<em><strong>Một "triển vọng" đang ngày càng rõ dần là bối
cảnh xã hội Việt Nam đang gần hoàn tất giai đoạn vận
động thứ hai của nó, nếu lấy mốc từ thời điểm mở cửa
kinh tế những năm 1990.</strong></em>
<center><img
src="http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/08/26/130826141552_vietnam_464x261_getty.jpg"
/></center>
Trước đó, giai đoạn vận hành đầu tiên kéo dài từ năm 1975
đến hậu khủng hoảng giá - lương - tiền.
Nhưng cho tới giờ, ở Việt Nam hầu như chưa hình thành một
lực lượng đối lập, chưa mang tính đối trọng đủ lớn
đối với chính quyền để ít nhất có thể tác động nhằm
điều chỉnh một số chính sách và hoạt động thực hành
chính sách.
Những tiền đề đối trọng ở Việt Nam cho tới nay vẫn chỉ
là phong trào phản biện xã hội đa dạng và đa tầng, thể
hiện chủ yếu qua ý kiến chứ không phải bằng những hành
động sâu xa hơn.
Ngoài nhóm "Kiến nghị 72" và vài nhóm blogger, đa phần còn
lại là những cá nhân phân tán và hoạt động manh mún.
Tác động của hoạt động bất đồng chính kiến đối với
chế độ chỉ có ý nghĩa như một xúc tác phụ.
Nếu không được tác động sâu sắc bởi hành động của lực
lượng đối trọng, hoặc không có một số tác động vừa
thuyết phục vừa áp lực về chính sách kinh tế, quân sự và
chính trị, ngoại giao từ Mỹ và phương Tây, nền chính trị
Việt Nam sẽ do chính nội bộ trong lòng nó quyết định.
Mọi chuyện ở Việt Nam đang diễn ra theo một quy luật: vô
cảm quan chức tỷ lệ thuận với tham nhũng và quyền lợi của
nhóm lợi ích.
Thời gian suy thoái kinh tế từ đầu năm 2011 đến nay đã cho
thấy một hiện tượng xã hội rất đặc trưng: bất chấp sự
phản ứng và tâm trạng phẫn uất của nhiều tầng lớp nhân
dân, nhiều nhóm lợi ích và chủ nghĩa thân hữu vẫn liên kết
đầy se sắt, hòa quyện vào nhau với độ kết dính như thể
bám víu vào sự tồn tại cuối cùng.
<div class="boxright320"><img
src="http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/05/13/130513112725_vietnam_gold_304x171_getty.jpg"
/><div class="textholder">"Những cú làm giá không tiền khoáng hậu
của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng
là biểu hiện của các tác động vào chính
sách"</div></div>
Người ta có thể nhìn ra rất nhiều minh chứng cho thái độ
bất chấp đó từ những cú làm giá không tiền khoáng hậu
của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng,
kể cả những nhóm lợi ích có quyền lợi can dự như điện
lực và xăng dầu.
Song song với trào lưu lợi ích ấy, cũng có nhiều bằng chứng
về hoạt động chạy chính sách vì đặc quyền đặc lợi
cho "tư sản đỏ".
Tác động ở tầm mức mạnh mẽ nhất của người dân và xã
hội đối với thể chế cầm quyền ở Việt Nam nhiều khả
năng sẽ được quyết định bằng việc có hay không mối cộng
hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế ở chính đất
nước này.
Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ
có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế
với hậu quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát
tăng đến 600% vào những năm giá – lương – tiền 1985-1986.
<h2>Những kịch bản kinh tế - chính trị</h2>
<span class="underlined-text">Kịch bản 1:</span> Trong trường hợp
cuộc suy thoái kép hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa
nổ ra vào những năm tới, và do vậy nền kinh tế Việt Nam
vẫn có thể trì kéo tấm thân băng hoại rệu rã của nó, tình
thế vẫn chưa diễn ra một sự thay đổi đủ lớn.
Những phản ứng tự phát của dân hiện không mang tính hệ
thống và hình thành các liên kết sâu rộng và thường thể
hiện bằng biểu tình, thậm chí bạo động cục bộ vẫn có
thể bị chính quyền phong tỏa và đàn áp.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả những
nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng
hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác mà không thể hiện
tính dẫn dắt cho một phong trào đối lập nhằm thay đổi thể
chế.
<span class="underlined-text">Kịch bản 2:</span> Trong trường hợp
xảy ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, những
lô cốt cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể bị
tàn phá cùng nhiều hệ lụy trực tiếp.
Vốn đang nằm trong xu thế không chỉ suy thoái gần như toàn
diện nội lực trong nước mà còn quá kém hiệu quả trong cơ
chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ làn sóng
thoái vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi
vào tình thế bĩ cực không lối thoát. Một cuộc khủng hoảng
toàn diện đối với nền kinh tế Việt Nam cũng từ đó mà
khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm
một yếu tố cộng hưởng rất "láng giềng": Trung Quốc.
<div class="boxright320"><img
src="http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/08/26/130826141251_vietnam_304x304_vietnam.jpg"
/><div class="textholder">Tiếng nói của các nhóm trí thức dân
chủ và kể cả những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng
và triển khai bằng hành động sẽ chỉ đóng vai trò xúc
tác</div></div>
Nếu hệ lụy khủng hoảng kinh tế thế giới được bắt
nguồn từ khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ
phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn
cuối, một do động loạn từ Trung Quốc.
Trong cả hai yếu tố hiệu ứng tác động đó, xã hội Việt
Nam đều có thể rơi vào vòng bế tắc. Nền kinh tế vốn đã
què quặt, cộng thêm nhân tố rối loạn xã hội, sẽ khiến cho
chính thể cầm quyền hết sức khó khăn trong việc duy trì
quyền lực của mình để kiểm soát xã hội.
Phản ứng của nông dân về đất đai, của công nhân về nạn
thất nghiệp và điều kiện làm việc, của tiểu thương về
buôn bán, của công chức và giới về hưu về an sinh xã hội…
sẽ liên tiếp xảy ra với quy mô ngày càng rộng.
Phản ứng của người dân đối với nhân viên công quyền cũng
sẽ diễn ra dày đặc và mang tính tự phát với tính đối
đầu nhiều hơn, ban đầu tản mạn và tự phát, sau đó sẽ có
xu hướng liên đới để hình thành những phong trào, kể cả
tổ chức phản kháng, của nông dân, công nhân, trí thức và
với cả một số tôn giáo như Công giáo, Phật giáo Hòa hảo
thuần túy, Tin Lành.
Kịch bản về không gian phản ứng và phản kháng sẽ có thể
bắt nguồn từ nông thôn miền Bắc với nông dân, thậm chí
ngay tại Hà Nội với thành phần trí thức, sau đó lan rộng ra
các khu vực khác của đất nước như miền Trung, Tây Nguyên và
một số tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
Trong một số trường hợp phản ứng xã hội đặc biệt sâu
sắc về nguyên nhân và tính chất, bạo động và có thể cả
bạo loạn sẽ xảy ra.
Đó là chưa kể đến những hoạt động phản ứng riêng rẽ
và có tổ chức chặt chẽ hơn nhiều của các tôn giáo có xu
hướng ly khai với nhà nước, trong đó có một phần Công giáo,
Tin lành, Phật giáo Việt Nam thống nhất và Phật giáo Hòa hảo
thuần túy.
Gần như trái ngược với Kịch bản 1, xác suất suy thoái kép
hoặc khủng hoảng của kinh tế Việt Nam trong Kịch bản 2 có
thể lên đến ít nhất 70% trong những năm tới. Và dĩ nhiên,
sự đổi khác chính trị cũng phải liền mạch và trực tiếp
với các biến động kinh tế.
<h2>Lối thoát từ TPP?</h2>
Cuộc suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, nếu xảy
ra với xuất phát điểm từ Trung Quốc, có thể rơi vào thời
gian hai năm 2016-2017. Đó cũng là thời gian chứng nghiệm những
nỗ lực cuối cùng và mang tính quyết định cho sự tồn tại
của đảng Cộng sản Việt Nam.
<div class="boxright320"><img
src="http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/08/26/130826141326_vietnam_304x171_vietnam_nocredit.jpg"
/><div class="textholder">Cú hội nhập TPP có thể đem lại
một lối thoát cho kinh tế và cả chính trị Việt
Nam</div></div>
Nếu không tự thay đổi, và hơn nữa phải cải cách một cách
gấp rút theo hướng hạn chế quyền lợi của các nhóm lợi
ích và nhóm thân hữu, đồng thời gia tăng mối quan tâm thực
tế cho các tầng lớp dân sinh, trong đó đặc biệt là nông dân
và công nhân, cũng như thực thi quyền tự do dân chủ về ngôn
luận, báo chí và tôn giáo một cách đúng nghĩa…, đảng cầm
quyền sẽ vấp phải một thử thách mà có thể xác quyết sự
tồn vong của chính nó.
Một trong rất ít lối thoát để thoát khỏi vòng xoáy kinh tế
- chính trị là TPP – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương. Thế nhưng, điều quá rõ ràng là trong hiện tình,
TPP chỉ có thể được sinh sôi ra từ lòng thành chính trị,
tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền.
Cơ hội để "thoát Trung" cùng vô số nguy cơ về an ninh
Biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ.
Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện
được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của
đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược
địa chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền sẽ
có được cơ hội tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc
Kinh, trong khi nhận được sự hậu thuẫn của Washington và
Cộng đồng châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó
có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá
lớn.
Nếu thành công trong cơ chế "xoay trục" sang phương Tây,
chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải "trả giá"
bằng một chế độ cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và
chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí
về một xã hội dân sự manh nha tại đất nước này, kể cả
việc phải chấp nhận một lực lượng đối lập ôn hòa…,
vẫn có thể duy trì được quyền lực một đảng chi phối và
quyền lợi của giới lãnh đạo thêm một thời gian nào đó.
<em>Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí
Dũng từ TP Hồ Chí Minh.</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130826/pham-chi-dung-viet-nam-cac-kich-ban-thoi-su-sap-toi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét