Trả thù những kẻ được cho là "công an đánh dân biểu tình", liệu có phải là phương pháp đấu tranh cho Dân chủ?

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/07/23/cxn_treo-gi%E1%BA%A3i-th%C6%B0%E1%BB%9Fng-20-tri%E1%BB%87u-vnd/">CXN
– Treo giải thưởng 20 triệu VNĐ</a></li>
</ul></div>
Mấy hôm nay theo truyền tin của bạn bè Bloggers thấy đang xôn
xao chuyện tìm những kẻ được cho là "<em>Công an đánh dân
dân biểu tình để trả thù</em>"; lời lẽ ôn hoà có, chú tâm
đấu tranh bất bạo động tránh bẫy gây rối tạo cớ cho bị
đàn áp có, nhưng cũng có lắm ý kiến sặc mùi bạo lực báo
thù.

Không sao, cần tôn trọng tư do tư tưởng, tự do ngôn luận.

Dẫu rằng việc đó, cũng có lý hay khi cho rằng, cần làm cho
một kẻ bị trừng trị, sẽ khiến cho kẻ khác chùn tay khi
định làm ác. Nhưng, cũng có thể nói trong thủ đoạn Chính
trị, không loại trừ việc phong trào bất bạo động bị trà
trộn những kẻ kích động vào lực lượng đấu tranh ôn hoà
để gây rối nhằm tạo cớ cho cơ quan bảo vệ Pháp luật hợp
pháp hoá việc dùng vũ lực, bắt giữ, xét xử, cao hơn nữa là
tuyên bố Việt Nam không có xét xử bất đồng chính kiến,
chỉ xét xử những cá nhân vi phạm Pháp luật; quả là thế
thua về lý lẽ cho đấu tranh bất bạo động.

Về phương diện tình cảm công chúng, hành vi của những
người thi hành công vụ dùng bạo lực đối với người không
thể chống cự (theo những hình ảnh được công bố) rõ là
phản cảm, nếu nói có lỗi từ bản chất của hệ thống
Chính trị thì rõ ràng không thể là một người gây phản
cảm, mà có thể theo suy luận đó, rằng đa số ai trong bộ máy
bạo lực Công quyền cũng có nguy cơ gây phản cảm.

Về phương diện Cách mạng Chính trị, một trong những điểm
tiến bộ của nên Tư pháp dưới chế độ Dân chủ hơn chế
độ độc tài là nguyên tắc SUY ĐOÁN VÔ TỘI, là <em>không ai
bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án
đã có hiệu lực Pháp luật</em>. Để xét một người có phạm
tội hay không, kể cả khi nhiều người dân tận mắt trông
thấy người đó có hành vi phạm pháp rõ ràng (thấy cướp
giật, thấy đánh người yêu, hay hành vi gì gì đó vân vân....)
thì quyền được bảo vệ bởi Luật sư biện hộ, kết quả
tranh tụng tại Toà án và sau biểu quyết của Bồi thầm, sau
thời hạn kháng cáo, mới kết luận có tội hay không có tội.
Rồi mới có chế tài đối với kẻ phạm pháp.

Trước Công nguyên cả đến 7 thế kỷ, người ta Hy Lạp cổ
đại, đã có "Toà án võ sò". Tư pháp cổ đại mà Dân chủ
đến thế, cớ sao nay dân Việt ta lại nhiều người đòi hỏi
kiểu còn lạc hậu hơn cả dân Hy lạp cách đây khoảng 2 nghìn
7 trăm năm.

Việc xôn xao thời gian đây, mấy kẻ dùng bạo lực phản cảm,
biết đâu người ta có hành vi gây bức xúc, nhưng chỉ là nạn
nhân của mệnh lệnh, giả thiết thế. Thế nên không thể võ
đoán người ta đáng bị sao không.

Kiểu xử án kiểu MẮT ĐỀN MẮT, RĂNG ĐỀN RĂNG, ném đá cho
chết v.v... là thời kỳ mông muội của lịch sử loài người,
thời kỳ MỌI RỢ, thế giới người ta đã bỏ lâu rồi, trừ
một số xứ sở chưa bỏ được.

Cái hướng đến việc nhiều người muốn thay đổi chế độ
Chính trị tại Việt Nam là gì, cũng không ngoài việc lập nên
một thể chế Dân chủ hơn chế độ do Đảng Cộng sản Việt
Nam độc quyền lãnh đạo như bây giờ, trong đó nhiều quyền
cơ bản của con người, là <strong>Nhân quyền được tôn trọng
hơn</strong>, và Công dân có quyền rõ ràng thực chất hơn trong
việc bầu ra bộ máy Nhà nước gồm Quốc hội, Chính phủ, và
Toà án với những Thẩm phán độc lập phi Đảng phái cũng như
quy trình xét xử buộc tội bảo đảm khách quan chống độc
đoán, là Dân chủ.

Nói vậy không có nghĩa là phủ nhận bạo lực Cách mạng, bạo
động phản kháng, tuy nhiên, kết hợp về hình thức và thời
điểm bất bạo động hay bạo động lại là một nghệ thuật,
là sự "CÂN NÃO" nhau, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ càng, quyết
đoán phù hợp, "trông Trời trông Đất trông Mây...", "lựa cơm
gắp mắm...". Nhiều chuyện lắm.

Ngẫm nãy giờ, nhớ chuyện Đức Jesus trong khi diễn giải luật
Moses, đã truyền dạy môn đồ "điều răn mới" và khuyên họ:
"Nếu ai tát vào má bên này của ngươi, thì hãy chìa tiếp má
còn lại".

Cõi lòng Đức Jesus đáng để noi gương học hỏi lắm. Có lẽ
thuyết ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG ra đời vào thời gian đó.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9423), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét