Trần Thị Ngự - So sánh quy định luật pháp về biểu tình ở Việt Nam và Hoa Kỳ [*]

<div class="special_quote"><strong>Giám đốc Công An Thành phố Hà
Nội, ông Nguyễn Đức Nhanh:</strong> Bây giờ thế này nhớ, tôi
nói với chị thế này. Nếu mà chị thiện chí, chị là người
Việt Nam, chị đang ở nước ngoài, chị ra bằng con đường
nào tôi không quan tâm, nhưng nếu chị quan tâm việc này, tôi
nói chính thức với chị và chị giải thích cho anh em ở bên
đó biết là ở Việt Nam không đàn áp người biểu tình yêu
nước. Và ở Việt Nam muốn tụ tập đông người, muốn biểu
tình thì phải xin phép. Sáng nay thì có một số người tụ
tập trái phép, gây rối trật tự công cộng và Ủy ban thành
phố người ta có quy định rằng không được tụ tập, và
Chính phủ có nghị định 38 về việc này rồi. Sáng nay một
số người vẫn cố tình tụ tập, thì anh em người ta phải
đưa về để giải thích tuyên truyền. Còn số nào cầm đầu
quá khích gây rối trật tự công cộng đã bị bắt giữ. Chị
sống ở nước ngoài chị biết rồi, sống ở nước ngoài cũng
phải tuân theo pháp luật ở nước ngoài. Tôi nghĩ chị đang ở
vùng nào ở Nga thì phải, thì chị cũng phải tuân theo pháp
luật [ở đó]. Đúng rồi, chị sống ở đâu không quan trọng,
chị ra nước ngoài bằng đường nào tôi cũng không quan tâm,
nhưng chị ở bất kỳ đất nước nào cũng phải tuân theo pháp
luật ở đất nước đó, chị đồng ý với tôi không? Bất
kỳ ở đất nước nào, ở Việt Nam cũng thế mà đâu cũng
vậy, kiểu gì cũng phải có pháp luật. Nhà nước quản lý
bằng pháp luật. Mình là công dân, mà người nước ngoài sống
trên đất nước người ta cũng phải chấp hành, chứ đừng
nói là công dân của nước đó, đúng không nào?

<em><a href="http://danluan.org/node/9691">Trích phỏng vấn qua điện
thoại ngày 22/8/2011</a></em></div>

Xin đóng góp thêm vài thông tin về "quyền" biểu tình và qui
định biểu tình ở Mỹ để rộng đường dư luận.

Như các bác đều biết biểu tình để bày tỏ tư tưởng, ý
kiến, và quan điểm một các ôn hòa được bảo vệ bởi Hiền
Pháp Hoa Kỳ (Tu Chính Án Số 1). Ở Mỹ nói chung không có Luật
biểu tình (thế cho nên tôi ngạc nhiên khi thấy các vị muốn
thực thi quyền này cứ đòi nhà chính quyền... ra Luật biểu
tình). Tuy nhiên, việc biểu tình để thực thi Tu Chính Án Số 1
cần tuân theo các qui tắc về trật tự công cộng. Thông
thường cơ quan cảnh sát địa phương (thành phố, quận,
huyện, v.v...) phụ trách việc bảo đảm an toàn trật tự công
cộng, trong đó có các hoạt động biểu tình.

Qui định của các địa phương có thể khác nhau, nhưng
<strong>"cẩm nang biểu tình" </strong>do tổ chức <strong>American
Civil Liberty Union </strong> (ACLU - một tổ chức ngoài chính phủ
chuyên về tranh đấu cho dân quyền) soạn cho thấy một cách
chung chung các qui định biểu tình theo đúng với tinh thần của
hiến pháp. Xin trích dẫn một số đoạn tiêu biểu:

[quote=ACLU"]You have a constitutionally protected right to engage in
peaceful protest in "traditional public forums" such as streets,
sidewalks or parks. But, the government can impose "time, place and manner"
restrictions on speech by requiring permits. <strong>These restrictions are
generally permissible as long as they are reasonable and not based on
content. The government cannot impose permit restrictions simply because it
does not like the message of a certain speaker or group.</strong> If, for
example, you are planning a parade that involves closing down streets, a
permit is almost always required. <strong>But a small march that stays on
public sidewalks and obeys all traffic signals often does not require a
permit.</strong> Make sure to inquire about city or county ordinances that
regulate First Amendment activities.

2. Generally, you have the right to distribute literature, hold signs and
collect petition signatures while on sidewalks or in front of government
buildings as long as you are not disrupting other people, forcing passersby
to accept leaflets or causing traffic problems. You have the right to set up
tables on public sidewalks and solicit donations, as long as the walkway is
not blocked. Find out about municipal restrictions on setup times or booth
locations.

3. Drumming, dancing, singing and chanting are all protected First Amendment
activities. Street performers, mimes or puppeteers also have a right to
express themselves in public. You have the right to wear a mask while
engaging in a protest. But in Florida, wearing a mask or concealing your
identity while engaging in criminal activity or racially-motivated
intimidation may result in criminal charges and a separate set of
penalties.[/quote]

Tạm dịch:

1. Các bạn có quyển hiến định để tham gia việc phản đối
một cách hòa bình ở các "diễn đường công cộng truyền
thống" như trên đường phố, vỉa hè, hay công viên. Nhưng
chính quyền có thể qui định các giới hạn về thời gian,
địa điểm, và cách thức của các phát biểu bằng cách đòi
hỏi phải có giấy phép. Các sự giới hạn trên có thể chấp
nhận đuợc nếu nó hợp lý và không dựa vào nội dung của
cuộc biểu tình. <strong>Chính quyền không được phép qui định
các giới hạn chỉ vì họ không thích các thông điệp từ một
vài nhóm hay diễn giả.</strong> Thí dụ như nếu các bạn dự
tính một cuộc diễu hành (parade) mà cần phải đóng đường xe
chạy thì luôn luôn phải cần có giấy phép. Nhưng <strong>nếu
chỉ là một cuộc tuần hành (march) nhỏ thu gọn trên lề
đường và tuân thủ mọi dấu hiệu giao thông thì thường
không cần phải có giấy phép.</strong> Bạn nên nhớ tìm hiểu
các qui định của thành phố hay quận về các giới hạn của
việc thực thi Điều 1 Tu Chính Án.

2. Thông thường bạn có quyền phân phát sách vở tài liệu, hay
lấy chữ ký ở trên lề đường, trước trụ sở chính quyền
nếu bạn không làm phiền người khác, buộc những khách bộ
hành phải nhận tài liêu, hay cản trở giao thông. Bạn có
quyền kê bàn trên lề đường để xin tiền ủng hộ miễn là
bạn không cản trở lối đi. Hãy tìm hiểu các giới hạn ở
địa phương về về thời gian và địa điểm cho việc thiết
lập bàn hoạt động (booth).

3. Trống, muá, hát, và hô hào đều dược bảo vệ bởi hiến
pháp. Các biểu diễn trên đường phố cùng các hình nộm đều
được phép để bày tỏ quan điểm nơi công cộng. Bạn có
quyền đeo mặt nạ khi tham gia phản đối, nhưng ở Florida đeo
mặt nạ để che dấu tung tích (identity) khi thực hiện các hành
vi phạm pháp hay các hành động có tính kỳ thị chủng tộc có
thể bị kết tội hình sự và các hình phạt riêng biệt.

Các bác có thể đọc toàn bộ "cẩm nang biểu tình" của ACLU
ở đây: http://www.aclufl.org/pdfs/right_to_protest_brochure.pdf

Thủ Đô Washington DC là nơi tập trung các cơ quan quyền lực
của Mỹ và cũng là nơi thường có các cuộc biểu tình lớn.
Cơ quan cảnh sát ở DC (Metropolitan Police) đã có qui định hết
sức chi tiết về biểu tình, các giới hạn và cách cấp giấy
phép dựa trên "luật" của thành phố (city ordinance - tất cả
các city ordinance được soạn thảo và chấp thuận bởi hội
đồng thành phố, tức là cơ quan dân cử ở cấp thấp nhất).

Các qui định trong City ordinance về biểu tình (demonstration),
diễu hành (parade), và tụ tập (assembly) trong khu vực DC cũng
tương tự như những điều ghi trong "cẩm nang biểu tình" của
ACLU. Về chi tiết, không cần xin giấy phép nếu: 1) biểu tình
dưới 50 người, không xử dụng lòng đường, và không cản
trở lưu thông trên lề đường hay 2) biểu tình để phản
đối trong trường hợp cấp bách. Ngoài các trường hợp kể
trên, city ordinace qui định phải thông báo và có sự chấp
thuận trước.

[quote] A person or group who wishes to conduct a First Amendment assembly on
a District street, sidewalk, or other public way, or in a District park,
shall give notice and apply for approval of an assembly plan before
conducting the assembly...

<strong>It is not an offense under these regulations for persons to conduct a
First Amendment assembly on a District street, sidewalk, or other public way,
or in a District park, without having provided notice or obtained an approved
assembly plan</strong>. . .

<strong>Providing notice and seeking plan approval under these regulations is
designed to avoid situations where more than one group seeks to use the same
space at the same time and to provide the Metropolitan Police Department and
other District agencies the ability to provide appropriate police protection,
traffic control, and other support for participants and other
individuals</strong>. [/quote]

Tạm dịch: cá nhân hay tổ chức muốn thực hiện quyền tụ
tập qui định ở Tu Chính Án Số 1 cần thông báo và nộp đơn
xin chấp thuận chương trình tụ tập trước khi thực hiện...

<strong>Việc những người thực hành Tu Chính Án Số 1 ở trên
đường phố, vỉa hè, các lối đi công cộng, hay công viên ở
DC mà không thông báo hay không có giấy phép theo qui định của
thành phố không cấu thành tội phạm </strong>(offense).

<strong>Việc thông báo (cho cảnh sát) và xin chấp thuận chương
trình tụ tập theo qui định là để tránh tình trạng khi có
nhiều tổ chức cùng muốn tổ chức tại một địa điểm trong
cùng một thời gian, và cũng để cho cơ quan cảnh sát và các
cơ quan khác ở địa phương chuẩn bị khả năng cung cấp sự
bảo vệ đúng mức an toàn và giao thông cho người tham gia và
các cá nhân khác.</strong>

Các bác có thể xem chi tiết về "luật" biểu tình của thủ
đô Washington DC ở đây:
http://www.dcregs.dc.gov/Gateway/ChapterHome.aspx?ChapterID=72961

Cơ quan cảnh sát địa phương có thể từ chối cấp giấp phép
biểu tình, và phải nêu rõ lý do. Người dân có quyền kiện
về dân quyền (civil rights) khi quyền biểu tình của họ bị
từ chối hay giới hạn. Vụ án lịch sử về quyền biểu tình
ở Mỹ xảy ra năm 1977 khi một nhóm White Supremacists (theo Hitler)
bị từ chối quyền biểu tình ở làng Skokie (ngoài Chicago)
tiểu bang Illinois. Nghị viên hội đồng thành phố Skokie không
cho phép biểu tình với lý do là việc tuần hành với cờ mang
hình tượng thập tự của Hitler sẽ gây tâm lý bất an cho một
số đông người Do Thái sống trong làng. Nhóm Nazi này kiện lên
tới tận Tối Cao Pháp Viện Mỹ, và cuối cùng được dàn xếp
cho biểu tình ở Marquette Park ở Chicago.

[*] Tựa đề do Dân Luận đặt.

________________________

<h2>Đông A - Nghị định 38/2005/NĐ-CP: những điểm hạn
chế</h2>

Tìm hiểu về Nghị định số 38/2005/NĐ-CP tôi thấy Nghị
định có những điểm hạn chế sau. Nghị định tuy có đưa ra
thủ tục đăng ký tập trung đông người nơi công cộng (Điều
8) và thời hạn xem xét đăng ký tập trung đông người nơi
công cộng (Khoản 2 Điều8), nhưng Nghị định không có chế
tài quyền từ chối cho phép tập trung đông người nơi công
cộng. Điểm này dẫn tới các cơ quan có thẩm quyền có thể
từ chối cho phép tập trung đông người nơi công cộng mà
không có lý do một cách thỏa đáng. Điều này dẫn tới trên
thực tế quyền tập trung đông người ôn hòa hay biểu tình ôn
hòa hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của Chính quyền. Đây là
điểm hạn chế lớn nhất của Nghị định 38, hạn chế quyền
hiến định của người dân. Ngoài ra, Nghị định 38 có những
điều khoản tạo ra sự bất đối xứng giữa người dân và
Chính phủ. Các cơ quan, tổ chức chính thống có thể tổ chức
mít tinh, biểu tình thoải mái, không cần xin phép, trong khi đó
người dân phải xin phép. Nghị định 38 còn có điều khoản
mà tôi thấy buồn cười (Khoản 2 Điều 11), tuy không buồn
cười đối với tinh thần pháp luật "vừa tình, vừa lý" của
văn hóa truyền thống Việt Nam. Điều khoản này tạo ra khó
khăn cho cả 2 phía: phía người dân lẫn phía Chính quyền.

Do những hạn chế trên của Nghị định 38 mà Luật Biểu tình
cần thiết phải có để phát triển xã hội một cách hài hòa,
đồng thời đảm bảo những quyền cơ bản của người dân
được Hiến pháp quy định.

<a
href="http://donga01.blogspot.com/2011/08/nghi-inh-382005n-cp-nhung-iem-han-che.html">Theo
blog Đông A</a>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9719), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét