sang trang tiếp, sang trang tiếp,
và lại vừa mới sang trang tiếp một trang mới nữa. Càng ngày
càng rõ trong thời đại chúng ta đang sống không có chỗ cho
những suy nghĩ hão huyền về chủ nghĩa xã hội hoặc xu thế
tất yếu nào về điều này trong bất kỳ mối quan hệ quốc
tế nào. Hiện nay giành giật của quan hệ Mỹ - Trung đang chi
phối sâu sắc bàn cờ thế giới. Một thời kỳ mới của các
mối quan hệ quyết liệt tập hợp lực lượng và đối đầu
nhau trong trật tự quốc tế đa cực bắt đầu, đặt ra rất
nhiều vấn đề nan giải cho nhiều quốc gia liên quan – nhất
là cho nước Việt Nam ta.

Phần II cho thấy lịch sử Việt Nam đã sang trang cách đây 40
năm. ĐCSVN đã áp đặt cho đất nước một con đường phát
triển theo ý thức hệ của mình, hoàn toàn trái với đòi hỏi
hỏi tất yếu của một nước được tự nhiên đặt sẵn vào
vị trí địa kinh tế và địa chính trị trong thế giới toàn
cầu hóa ngày nay. Con đường phát triển đã lựa chọn ấy,
<i>một mặt</i> là duy chí với quy luật phát triển tự nhiên
của một quốc gia như nước ta – một nước nông nghiệp lạc
hậu, trải qua liên tiếp những cuộc chiến tranh lớn thảm
khốc,<i> mặt khác</i> là không nhận thức được cái trật tự
quốc tế hiện hành đã ấn định cho nước ta một vị thế
địa kinh tế và địa chính trị nhất định, buộc nước ta
phải chấp nhận và phải tìm ra cách xử lý thỏa đáng sao cho
có lợi nhất cho mình.

<i> Nói hình ảnh</i>, ĐCSVN đã chọn cho đất nước độc lập
thống nhất con đường phát triển đảng muốn và xây dựng
đất nước xã hội chủ nghĩa như ở trên cung trăng – với
hàm nghĩa đảng chọn một mô hình xây dựng đất nước không
theo quy luật của phát triển, lại một mình chọn một sân
chơi khác kiểu trong thế giới, không nhận thức đúng được
các mối quan hệ qua lại giữa nước ta và toàn bộ thế giới
bên ngoài, càng không hiểu rõ sự chi phối có ý nghĩa quyết
định về nhiều mặt của những mối quan hệ qua lại này
đối với nước ta.

<i>Có thể kết luận</i>: ĐCSVN vừa không hiểu đất nước sau
khi ra khỏi chiến tranh, vừa không nhận thức đúng được cái
thế giới nước ta đang sống.

Tư duy ý thức hệ của đảng là nguyên nhân của mọi nguyên
nhân, lại trong hệ thống chính trị một đảng, nên ngay từ
ngày đầu tiên của đất nước độc lập thống nhất, <i>với
tính cách là người chiến thắng, ĐCSVN đã trở thành người
cai trị đất nước.</i> Chính thực tế này giải thích tại sao
quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước độc lập
thống nhất không được trao lại cho nhân dân ngay sau khi chiến
tranh kết thúc – nhân danh đảng phải đảm bảo sự lãnh
đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng, để đưa đất
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Về phương diện này, <u>
lịch sử phát triển</u> của Việt Nam đã bị chặn đứng ngay
từ đấy – nghĩa là cách đây 40 năm, và bị bẻ ngoặt sang
một hướng duy tâm, duy ý chí, với kết quả đạt được như
hôm nay.

Theo quy luật tha hóa của quyền lực, hệ thống chính trị
quốc gia được xây dựng lên dưới sự lãnh đạo toàn diện
và tuyệt đối của đảng ngày nay đã thật sự trở thành
chế độ toàn trị, đang tích tụ ngày một nhiều mâu thuẫn
đối kháng với các quyền tự do dân chủ của nhân dân và đi
ngược lại lợi ích quốc gia. Đất nước bị chính hệ thống
chính trị của mình kìm hãm trước tiên, mọi bước phát
triển đạt được đều phải trả giá đắt, hiện đang lâm
vào cuộc khủng hoảng toàn diện rất sâu sắc.

Ngày nay, tình hình tha hóa của đảng đến mức ý thức hệ
thật ra cũng chỉ còn lại là cái bình phong hay là công cụ,
để che đậy hay để thực hiện yêu cầu bảo vệ quyền lực
của đảng, thực sự nó không còn đọng lại chút nào là lý
tưởng cách mạng.

Tổng hợp lại có thể nói: Tư duy ý thức hệ của ĐCSVN
không phải là tụt hậu hay lạc hậu so với thời đại của
thế giới hiện tại, nó lạc lõng theo một lối riêng không
tưởng và không đi cùng với xu thế phát triển của thế giới
hiện tại. Sự tha hóa của quyền lực trong hệ thống chính
trị một đảng càng khiến cho sự lạc lõng này không thể
cứu vãn được, đảng ngày càng suy yếu vì những thất bại
của chính mình. Để tồn tại, đảng bắt buộc phải mắc
thêm nhiều sai lầm mới, buộc phải thêm độc tài và toàn
trị hơn nữa.

Tình hình nêu trên có thể rọi thêm ánh sáng vào những quyết
định của đảng khi lựa chọn giải pháp Thành Đô và các
giải pháp thỏa hiệp khác với Trung Quốc cho đến nay. Ảo
tưởng rằng Trung Quốc cùng chung ý thức hệ đã làm cho cái
giá phải trả cho những thất bại phạm phải càng đắt hơn.

Đành rằng giác ngộ là một quá trình, song độc quyền chân
lý của chế độ toàn trị đã không dung nạp quá trình này cho
đến hôm nay.

Cũng như ở hầu hết mọi nước Liên Xô Đông Âu cũ và một
số nước xã hội chủ nghĩa khác, ở nước ta tiếng nói phê
phán tư duy ý thức hệ cộng sản và đường lối sai lầm của
tư duy này đã được trí tuệ của đất nước cất lên rất
sớm ngay sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc. Chí ít vụ
Nhân văn giai phẩm có thể coi như là tiếng nói tập thể đầu
tiên nêu lên mối nguy của ý thức hệ làm mất dân chủ và
nhân văn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Ai cũng biết
vụ Nhân văn giai phẩm đã bị trấn áp quyết liệt. Khoảng
dăm bẩy năm nay hầu như các nạn nhân vụ này đã được
phục hồi danh dự cá nhân, nhưng chế độ chưa bao giờ có
một lời xin lỗi hay nhận sai lầm. Nhìn chung chế độ này
không biết xin lỗi các sai lầm đã xảy ra (trong cải cách
ruộng đất, trong cải tạo tư sản, trong cải tạo tù chính
trị…).

Đặc biệt là sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc, tiếng
nói phê phán những sai lầm tư duy ý thức hệ và đường lối
của nó ngày càng nhiều, được nói lên từ những nhân vật
tiêu biểu như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần
Độ, Trần Xuân Bách, vân vân… Sự tiếp thu của chế độ là
quy kết những tư duy như thế là phản động, là chống chế
độ, và thậm chí là phản quốc, phải đàn áp. Phan Đình
Diệu không bị đàn áp nhưng bị bỏ ngoài tai, còn nhiều
người khác bị bỏ ngoài tai…Sự việc mà tôi biết rõ nhất
là bức thư gửi Bộ Chính trị ngày 09-08-1995 của đương kim
Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc ấy đặt vấn đề: (1) phải
nhận thức lại thế giới, (2) trên cơ sở đó xem lại đường
lối xây dựng và bảo vệ đất nước, (3) giai đoạn phát
triển mới của đất nước nhất thiết phải có nhà nước
pháp quyền dân chủ. (4) nhất thiết phải thay đổi tổ chức
và xây dựng đảng. Bức thư này mới chỉ đặt vấn đề,
chưa nói được gì nhiều, nhưng không có cái tai nào nghe, và
người viết thư được hưởng quả đắng, ba người khác bị
bắt giam chỉ vì đã đọc bản photo copy…

Sự việc ghiêm trọng mới đây nhất của tình trạng độc
quyền chân lý và bóp nghẹt tự do dân chủ là mọi ý kiến
đúng đắn góp vào xây dựng / sửa đổi hiến pháp năm 2013
đã bị loại bỏ rất thô bạo, để thông qua rất hình thức
(đúng ra phải nói là lừa dối) một hiến pháp sửa đổi về
cơ bản giữ nguyên như cũ, cướp đi của đất nước cơ hội
hòa bình cải cách thể chế độc đảng toàn trị hiện nay sang
chế độ pháp quyền dân chủ. Việc sửa đổi hiến pháp như
đã làm cuối cùng biến thành bước đi quan trọng để tiếp
tục bảo vệ quyền lực của ĐCSVN bằng mọi giá, không đếm
xỉa đến những đòi hỏi sống còn của đất nước.

Cho đến hôm nay, độc quyền chân lý vẫn đang quyết liệt
tiếp tục đàn áp mọi tư duy "trái chiều", nhân danh chống
diễn biến hòa bình, bảo vệ chế độ, bảo vệ tổ quốc...

Đến đây có thể nói, <b><i>hiểm họa đen hôm nay thực ra đã
manh nha ngay sau ngày đất nước độc lập thống nhất đầu
tiên từ tư duy ý thức hệ và từ quá trình tha hóa của quyền
lực đảng.</i></b>

Có thể rút ra kết luận: Tư duy ý thức hệ của đảng và
sự tha hóa của quyền lực đến hôm nay đã biến chất trầm
trọng ĐCSVN vốn là một đảng yêu nước, ra đời trước hết
với lý tưởng giải phóng đất nước. <b><i>ĐCSVN hôm
nay</i></b> tha hóa thành vấn đề nghiêm trọng của đất nước.

Trừ một thiểu số thoái hóa, phần lớn đảng viên, nhất là
đảng viên các thế hệ kháng chiến, là những người yêu
nước. Tất cả những đảng viên yêu nước - như tôi đã
viết trong bài 1 [7] – có món nợ lương tâm và có trách nhiệm
chính trị phải trang trải với đất nước: Cất lên tiếng
nói tại đại hội XII đòi vứt bỏ tư duy ý thức hệ, đòi
phải thay đổi đảng để thay đổi chế độ, vì sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước theo tinh thần bức thư ngày
09-08-1995 của đảng viên Võ Văn Kiệt.

Với tính cách nắm quyền toàn diện và tuyệt đối, ĐCSVN hôm
nay có trách nhiệm ràng buộc toàn diện và tuyệt đối trước
đất nước thực hiện nhiệm vụ hòa bình cải cách chế đố
toàn trị hiện nay chuyển sang chế độ pháp quyền dân chủ,
và qua đó thay đổi chính bản thân mình trở thành một đảng
khác đi với dân tộc, phấn đấu trở thành đảng của dân
tộc, vì sự nghiệp cứu nước và chấn hưng đất nước. Đây
phải là vấn đề nghị sự số 1 của đại hội XII. <i>ĐCSVN
hôm nay thực ra có mọi điều kiện cần và đủ để thực
hiện thành công những nhiệm vụ trong vấn đề nghị sự số 1
này, đảng chỉ còn thiếu ý chí đoạn tuyệt với sự tha hóa
của chính mình. </i>

Hơn bao giờ hết, đại hội XII cần bắt đầu từ thẳng
thắn nhìn lại toàn bộ tình hình của đất nước và của
đảng trong 40 năm đất nước độc lập thống nhất đầu
tiên, từ đó đảng tự giải phóng chính mình khỏi kiếp nô
lệ của ý thức hệ và của quyền lực, chỉ để giữ lại
cho mình lòng yêu nước, cùng với cả nước khai phá con
đường dân tộc dân chủ cứu nước và đưa đất nước đi
lên.

Mong rằng ĐCSVN hôm nay đừng mảy may ngó nghiêng hay lấn cấn
gì với ĐCS Trung Quốc, để dứt khoát đoạn tuyệt với cái
gọi là tư duy ý thức hệ anh em trên mọi phương diện. Đơn
giản vì ĐCSTQ hôm nay chỉ giữ lại cho nó cái tên khai sinh như
đang có, còn bản thân nó hôm nay là bộ máy quyền lực siêu
lợi hại của siêu cường Trung Quốc đang lên trên con đường
bành trướng bá quyền. Quan hệ ngoại giao là chuyện khác.

Đồng thời phải nói sòng phẳng: <b><i>ĐCSVN hôm nay</i></b>
cũng chỉ còn lại mỗi cái tên. Bản chất đảng hiện nay,
những việc đảng đang làm, hiện thực đất nước của nền
kinh tế thị trường còn nhiều mặt hoang dã và đậm nét chủ
nghĩa tư bản thân hữu, tất cả những điều này nói lên
ĐCSVN hôm nay chẳng còn dính dáng gì đến chủ nghĩa Mác –
Lênin hay tư tưởng Hồ Chí Minh. ĐCSVN hôm nay chỉ còn lại là
đảng của quyền lực độc quyền nắm quyền cai trị đất
nước. Việc thay đổi đảng trở thành đảng của dân tộc
đã trở thành đòi hỏi sống còn đối với chính bản thân
ĐCSVN, nhằm chặn đứng con đường đảng trở thành lực
lượng đối kháng quốc gia và lợi ích dân tộc, tránh cho
đất nước thảm họa tự hủy diệt.

<b> III. 2. Đối mặt với hiểm họa đen</b>

Những khó khăn và thách thức đất nước hiện tại đang
phải đối mặt trên mọi phương diện đối nội và đối
ngoại không thể nói là nhỏ hoặc dễ giải quyết. Song hiểm
họa đen về nhiều mặt có thể không đến từ những khó khăn
và thách thức này, mà trước hết có thể lại đến từ
những câu hỏi:

- Nhân dân này, dân tộc này lựa chọn gì trước những vấn
đề đang đặt ra cho đất nước hôm nay?

- ĐCSVN với tính cách là lực lượng chính trị lớn nhất
đang nắm quyền cai trị đất nước (không còn là lực lượng
lãnh đạo nữa) lựa chọn gì? Lựa chọn đất nước hay chính
bản thân mình?

- <i> Nói như thế chẳng lẽ hiểm họa đen chủ yếu đến từ
phía ta, nghĩa là từ phía nhân dân này? Từ đảng này?</i>

- <i> Đúng vậy với nghĩa: Nếu ta nhận biết được hiểm
họa đen, thì có thể vô hiệu hóa nó, hoặc làm thất bại nó;
đối phương dù có ác hiểm đến thế nào chăng nữa cũng
không phải là bất khả kháng. Nhưng nếu ta mù quáng chẳng
nhìn thấy gì, hoặc nếu ta cường điệu nó hay đánh giá thấp
nó thì đúng là hiểm họa đen. </i>

Đơn giản vì nếu ai hiểu Trung Quốc, chắc chắn đều thấy
không thể quỳ xuống xin Trung Quốc rủ lòng thương lựa chọn
kịch bản nhẹ tay đối với nước ta.

Trong phát triển kinh tế cũng thế, chẳng có gì cho không cả!

Vậy phải tập trung vào việc ta chống hiểm họa đen như thế
nào?

Để làm rõ vấn đề, xin bàn luận thêm về Trung Quốc.

Như đã nói trong phần <b><i>I. 2. Bàn về siêu cường Trung
Quốc</i></b>, hiện nay Trung Quốc đã sẵn sàng trong tay các
kịch bản từ A – Z trong đối xử với Việt Nam. Hiện nay họ
đang thực hiện kịch bản A. Khi cần thiết họ có mọi điều
kiện cần và đủ để chuyển sang kịch bản khác họ muốn.
Kịch bản Z là tồi tệ nhất, tổng hợp mọi phương tiện từ
những thủ đoạn bẩn thỉu đến chiến tranh. Thật là khó
chịu một khi phải đối mặt với một đối tượng giữ thế
chủ động như vậy (trong đó có phần nào do lỗi bị động
từ trước đến nay của phía ta).

Sự thật là ngay trong kịch bản A hiện nay, Trung Quốc có thể
dễ dàng làm kinh tế nước ta tổn thất 10 – 15% GDP như nhiều
chuyên gia đã tính toán. Trong kịch bản khác, Trung Quốc có
thể đánh thắng ta trong một cuộc hay một số cuộc chiến
tranh có giới hạn. Trong kịch bản Z Trung Quốc có thể hủy
hoại tới 1/3 GDP của nước ta hoặc hơn nữa, đánh chiếm thêm
các đảo của ta, thậm chí có thể đánh chiếm kiểm soát một
phần lãnh thổ ta trong một thời gian nhất định...

Vì ta không thể ra lệnh được cho Trung Quốc chỉ được phép
dùng kịch bản gì và dùng như thế nào, cho nên lựa chọn sự
đáp trả của phía ta mới là quyết định. Lựa chọn sự đáp
trả đúng thì thắng, lựa chọn sai thì là hiểm họa.

Sự lựa chọn tại Thành Đô là sự lựa chọn sai, đã và
đang đem lại hiểm họa hôm nay.

Trong tiểu thuyết "Lũ" (bản thảo 2, tập II, tháng 08-2012
[8]), những kinh nghiệm có được trong những năm phải đối
phó với cuộc chiến tranh 17-02-1979 và chủ nghĩa bành trướng
bá quyền Trung Quốc khiến tôi đã phải tính đến kịch bản Z
này. Song nước ta xưa nay có bao giờ chịu khuất phục một
cuộc xâm lược như thế? Trong thế giới ngày nay lại càng
không thể như thế. Trong thế giới đương đại, nước ta mới
đây thôi đã 3 lần chiến thắng 3 kẻ xâm lược lớn với sự
hậu thuẫn của cả thế giới tiến bộ.

Giả thiết Trung Quốc áp đặt lên nước ta kịch bản Z, nhân
dân ta có sự lựa chọn nào hơn là trong tình huống "bị lôi
ra làm thịt" như thế, thì phải tìm cách tự giải phóng
đất nước thoát khỏi kiếp chư hầu, đồng thời giành lại
cho chính mình quyền làm chủ đất nước đã bị trì hoãn 4
thập kỷ nay? Tôi có lòng tin vững chắc trong tình huống xảy
ra kịch bản Z, nhân dân ta sẽ buộc phải lựa chọn như vậy
và nhất định sẽ thắng cả gói: Nước giữ được độc
lập, dân giành lại được quyền làm chủ đất nước đã bị
trì hoãn 4 thập kỷ.

Nếu nước ta bị Trung Quốc áp đặt một kịch bản Z như
thế, nhân dân ta sẽ phải một lần nữa hy sinh xương máu ghê
gớm lắm, phải cố tránh. Trong vòng một nửa thế kỷ đã 4
cuộc chiến tranh lớn đẫm máu là quá nhiều đối với đất
nước ta! Nhưng biết làm thế nào? Rồi bao nhiêu mổ hôi nước
mắt, và cả máu nữa, mới xây dựng nên được những gì
đất nước có hôm nay! Càng tha thiết với hòa bình, quý trọng
sinh mạng và công sức của đất nước, càng phải có ý chí
quyết liệt đấu tranh bảo vệ, huy động sự hậu thuẫn của
cả thế giới để quyết bảo vệ. Bởi vì không thể quỳ
gối mà gìn giữ được! Hòa bình không thể đến được bằng
van xin.

Nhưng một khi cây muốn lặng, nhưng gió chẳng đừng!? Vâng,
một khi nước ta bị Trung Quốc cố ý áp đặt một kịch bản
Z như thế, cho dù cho đảng lựa chọn đối phó thế nào, chắc
chắn dân tộc ta <b> <i>sớm hoặc muộn</i></b> sẽ chỉ có sự
lựa chọn duy nhất nói trên của chính mình mà thôi, sẽ quyết
chấp nhận sự lựa chọn duy nhất này, như đã từng bao nhiêu
lần dân tộc ta phải lựa chọn như thế trong suốt chiều dài
lịch sử của đất nước.

Đồng thời tôi cho rằng: Một khi phải đương đầu với một
kịch bản Z như thế, trong sự lựa chọn nói trên của nhân
dân có lẽ sẽ không thể có một chỗ đứng nào cho <b><i>ĐCSVN
như đảng đang là</i></b>, vì lòng tin của nhân dân vào
<b><i>đảng như đang là</i></b> không còn nữa. <b><i>ĐCSVN
như</i></b> <b><i>đang là</i></b> cũng không thể lựa chọn như
nhân dân lựa chọn, càng không thể có phẩm chất và năng lực
lãnh đạo nhân dân thực hiện sự lựa chọn ấy, bởi vì
phẩm chất và năng lực của <b><i> ĐCSVN như đang là</i></b>
không còn đáp ứng được nhiệm vụ quyết liệt này nữa.
Trong tình hình như vậy, <b> <i>ĐCSVN như</i></b> <b><i>đang
là</i></b> sẽ không còn đứng và sẽ không thể đứng được
trong hàng ngũ cứu nước của dân tộc.

Câu chuyện sẽ hoàn toàn khác, nếu <b><i>ĐCSVN như</i></b>
<b><i>đang là</i></b> quyết lột xác để trở thành đảng của
dân tộc và để cùng chung với nhân dân sự lựa chọn như
thế. ĐCSVN chủ động tiến hành cải cách hòa bình đễ xóa
bỏ chế độ toàn trị, thiết lập chế độ pháp quyền dân
chủ chính là con đường <b><i>đảng như đang là</i></b> có thể
hoàn toàn thay đổi chính bản thân mình, để trở thành đảng
cùng đi với cả dân tộc. <b><i>ĐCSVN như</i></b> <b><i>đang
là</i></b> chủ động tiến hành cải cách hòa bình xóa bỏ chế
độ toàn trị, để tập hợp toàn dân tộc thành một khối
thống nhất rong một thể chế pháp quyền dân chủ, sẵn sàng
đương đầu với bất kỳ kịch bản nào của Trung Quốc –
đấy còn là con đường ngăn chặn hay làm thất bại kịch bản
xấu nhất mà Trung Quốc muốn ra tay.

<b><i>ĐCSVN như</i></b> <b><i>đang là</i></b>, nếu chủ động hòa
bình cải cách xóa bỏ chế độ toàn trị để<i> tập hợp
toàn dân tộc trong một thể chế pháp quyền dân chủ vì sự
nghiệp cứu nước và chấn hưng đất nước</i>, chắc chắn
nước ta sẽ có sức mạnh của chính mình và đồng thời sẽ
tranh thủ được sự hậu thuẫn của cả thế giới tiến bộ,
kịch bản nào của Trung Quốc đưa ra cũng sẽ thất bại, đất
nước ta sẽ có hòa bình và từ đó mới tạo ra được hữu
nghị, hợp tác với Trung Quốc. <b><i>Dĩ bất biến</i></b> đối
với mọi cái "<b><i>biến</i></b>" Trung Quốc muốn áp đặt
với nước ta chính là điểm này!

Tâp hợp toàn dân tộc trong một thể chế pháp quyền dân chủ
vì sự nghiệp cứu nước và chấn hưng đất nước – chính
<b><i>cái dĩ bất biến này</i></b> mới cho phép nước ta một
mặt bất di bất dịch gìn được giữ độc lập chủ quyền
và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, mặt khác mới có điều
kiện thực hiện các giải pháp sách lược. Trong quan hệ ngoại
giao, làm sao mà thiếu được các giải pháp sách lược, nhất
là đối với Trung Quốc? Song chỉ riêng lịch sử quan hệ Việt
– Trung đã có đủ các bài học cho nước ta cần học: bất
kỳ giải pháp sách lược nào với Trung Quốc mà nước ta không
có <b><i>cái dĩ bất biến</i></b> <b><i>này </i></b>làm nền tảng,
nước ta đều thua, và không hiếm trường hợp mất luôn cả
chì lẫn chài – như đã trình bầy trong câu chuyện Hội nghị
Thành Đô.

Xin nhắc lại: Tiến hành giải pháp Thành Đô, trong thâm tâm
những người lãnh đạo nước ta hồi ấy là muốn thực hiện
một giải pháp sách lược lớn – hòa hiếu với Trung Quốc.
Nhưng vì không có cái <b> <i>dĩ bất biến này</i></b> làm chỗ
dựa, nên cuối cùng nước ta chỉ nhận được <b><i>4 tốt và
16 chữ</i></b>!

Hiểm họa đen đang đến, ở chỗ cho đến hôm nay đảng như
<b> <i>đang là</i></b> và đội ngũ lãnh đạo vẫn không dám nhìn
lại 40 năm đầy sai lầm của mình, vẫn còn lo mất quyền lực
hơn lo mất nước, vẫn còn cố tìm cách trì hoãn hay thỏa
hiệp vì khiếp nhược, trong khi đó thời gian không chờ đợi
và phía Trung Quốc đã sẵn sàng mọi kịch bản khác. Những
vấn đề lịch sử để lại rất lớn và phức tạp, song chí
ít ĐCSVN nhất thiết phải đứng trên quan điểm lợi ích quốc
gia, lợi ích dân tộc đánh giá lại toàn bộ chặng đường 40
năm đất nước độc lập thống nhất đầu tiên để có ý
chí thay đổi đảng một cách triệt để.

Hiểm họa đen thực sự đang tiến đến, bởi lẽ cái giàn
khoan HD 981 chưa đủ lớn, chưa đủ nặng để đặt ra cho Hội
nghị Trung ương 9 sự lựa chọn sẽ phải được bàn đến
tại đại hội XII sắp tới: Cứu nước? hay cứu chế độ và
cứu đảng như <b><i>đang là</i></b>? Cho đến giờ phút này
đối với cả nước đảng như <b><i>đang là</i></b> vẫn tiếp
tục vừa lừa mỵ dân, vừa đàn áp lẽ phải, trấn an dân,
kêu gọi kiên định chung chung.., trong khi đó đội ngũ lãnh
đạo vẫn trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Hiểm họa đen cũng có thể xuất hiện <i>dưới dạng thường
trực không mời mà đến</i>, vì bất kể một yếu kém nào
của chế độ đương quyền trong một bối cảnh nào đó, với
sự lũng đoạn của quyền lực mềm – ví dụ như dưới dạng
kịch bản tạo ra phản ứng bầy đàn cướp phá khoảng 800 xí
nghiệp có FDI ngày 13 và 14-05-2014 ở quy mô không kiểm soát
được… Những chuyện phản ứng bầy đàn như thế có thể
xảy ra bất kỳ lúc nào trong thị trường kinh tế, trong thị
trường tài chính tiền tệ, trong tình hình khiếu kiện đất
đai của nông dân, trong trấn áp biểu tình, trấn áp chính
trị, trong một thiên tai… Bởi vì lúc này đất nước có
không ít những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… rất
nhậy cảm, mà nguyên nhân gốc thường là những sai trái và
yếu kém chế độ và của người trong hệ thống chính trị.
Bưng bít thông tin, không công khai minh bạch, các hoạt động
lừa bịp của dư luận viên, các biện pháp trấn áp trên báo
chí và bằng quyền lực… nhân danh giữ ổn định, vân vân..,
tất cả những thứ này chỉ là đổ dầu vào lửa, đồng
thời tạo đất thánh cho hoạt động của quyền lực mềm Trung
Quốc. <i>Chỉ có một con đường: Phải dựa hẳn vào dân, vào
dân tộc, dấy lên sức mạnh từ dân để giải quyết tất
cả, bắt đầu từ phát triển xã hội dân sự để nuôi
dưỡng tinh thần dân tộc và phát huy dân chủ - vì sự nghiệp
cứu nước và chấn hưng đất nước.</i>

Hiểm họa đen thực sự không thể tránh nổi, nếu chế độ
toàn trị hiện nay theo quy luật mâu thuẫn giữa cai trị và bị
cai trị đến một lúc nào đó sẽ tức nước vỡ bờ và ắt
phải sụp đổ, đất nước rơi vào tự hủy diệt của hỗn
loạn nồi da xáo thịt.

Hiểm họa đen luôn tiềm tàng và không thể đảo ngược
được, chừng nào đảng như <b><i> đang là</i></b> trốn tránh
nhiệm vụ tạo ra cho đất nước cái dĩ bất biến nói trên
không thể trì hoãn được nữa.

Cần thảo luận rộng rãi trong đảng để đi tới kết luận
và hành động.

<b> Lời kết: Phải cắt bỏ cái thòng lọng đang siết dần</b>

Cách đây vài ngày cái dàn khoan HD 981 đã rời khỏi chỗ nó
đứng hơn 2 tháng trong vùng biển của ta. Ý kiến nói ra nói
vào trên thế giới nhiều chiều lắm.

Trong rừng các ý kiến ấy, đáng chú ý nhất là người Trung
Quốc nhắc nhở chúng ta: <i>Người Việt Nam đừng lấy trứng
chọi đá, phải làm quen với việc cái giàn khoan này rút ra,
cái khác sẽ được đưa vào, tùy theo công việc đòi hỏi
mà!..</i>

Ý kiến khác đánh giá: <i>Việc rời giàn khoan HD 981 đi chỗ
khác tạm thời làm xẹp được sự căng thẳng trong dư luận
quốc tế; mặt khác bước đi này tiếp sức cho phái Việt Nam
chủ hòa và đầu hàng, lôi kéo phái Việt Nam này vào giải
pháp song phương, thuận cho phương thức "gác tranh chấp cùng
khai thác".</i>

<i> … Dù sao, cái giàn khoan phải di chuyển đi nơi khác như
thế cho thấy không phải Trung Quốc muốn làm gì cũng được!..
Sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và dư luận thế
giới đã buộc Trung Quốc phải tính đến.</i>

<i> … </i>

<i> … </i>

<i> … </i>

<i> </i> Nhìn lại, mười năm đầu sau 30-04-1975 Trung Quốc đã
thành công đáng kể trong việc vô hiệu hóa gần như hoàn toàn
ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam
trong khu vực, đồng thời giành được vị thế tạm thời lấp
chỗ trống của Mỹ. Sau Hội nghị Thành Đô 1990, Trung Quốc
thực sự đã đặt được cái thòng lọng ý thức hệ lên cổ
đất nước ta. 25 năm qua Trung Quốc đã từng bước và bằng
mọi thủ đoạn chính tri, kinh tế, quân sự siết dần cái
thòng lọng này, và hôm nay đạt được một Việt Nam lệ
thuộc trầm trọng về kinh tế, đối nội bị lũng đoạn,
đối ngoại phải "leo dây", ngoài việc Trung Quốc đã chiếm
thêm được một số đất đai và một số diện tích biển
đảo.

Những gì cái giàn khoan HD 981 đã <i>lộ thiên</i> ra được ở
Việt Nam hai tháng qua và sự việc cái đường lưỡi bò 9 vạch
được nối thêm một vạch nữa là những cái "tests" giúp
Trung Quốc khẳng định được Việt Nam là khâu yếu nhất,
cần đột phá cho giai đoạn mới của chiến lược bá chiếm
Biển Đông, lúc tiến lúc thoái nhưng sẽ kiên định lấn
tiếp.

Hiển nhiên, những năm tháng ngày càng hiểm nguy cho đất
nước ta đang ở phía trước!

<i>Bài toán 1</i>: <b><i> Chủ hòa</i></b>, thôi kiện ra quốc tế,
chấp nhận đàm phán song phương cho vấn đề Biển Đông, gác
tranh chấp cùng khai thác, có thể tạm thời tránh được chiến
tranh, bảo toàn được tài sản riêng và các đặc quyền của
quyền lực; làm thể tuy sẽ phải mặt dầy mày dạn thêm với
dân và bạn bè, nhưng quyền lực có thể sống thêm một thời
gian nữa, đất nước sẽ bị cô lập thêm nữa cùng đành,
chấp nhận cái thòng lọng ở trên cổ đất nước siết thêm
một nấc nữa nhưng quyền lực vẫn còn thở tiếp được…
Song bia miệng chắc sẽ đời đời phỉ báng, tâm linh đất
nước của quá khứ đằng đẵng đau thương chiến tranh chắc
sẽ nguyền rủa trời chu đất diệt chủ hòa theo kiểu đầu
hàng như vậy... Thật ra chủ hòa như thế là phương án chấp
nhận chết dần từng nấc về thể xác, nhưng chết ngay và
chết hẳn về nhân cách một quốc gia, một dân tộc. Cho dù có
cái <b><i>chủ hòa</i></b> này, nhân dân ta chắc chắn <u>sớm hay
muộn</u> sẽ không bao giờ chấp nhận bài toán này. Chấp nhận
như thế, đầu tiên sẽ phải tính đến ngay sự phản kháng
quyết liệt từ dân. Đàn áp thế nào đi nữa cũng không thể
giập tắt được sự phản kháng của nhân dân, của dân tộc.
Chấp nhận <b><i>chủ hòa</i></b> như thế, dù có dùng đến cả
nội chiến để đàn áp nhân dân, <u>trước sau và cuối
cùng</u> vẫn sẽ là cái chết nhục nhã của quyền lực.

<i>Bài toán 2</i>: <b><i> Đấu tranh: Cắt đứt cái thòng lọng
đang siết dần </i></b>- Cùng với cả dân tộc và toàn thế
giới tiến bộ bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia và
luật pháp quốc tế. Trước hết bằng cách cùng với nhân dân
cả nước nhất quyết cắt cái thòng lọng ý thức hệ và sự
nô lệ của quyền lực cũng như sự cám dỗ của mọi lợi ích
tội lỗi khác, trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhân
dân để tạo ra cái dĩ bất biến ứng vạn biến. Dân tộc sẽ
thắng, đất sẽ nước thắng, các nước trong khu vực cùng
thắng – cũng có nghĩa là luật pháp quốc tế sẽ thắng;
thậm chí nếu có ý chí quyết liệt thì có thể bằng <b><i>cái
dĩ bất biến</i></b> phải có này thắng được bành trướng bá
quyền Trung Quốc trong đấu tranh hòa bình, nhờ đó tránh
được chiến tranh… Nhưng lựa chọn bài toán 2 chế độ toàn
trị cùng với mọi quyền lực và đặc quyền của nó sẽ
không còn, ĐCSVN cũng có thể không còn như đảng <b><i>đang
là</i></b> nữa mà phải trở thành thành một đảng khác, hoặc
là không còn nữa.

<i>Bài toán 3</i>: "<b><i>?</i></b>" – Sự thật là quyền lực
của chế độ toàn trị và lợi ích quốc gia không thể dung
hòa được với nhau để cùng tồn tại, nên hình như không có
bài toán này.

Để đại hội XII tính toán các bài toán và sự lựa chọn,
chỉ xin lưu ý vài điều:

- Trung Quốc siêu cường đang lên mạnh, ác, hiểm độc, nhưng
không phải là bất khả kháng như suy nghĩ của bóng vía yếu.
Cái yếu nhất của Trung Quốc không phải là sự phi nghĩa, vì
bành trướng bá quyền Trung Quốc đâu có quan tâm đến đạo
nghĩa, nên hầu như nó không có nỗi sợ nào về đạo lý và
lẽ phải. Nhưng như đỉa sợ vôi, Trung Quốc rất sợ dân
chủ. Một Việt Nam dân chủ đúng nghĩa, sẽ là gương xấu cho
khát vọng cháy bỏng về dân chủ cho các vùng miền khác nhau
ở Trung Quốc – đây là cái gót chân Achile Trung Quốc đang
giấu. Đập chết một Việt Nam dân chủ như vậy ngày nay hầu
như không thể, vì sức mạnh nội tại của nó sẽ là bất
khả kháng đã đành, và vì thế giới ngày nay không còn lạc
hậu như cách đây 2 thế kỷ. Song trong trường hợp này cái
gót chân Achile của Trung Quốc sẽ làm cho nó đứng ngồi không
yên. Ngoài ra, nhìn toàn diện cả bàn cờ thế giới, bành
trướng bá quyền Trung Quốc vẫn đang là kẻ yếu. (Nhiều
người đã nói đúng: <b><i>Trung Quốc mạnh chỉ vì ta quỳ
xuống!</i></b>)

- Đi với ai? Liên minh với ai để đối phó với cái người
láng giềng khổng lồ không biết điều này?

Xin trả lời:

§ Nước ta như hiện nay chẳng ai muốn liên minh cả, có nài
xin cũng không được. Nước ta đã có khá nhiều cam kết của
các đối tác chiến lược hay toàn diện rồi mà hiện nay vẫn
tay trắng, chính là vì lẽ này. Các đối tác này đang kiên
nhẫn chờ đợi.

§ Chẳng lẽ Việt Nam đang là một thứ con bệnh?

§ Nếu dân tộc ta, nước ta còn chưa đủ bản lĩnh sống vì
chính ta, thì ai dám liên minh với ta? Xin hãy tự hỏi mình: Bản
thân chúng ta có dám kết thân với kẻ ba, bốn mặt, hư, ăn
bám và èo uột không?

Một khi ta có bản lĩnh dám sống vì một đất nước của dân
tộc và dân chủ, ta sẽ có hậu thuẫn của trào lưu dân tộc
và dân chủ trên cả thế giới này, sẽ biết liên minh như
thế nào và liên minh với ai, từ đó sẽ tạo ra được liên
minh. <i>Trước sau, Việt Nam phải sớm tự thay đổi chế độ
chính trị hiện nay của nước mình để có mọi điều kiện
xây dựng được cho mình các mối quan hệ liên minh vững chắc
dưới các hình thức và trong mọi lĩnh vực (kinh tế, chính
trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa…), ở mọi tầng nấc quốc
tế và khu vực, để thay đổi triệt để nền kinh tế của
nước ta, và để gắn kết được sự phát triển của nước
ta với lợi ích phát triển chung của cộng đồng các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam nhất thiết phải làm
như thế để tạo ra </i> <b><i>một liên kết bền
vững</i></b><i> với cả thế giới mà an ninh và sự nghiệp phát
triển của nước ta đòi hỏi. Điều này trước hết có nghĩa
Việt Nam phải trở thành một nước có những phẩm chất mới
để có thể tạo ra cho mình một liên kết như thế với nhân
loại. Dù để chậm mất 40 năm rồi, nhưng bây giờ vẫn là
lúc dân tộc Việt Nam ta phải đề ra cho mình lẽ sống này!
</i>

Trong bối cảnh cục diện quốc tế đa cực rất phức tạp và
giành giật nhau rất quyết liệt hiện nay, cái lối nghĩ
"<i>Việt Nam không bao giờ liên minh với ai để chống nước
thứ b</i>a" đã trở nên quá sơ lược, lỗi thời và tự trói
tay mình. Thực ra lối suy nghĩ này hàm chứa (1)sự mơ hồ chết
người về cái thế giới chúng ta đang sống, (2)sự nhu nhược
không dám tự thay đổi bản thân mình để thích nghi và sống
được trong cái thế giới hiện tại này, và (3)sự van xin trá
hình lòng thương từ Trung Quốc.

Ngày nay Trung Quốc trở thành vấn đề riêng rất nghiêm trọng
của Việt Nam, đồng thời cũng là vấn đề chung nghiêm trọng
của cả thế giới, Việt Nam phải tự thay đổi chính mình
để tự giải quyết vấn đề của mình và cùng chung tay giải
quyết vấn đề của cả thế giới.

- Có cái dĩ bất biến đất nước đang đòi hỏi, sẽ có thể
ứng vạn biến. Nước ta muốn sống có hòa bình, hữu nghị và
hợp tác được với Trung Quốc, nhất thiết phải sống như
thế. Phải gạt sang một bên mọi di sản tiêu cực của quá
khứ và suy nghĩ cảm tính, để có trí tuệ và ý chí cần
thiết xây dựng nước ta trở thành một đối tác chiến lược
của Trung Quốc với đúng nghĩa Trung Quốc phải nhìn nhận
nước ta là đối tác chiến lược, chứ không phải là một
chư hầu. Vấn đề đặt ra cho nước ta là: Ngoài "quyền lực
mềm" luôn luôn có sẵn trong "thực đơn" Trung Quốc đưa
ra, không có sự nhượng bộ hay quà biếu nào trong mối quan hệ
này, mà chỉ có sản phẩm của trí tuệ và ý chí độc lập
tự do nước ta cần tạo ra để xây dựng những mối quan hệ
bình đẳng, cùng có lợi và thuận với lợi ích chung của
cộng đồng khu vực và quốc tế. Nước ta rất cần một Trung
Quốc của những mối quan hệ như thế. Song cũng có thể nói
nước ta có những điều kiện làm cho Trung Quốc cần một
Việt Nam không phải là thù địch của Trung Quốc, là cầu nối
cho mọi liên hệ, là trung tâm của hòa giải trong khu vực –
và một ngày nào đó Việt Nam trở thành một trung tâm phát
triển mới trong khu vực cùng có lợi cho mọi bên hữu quan.
Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc một cách
chủ động là phải dấn thân tự thay đổi chính mình như thế
để có trí tuệ, bản lĩnh, nghị lực, thực lực và thế
đứng tự mở ra được con đường làm cho mình trở thành một
đối tác như thế mà Trung Quốc cũng phải cần đến.

Sự thật một trăm lần rõ phải bắt đầu từ dứt khoát
cắt đi cái thòng lọng ý thức hệ đang siết trên cổ đất
nước.

<center> ♦</center>

Thiết tha mong từng đảng viên suy nghĩ. Hiểm họa đen thực
sự đang đến. Phải quyết liệt đối mặt với nó, bằng dấn
thân tự thay đổi chính mình trước tiên. Nhìn được ra vấn
đề, dựa hẳn vào dân tộc, sẽ định liệu được nhiệm vụ
và những bước đi thích hợp.

Để có một điểm tựa nào đó cho so sánh, có thể nói: Một
phần tư thế kỷ vừa qua từ Hội nghị Thành Đô mọi sai lầm
chết người ở nước ta đều xuất phát từ lỗi của hệ
thống; cũng một phần tư thế kỷ vừa qua, mọi thành công
ngoạn mục của nước Đức thống nhất đều bắt nguồn từ
hệ thống đúng đắn./.

Nguyễn Trung

Hà Nội tháng 7-2014

_________________

[1] Bài 1: <b><i>Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu –
Trọng Thủy </i></b>

http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_CayDangHonMyChauTrongThuy.htm

[2] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, "<b><i>Việt nam trong thế giới
thập kỷ thứ hai thế kỷ 21</i></b>"

http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/kinhte/khunghoangkinhteVN2008.htm

[3] Tham khảo thêm: <a
href="http://www.amazon.com/s/ref=dp_byline_sr_book_1?ie=UTF8&field-author=Peter+W.+Navarro&search-alias=books&text=Peter+W.+Navarro&sort=relevancerank">Peter
W. Navarro</a>, <a
href="http://www.amazon.com/Greg-Autry/e/B004WSGQO0/ref=dp_byline_cont_book_2">Greg
Autry</a> "Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to
Action".

[4] Tham khảo: Nguyễn Trung, "<b><i>Từ 4 tốt đến
4-không-được</i></b>"

http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_BonTotBonKhong.htm

Bốn không được: (1) không được đánh giá thấp quyết tâm
và sức mạnh của Trung Quốc, (2) không được dù tư liệu
lịch sử làm dư luận thế giới hiểu sai, (3) không được
quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, (4) không được phá bỏ
quan hệ hữu nghị với Trung Quốc đã xây dựng lại được 20
năm.

[5] Tham khảo: Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG, "<i>CHÍNH SỬ TRUNG
QUỐC PHỦ ĐỊNH BIỂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC</i>".

[6] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, bộ 3 các loạt bài "Viễn
tưởng", bài 3: <b>"Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành
lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất - </b><i> hay là</i><b> Hoang
tưởng?" </b>

http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VienTuong_3.htm#_ednref11

[7] Nguyễn Trung, "Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu
– Trọng Thủy"

http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_CayDangHonMyChauTrongThuy.htm

[8] Nguyễn Trung, tiểu thuyết "<b><i>Lũ</i></b>", bản thảo 2,
tập II, http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/Lu_I_15.pdf

Tác giả gửi cho <i>viet-studies</i> ngày 20-7-14

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140720/nguyen-trung-hiem-hoa-den), một
số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét