Việt</span>
Tôi tên là Trần Văn Huỳnh, là thân phụ của Trần Huỳnh Duy
Thức, người đã bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế
về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
tại phiên tòa sơ thẩm ngày 20/01/2010 và phiên tòa phúc thẩm
ngày 11/05/2010 tại Tp. HCM.
Gia đình tôi nhận thấy rằng con tôi không có tội và là một
người có lòng yêu nước sâu sắc nên tôi đã nhiều lần gửi
đơn các cấp thẩm quyền để kêu oan và yêu cầu giám đốc
thẩm cho con tôi.
Ngày 27/7 vừa qua, tôi đã tiếp tục gửi Thỉnh nguyện thư
công dân đến tất cả 500 đại biểu Quốc hội toàn quốc
để đề nghị Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội sử
dụng quyền giám sát tối cao của mình để yêu cầu các cơ
quan tư pháp có trách nhiệm xem xét lại các Bản án sơ thẩm
và Bản án phúc thẩm đã kết án con tôi – Trần Huỳnh Duy
Thức và anh Lê Thăng Long, anh Lê Công Định và anh Nguyễn Tiến
Trung, cũng như cần xem xét những vụ án tương tự đã và đang
diễn ra như trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vũ một cách
đúng với bản chất của pháp luật và bản chất của sự
việc khách quan.
Tôi xin gửi đến Quý Ban Điều Hành Đàn Chim Việt toàn bộ
nội dung Thỉnh nguyện thư nêu trên và các tài liệu đính kèm
để biết và thông tin nhằm giúp gia đình tôi giải oan cho con
Trần Huỳnh Duy Thức của tôi.
Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào.
Trần Văn Huỳnh
Điện thoại: +84-90-3350117
Email: tranvanhuynh@hotmail.com
Blog: http://tranfami.wordpress.com
——————————————————————-
<center>Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
–*–</center>
<center><strong>THỈNH NGUYỆN THƯ CÔNG DÂN</strong></center>
Kính gửi:
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
- Tất cả Đại biểu Quốc hội toàn quốc
Đồng kính gửi:
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Tôi tên Trần Văn Huỳnh, 74 tuổi, nguyên là giáo viên Anh văn
thuộc Sở Giáo dục Tp.HCM, được chuyển về Sở Văn hóa Thông
tin Tp.HCM công tác tại Phòng Văn hóa Đối ngoại từ 1989 đến
2001 nghỉ hưu. Tôi là thân phụ của anh Trần Huỳnh Duy Thức,
sinh năm 1966 (dưới đây gọi là con tôi) – người đã bị
kết án 16 năm tù và 5 năm quản chế vì tội "hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 bộ luật
hình sự (dưới đây gọi là BLHS) vào năm 2010 bởi Toà án nhân
dân Tp.HCM (bản án sơ thẩm số 19/2010/HSST tuyên ngày 20/1/2010,
dưới đây gọi tắt là Bản án sơ thẩm) và Tòa Phúc thẩm
thuộc Tòa án nhân dân Tối cao tại Tp.HCM (bản án phúc thẩm
số 254/2010/HSPT tuyên ngày 11/5/2010, dưới đây gọi tắt là
Bản án phúc thẩm).
Thưa các vị Đại biểu Quốc hội, tôi viết thư này đầu
tiên xuất phát từ lòng tin và tình yêu thương tôi dành cho con
tôi. Nhưng sau đó nó được dẫn dắt bởi động lực của
một công dân chủ động sử dụng một cách có ý thức tất
cả các quyền làm chủ của người dân được pháp luật bảo
vệ. Và cuối cùng nó được kết thúc bằng một niềm tin và
mong muốn sự tốt đẹp cho cả đất nước, trong đó có Nhà
nước, Đảng cầm quyền và có cả cho con tôi và những người
có hoàn cảnh tương tự.
Nó cũng bắt đầu từ sự rụt rè, lo sợ vốn là tâm lý chung
của đa số người dân Việt Nam hiện nay khi đề cập đến
các vấn đề chính trị của đất nước. Nhưng nhờ động
lực nói trên tôi dần hiểu ra rằng nó là một việc làm không
có gì sai trái hay vi phạm pháp luật cả, ngược lại nó còn
được pháp luật bảo hộ và khuyến khích vì đó chính là tinh
thần cốt lõi của Hiến pháp nước ta nhằm bảo vệ quyền
làm chủ tối thượng của người dân, nhờ đó mới có thể
xây dựng được một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Chính vì vậy tôi đã đặt bút ký lên thỉnh nguyện thư này
với một sự tự tin tràn ngập vào tương lai tốt đẹp của
đất nước, vào lý tưởng và mục đích của Nhà nước ta và
của Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền; và vào sự chính
đáng và hợp pháp của những việc làm của con tôi, cũng như
của những người đồng chí hướng, đều hướng đến những
ước nguyện vì sự tốt đẹp cho đất nước không khác gì lý
tưởng và mục đích của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng những điều tốt đẹp như vậy
sẽ không đến được nếu như tôi – với tư cách là một
công dân bình thường như hàng chục triệu công dân khác –
không dám mạnh dạn sử dụng đúng quyền làm chủ của mình
một cách chủ động và có ý thức để nói lên nguyện vọng
của mình đến cơ quan quyền lực tối cao đại diện cho quyền
và lợi ích của nhân dân một cách công khai mà pháp luật cho
phép. Và những điều tốt đẹp đó cũng sẽ không đến
được nếu như tôi – với tư cách là một người cha, một
cá nhân trong một xã hội được khẳng định là tôn trọng
trên hết những quyền căn bản của con người theo chuẩn mực
quốc tế được công ước Liên hiệp quốc về quyền con
người mà Việt Nam đã ký vào – không quyết liệt đòi hỏi
các cơ quan quyền lực nhà nước phải đảm bảo thực thi
đúng trên thực tế những quyền đó của người dân được
pháp luật qui định nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của
mình và của con mình mà tôi tin rằng đã bị kết án oan sai.
Tôi không phải là người bàng quan mà là người có nhiều suy
nghĩ đến sự nghiệp phát triển của đất nước. Nhưng đã
từ rất lâu rồi những suy nghĩ đó chỉ dừng lại ở chính
tôi hoặc cùng lắm là trao đổi với một vài người bạn
thân. Cũng không biết tự bao giờ trong tôi hình thành một suy
nghĩ thụ động rằng những vấn đề tôi và bạn bè tôi nghĩ
đến thì chắc hẳn các vị đứng đầu đất nước cũng đã
phải biết rõ rồi, mà không chịu nhìn nhận thực tế rằng
những vấn đề đó ngày một trầm trọng. Nguyên nhân có lẽ
một phần vì hiện tượng tăng trưởng kinh tế liên tục của
đất nước, và một phần vì chưa thấy những vấn đề đó
tác hại đến chính mình và gia đình mình. Nhưng giờ đây tôi
đã thấy rất rõ rằng nếu mình không quan tâm đúng mức đến
những vấn đề chung của xã hội thì tác hại của nó sẽ
không chỉ xảy ra ở đâu đó mà còn đến với chính mình một
cách nặng nề như tôi và gia đình đang gặp phải. Và đồng
thời, lợi ích chung của xã hội sẽ không thể tốt đẹp nếu
quyền lợi của mỗi cá nhân không được xã hội đó đảm
bảo một cách công bằng và trên hết. Mọi sự nhân danh lợi
ích chung nhưng xâm phạm đến quyền lợi của các cá nhân
không những không hợp hiến mà còn làm mất đi động lực
lành mạnh của toàn xã hội được hình thành bởi động cơ
của mỗi cá nhân vì mưu cầu lợi ích chính đáng của mình mà
tạo ra giá trị chung cho toàn xã hội.
Vì vậy tôi đã dằn vặt vì từng la trách con tôi gay gắt do
đã bày tỏ sự phê phán về những vấn đề kinh tế, chính
trị, xã hội của đất nước. Nhưng giờ đây tôi thấy quý
trọng và yêu thương con tôi vô hạn, phải chịu cảnh tù tội
oan sai chỉ vì đã nặng lòng vì đất nước mà cảnh báo
trước những nguy cơ mà bây giờ đã trở thành hiện thực.
Không chỉ cảnh báo, con tôi còn dành trọn tâm huyết nghiên
cứu, tìm ra và kiến nghị một con đường để Đảng và Nhà
nước phát triển đất nước tốt đẹp theo đúng lý tưởng
mà xã hội XHCN nước ta hướng đến – mà con tôi gọi là Con
đường Việt Nam với những chiến lược vận dụng quy luật
khách quan để nhanh chóng đưa thực tế của cuộc sống tiến
dần đến danh nghĩa tốt đẹp mà lý tưởng trên mong muốn.
Chính thực tế trong việc thực thi pháp luật hiện nay đã và
đang làm cho khoảng cách giữa thực tế và danh nghĩa này ngày
càng dãn rộng ra và càng gây bất ổn cho đất nước.
Điều này đặt ra một yêu cầu, mà tôi thấy cấp thiết hơn
bao giờ hết, là Quốc hội cần tập trung vào việc thực hiện
quyền giám sát tối cao của mình nhằm chấn chỉnh để đảm
bảo những quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được
Hiến pháp bảo vệ và các bộ luật của Quốc hội qui định
phải được tôn trọng và thực thi trong thực tế. Tôi đề
nghị các vị Đại biểu Quốc hội, với tư cách là người
đại diện cho quyền và lợi ích của người dân trong tổ
chức của bộ máy Nhà nước, hãy thẳng thắn nhìn nhận một
cách thực tế sự nghiêm trọng của vấn đề này đang diễn ra
trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, và hãy sử dụng
đầy đủ quyền lực tối cao của mình để làm sao cho những
giá trị tốt đẹp của luật pháp nước ta không chỉ nằm
trên danh nghĩa mà phải đi được vào thực tế của cuộc
sống. Khi đó thì Việt Nam mới có thể trở thành một xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh được.
Tôi tin vào sự cần thiết của đòi hỏi trên, còn con tôi,
trong Con đường Việt Nam, đã cho thấy đó là sự đòi hỏi
tất yếu theo quy luật khách quan mà nếu được đáp ứng tốt
thì sẽ chắc chắn có sự phát triển ổn định, bền vững cho
đất nước. Tôi xin các vị Đại biểu Quốc hội dành chút
thời gian đọc phần giới thiệu Con đường Việt Nam (được
đính kèm) mà con tôi viết trước khi bị bắt để thấy
được tâm huyết và trách nhiệm công dân của con tôi là đáng
trân trọng như thế nào. Nó thể hiện không chỉ thái độ khoa
học nghiêm túc của con tôi mà còn là ý thức công dân rất
quan trọng và cần thiết cho xã hội nhưng lại đang thiếu
vắng trầm trọng ở nước ta. Thế nhưng nó đã bị quy kết
là "một kế hoạch tổng thể nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân" để kết tội con tôi "hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân" theo điều 79 bộ luật hình sự (BLHS).
Tôi kính mong các vị Đại biểu Quốc hội dành thời gian đọc
lá đơn yêu cầu giám đốc thẩm đối với Bản án sơ thẩm
và Bản án phúc thẩm (đính kèm) kết án con tôi để thấy sự
chủ quan và tùy tiện trong việc áp dụng luật như thế nào
trong các hoạt động tư pháp. Nó cho thấy không chỉ sự bất
chấp trước những sự thật khách quan và tính logic biện
chứng của sự việc, mà còn là sự không tôn trọng những bộ
luật được Quốc hội cân nhắc ban hành để bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của người dân. Điều đáng lo lắng
là nó không còn là vấn đề cá biệt mà đã trở thành hiện
tượng phổ biến đến mức hầu hết người dân tưởng rằng
đó là bản chất của hệ thống luật mà Quốc hội xây dựng.
Đó là một thực tế mà tôi rất mong các vị Đại biểu Quốc
hội dũng cảm thừa nhận để có được những giải pháp
đúng đắn trước những vấn đề sống còn của đất nước.
Quốc hội khóa XIII đang nhóm họp kỳ đầu tiên với chương
trình nghị sự có xem xét việc thay đổi bổ sung Hiến pháp
theo đề xuất của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những gì được
đề cập liên quan đến đề tài này trong thông báo của hội
nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa rồi chưa
cho thấy được những mấu chốt thay đổi căn bản. Nhưng tôi
hy vọng rằng Đảng sẽ xuất phát từ nhu cầu thực tế của
cuộc sống của người dân. Đồng thời tôi cũng mong muốn
Quốc hội xem xét việc này trên tinh thần làm sao để đảm
bảo được quyền và lợi ích của người dân hơn nữa trong
thực tế, và phải hết sức lưu ý để tránh được nguy cơ
mà con tôi đã cảnh báo là sẽ có những mong muốn thay đổi
Hiến pháp để kéo những giá trị danh nghĩa xuống gần với
thực tế tồi tệ của sự quan liêu – tham nhũng – cơ hội
vốn đang khá phổ biến hiện nay trong cuộc sống nhằm hợp
pháp hóa chúng để bảo vệ cho cái xấu. Và nếu vì phải tập
trung cho việc sửa đổi Hiến pháp mà xao lãng trách nhiệm giám
sát tối cao của Quốc hội để đảm bảo quyền lợi của
người dân trong thực tế vận dụng và thực thi pháp luật
của các cơ quan công quyền, thì thật là tai hại.
Thưa các vị Đại biểu Quốc hội, qua sự việc sửa đổi
Hiến pháp lần này, tôi yêu cầu quý vị cũng cần làm rõ một
vấn đề quan trọng. Đó chính là: liệu một công dân bình
thường có quyền mong muốn và đưa ra những kiến nghị thay
đổi những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến
pháp hay không? Nếu không thì ai có quyền đó và nó được qui
định ở đâu? Và những điều luật nào nói rằng những mong
muốn nhằm thay đổi những vấn đề thuộc phạm vi điều
chỉnh của Hiến pháp là vi phạm pháp luật và phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự?
Tôi đã nghiên cứu và thấy rõ rằng Hiến pháp cho phép và
bảo vệ quyền của bất kỳ công dân nào cũng được đưa ra
các ý kiến của mình đối với các vấn đề của đất
nước, trong đó có những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh
của Hiến pháp. Hiến pháp không giao cho bất kỳ cá nhân hay
tổ chức nào được độc quyền trong việc đưa ra ý kiến thay
đổi hay điều chỉnh Hiến pháp cả. Và không có một điều
luật nào của BLHS qui định rằng những mong muốn nhằm thay
đổi các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp
là xâm phạm đến khách thể mà điều luật đó hướng đến
bảo vệ cả.
Thế nhưng con tôi và những người bạn trong cùng vụ án đã
bị kết án chính vì những mong muốn như vậy. Điều này đang
ngày càng phổ biến đối với nhiều vụ án bị cho là xâm
phạm an ninh quốc gia đã và đang diễn ra. Và điều này không
chỉ xâm phạm đến những quyền lợi chính đáng và hợp pháp
của công dân, gây ra oan sai, mà còn đánh mất đi những động
lực lành mạnh thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp cho xã
hội, và còn làm cho những giá trị tốt đẹp trên danh nghĩa
của pháp luật ngày càng xa rời so với thực tế của cuộc
sống.
Thưa Chủ tịch Quốc hội,
Thưa các vị Đại biểu Quốc hội,
Bằng bức thỉnh nguyện thư công dân này, với sự ý thức về
trách nhiệm của một công dân đối với đất nước cũng như
sự đòi hỏi chính đáng về quyền lợi hợp pháp mà đất
nước phải đảm bảo cho công dân, cùng với những lý lẽ
được trình bày như trên, tôi xin được chính thức đề nghị
Quốc hội và từng Đại biểu Quốc hội 2 vấn đề:
1) Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội cần quan tâm, tập
trung và có giải pháp hữu hiệu trong việc sử dụng quyền
giám sát tối cao của mình để đảm bảo những giá trị tốt
đẹp được Hiến pháp và Pháp luật qui định phải tạo ra
được những giá trị tốt đẹp trong thực tế của cuộc
sống của người dân, đặc biệt là phải đảm bảo để làm
sao người dân có thể tự tin, chủ động và ý thức sử dụng
hết những quyền của mình mà Hiến pháp và Pháp luật bảo
vệ. Nhân đây tôi cũng xin biểu lộ sự đồng tình với
"Kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước" (ký ngày
10/7/2011) của một nhóm nhân sĩ trí thức gửi đến Quốc hội
và Bộ chính trị đề nghị: "Tìm mọi cách thực hiện đầy
đủ mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân đã được Hiến
pháp qui định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực
của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc…"
2) Kính đề nghị Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội sử
dụng quyền giám sát tối cao của mình để yêu cầu các cơ
quan tư pháp có trách nhiệm xem xét lại các Bản án sơ thẩm
và Bản án phúc thẩm đã kết án con tôi – Trần Huỳnh Duy
Thức và anh Lê Thăng Long, anh Lê Công Định và anh Nguyễn Tiến
Trung; cũng như cần xem xét những vụ án tương tự đã và đang
diễn ra như trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vũ một cách
đúng với bản chất của pháp luật và bản chất của sự
việc khách quan. Tôi tin rằng điều này không chỉ là những
việc cụ thể cần giải quyết theo tinh thần đòi hỏi của
kiến nghị số 1 ở trên, mà còn là một việc chiến lược
để tạo ra niềm tin và những động lực lành mạnh mới cho
xã hội, để tránh sự rạn nứt và chia rẽ.
Kính mong Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội quan tâm đến
thỉnh nguyện thư công dân này của tôi với một tinh thần
trách nhiệm cao nhất của một cơ quan quyền lực cao nhất. Tôi
xin cảm ơn và kính chào trân trọng.
<span class="underlined-text">Đính kèm:</span>
1. <a href="http://www.mediafire.com/?p97e3le2e0sxb87">Phần giới thiệu
Con đường Việt Nam</a>.
2. <a
href="http://tranfami.wordpress.com/2011/06/11/don-yeu-cau-giam-doc-tham-cho-tran-huynh-duy-thuc/">Đơn
yêu cầu giám đốc thẩm</a>.
3. <a
href="http://tranfami.wordpress.com/2011/06/20/don-keu-oan-cho-tran-huynh-duy-thuc-lan-3/">Đơn
kêu oan lần 3 gửi Chủ tich nước</a>.
4. <a href="http://www.mediafire.com/?z1io6omwns2ghsw">Thư con tôi đang
viết để gửi Chủ tịch nước giới thiệu Con đường Việt
Nam</a>.
Ngày 27 tháng 7 năm 2011
Kính đơn,
Trần Văn Huỳnh
<span class="underlined-text">Ghi chú:</span>
Địa chỉ liên lạc của tôi: 439F8 Phan Văn Trị, Phường 5,
Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh; điện thoại: 0903350117.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9520), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét