Trương Đình Trung - Những điểm đáng suy ngẫm từ kết luận của ông Thủ Tướng Dũng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/11601">Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng kết luận về vụ việc cưỡng chế thu hồi
đất tại Tiên Lãng</a></li>
</ul></div>

Từ kết luận của ông Thủ Tướng Dũng có thể rút ra những
điểm đáng suy ngẫm sau đây:

<strong>1.</strong> Hệ thống luật đất đai hiện nay của Việt
Nam là kết quả của mối mâu thuẫn giữa một bên là nền kinh
tế thị trường (tuy rằng người ta cố che đậy bằng cụm
từ đi kèm "định hướng XHCN") và bên kia là chế độ công
hữu đất đai. Căn bản của kinh tế thị trường là sự tư
hữu. Kinh nghiệm lịch sử thế giới cho thấy rằng chỉ có
chế độ tư hữu tư liệu sản xuất nói chung, và đất đai
nói riêng, là phù hợp và tạo hiệu quả cao đối với quá
trình tích lũy tư bản, cần thiết để chuyển mình từ nền
kinh tế nông nghiệp qua kinh tế công nghiệp hoá.

Quyền tư hữu, tuy là yếu tố góp phần không nhỏ tạo ra bất
công xã hội, là nền tảng cuả tự do và dân chủ. Không thể
có dân chủ khi quyền tư hữu không được thừa nhận hoặc
chỉ được thừa nhận một nửa.

<strong>2.</strong> Lời kiến nghị của ông Thủ Tướng về giảm
nhẹ án cho ông Vươn biểu hiện hai điều:

Một là sự không độc lập của ngành Tư Pháp Việt Nam. Ở
các quốc gia tân tiến và dân chủ, Thủ Tướng là người
đứng đầu về Hành Pháp không được phép can dự vào thẩm
quyền xét xử của Toà Án. Ngay cả Tổng Thống của cường
quốc số một thế giới là Mỹ cũng không bao giờ có một
tuyên bố nào, ngay cả là đề nghị, về công việc xét xử
của các quan toà.

Điểm nữa là kiến nghị giảm nhẹ án như vậy, lấy lý do là
vì những quyết định không đúng của cơ quan công quyền
huyện Tiên Lãng khiến ông Vươn phạm pháp, biểu hiện sự tùy
tiện và thiếu ý thức thượng tôn luật pháp của giới chức
cao cấp. Một người không thể lấy cớ rằng vì người khác
làm sai, hoặc viên chức chính quyền làm sai, rồi tự ý hành
xử theo ý riêng, ngang nhiên vi phạm luật pháp. Bởi vì nếu ai
cũng tự ý hành xử theo tiêu chuẩn công lý riêng của mình thì
còn gì là trật tự xã hội và giá trị của hệ thống pháp
lý? Tiếng Anh có một câu nói giản dị, nhưng thâm thuý; đó
là: <em>"Two wrongs don't make a right"</em>. Hai điều sai không làm
nên một điều đúng. Từ gốc độ luật pháp hiện hành ở
Việt Nam mà xét, việc cơ quan công quyền Tiên Lãng làm sai thì
đã đành, nhưng việc ông Vươn chống trả, nổ súng bắn nhân
viên thi hành phận sự lại là một việc sai trái khác. Cả hai
đều sai, nhưng không thể lấy cái sai này bào chữa cho cái sai
kia. Vấn đề là phải nghiêm trị cả hai theo đúng luật pháp.

Chỉ có một ngoại lệ có thể giúp biện minh cho hành vi của
ông Vươn; đó là ông Vươn, cùng đông đảo người dân Việt
Nam đang khiếu kiện về đất đai, đồng loạt không thừa
nhận hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam, cùng nhau
vùng lên làm cách mạng, xoá bỏ chính thể hiện thời, xây
dựng chế độ mới với hệ thống pháp luật mới.

Nói cách khác, vấn đề đất đai ở Việt Nam, nếu không
được xử lý đúng bằng một hệ thống pháp luật mới hoàn
hảo hơn, sẽ là một trong những mầm móng bất ổn xã hội
lớn trong thời gian tới.

<strong>3.</strong> Kết luận của ông Thủ Tướng Dũng phần nào
cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam đã nhận thức được sự
nghiêm trọng của vấn đề đất đai hiện nay cùng những hậu
quả của nó. Dù vậy những biện pháp ông Dũng nêu ra chỉ là
một phản ứng cấp thời, có tính cách chắp vá. Giải pháp
trường kỳ phải là nỗ lực xây dựng một nền pháp luật
tiến bộ hơn. Nền pháp luật mới đó, ngoài những điểm
khác, phải có ít nhất hai điều. Một là ngành Tư Pháp phải
được độc lập, hoàn toàn thoát ra khỏi sự kiểm soát của
Đảng, và sự chi phối của hai ngành quyền lực còn lại. Hai
là phải mạnh dạn xoá bỏ chế độ công hữu đất đai,
chuyển qua tư hữu hoàn toàn để phù hợp với xu hướng kinh
tế hiện thời.

Để tránh bị cách mạng (revolution) gây hỗn loạn, tốt nhất
nên chọn sự tiến hoá (evolution), đặc biệt là sự tiến hoá
của Luật pháp để dần dần thích nghi với biến chuyển của
lịch sử và của xã hội.

<strong>Trương Đình Trung</strong>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11605), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét