Tài liệu WikiLeaks: Di sản của Võ Văn Kiệt, một năm sau ngày mất

<div class="special_quote"><strong>Tóm tắt:</strong> Một năm sau ngày
mất của ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng với đầu óc
đổi mới, những người ủng hộ ông nói những ý tưởng của
ông đã bị những lãnh đạo Đảng hiện nay lờ đi, mặc dù
họ cố bám vào di sản ông để lại. Ông Kiệt đặc biệt
được kính trọng ở tp Hồ Chí Minh, nơi ông dành được uy
tín như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ lúc còn làm Bí thư thành
ủy, và đã phát triển những tư tưởng cải tổ. Giới trí
thức tp Hồ Chí Minh không mắc lừa những nỗ lực của ông
Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng hiện tại của Việt Nam, cố
gắng sử dụng ký ức về ông Kiệt để tạo cho mình hình
ảnh một nhà lãnh đạo có đầu óc cải cách. Thay vào đó,
họ nói phe cải cách lúc này đang vắng bóng một nhà lãnh
đạo vừa có uy tín mạnh mẽ lại vừa có đầu óc cải tổ
như ông Kiệt. Bất chấp sự chua cay đó, giới trí thức tp Hồ
Chí Minh (bao gồm nhiều người lên tiếng phản đối công khai
chưa có tiền lệ đối với dự án khai thác bauxite của chính
phủ) nói tư tưởng và sự thẳng thắn của ông Kiệt tiếp
tục là nguồn cảm hứng cho họ đi theo con đường cải cách
và dân chủ hóa Việt Nam. </div>

<h2>Bám vào một di sản</h2>

Trong văn hóa Việt Nam, ngày giỗ là những kỷ niệm quan trọng,
người thừa kế của người quá cố có trách nhiệm thực
hiện nghi lễ hàng năm. Và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
khiến nhiều người ngạc nhiên vào 28 tháng Năm khi văn phòng
thủ tướng ra lệnh cho tất cả các tòa soạn báo in và báo
điện tử lớn ở Việt Nam, 2 ngày trước ngày giỗ đầu của
cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, rằng phải đăng một bài viết
của ông Dũng tưởng nhớ sự kiện này. Các nguồn tin từ báo
chí ở tp HCM nói với tòa lãnh sự rằng truyền thông nhận
chỉ thị trực tiếp từ văn phòng Thủ tướng rằng bài của
ông phải đăng trang nhất, và rằng không có bài viết nào về
ông Kiệt được phép xuất bản trước bài này.

Bài viết của Thủ tướng Dũng nhiều hơn một bài tán tụng
lãnh đạo cộng sản thông thường, ca ngợi ông Kiệt như một
người hăng hái tranh đấu cho tự do, một nhà cải tổ vĩ
đại, một người tiên phong hòa giải dân tộc và một nhà
cải cách kinh tế. Nhưng khi bài viết được đăng, dư luận
xả van. Nhiều bài báo, trên cả báo chính thức lẫn cộng
đồng blog, miêu tả ông Kiệt như là nhà lãnh đạo cuối cùng
thuộc thế hệ Đổi Mới ở Việt Nam: Một nhà đổi mới vĩ
đại, một người mong muốn hòa giải, nhưng hơn hết, một
người ủng hộ dân chủ có vị trí và uy tín không ai có
được để công khai ủng hộ cải cách.

Những quan sát viên chính trị ở tp Hồ Chí Minh cho chúng tôi
biết họ đọc bước đi của ông Dũng như một nỗ lực "xây
dựng hình ảnh của ông ta như một người cổ vũ cải cách",
và đặc biệt là để lấy lòng những trí thức có đầu óc
đổi mới, những người gần đây đã công khai phản đối dự
án khai thác bauxite ở Tây Nguyên của chính phủ Việt Nam. Một
nguồn tin tin cậy nói với chúng tôi rằng, khi mà ông Dũng và
chính phủ VN đã tỏ ra không mấy tôn trọng mong ước và suy
nghĩ của ông Kiệt vào năm ngoài, thì mánh khóe của Thủ
tướng tỏ ra "phản tác dụng" với trí thức tp Hồ Chí Minh và
thất bại trong việc kiếm điểm cho Thủ tướng.

<h2>Xa mặt cách lòng</h2>

Những người ủng hộ ông Kiệt chia những thành tựu của ông
thành 2 giai đoạng: cải cách khi ông đang nắm quyền lực, và
tư tưởng sau khi ông đã về hưu. Trong khi Kiệt được kính
trọng bởi nhiều người (nếu không nói tất cả) vì những
chính sách mà ông đưa ra khi nắm quyền, các nhà cải cách than
phiền rằng chính phủ Việt Nam đã tảng lờ những tư tưởng
sau đó về cải cách của ông. Ví dụn, trong giai đoạn bầu
cử Đại hội Đảng X, ông Kiệt đã viết một lá thư được
phổ biến rộng rãi thúc giục Đảng tự dân chủ hóa và làm
cho xã hội quen dần với những sinh hoạt dân chủ. Ông cũng
khuyến cáo rằng 15 thành viên Bộ Chính Trị nên trả quyền
quyết định lại cho Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng gồm 150
thành viên. Ngay trước khi mất, Kiệt lên tiếng quan ngại về
việc vội vã mở rộng Hà Nội, nhưng các lãnh đạo cao cấp
của Đảng đã không dừng lại. Ngày 29/5, Quốc Hội, dưới áp
lực bên Đảng, đã chấp thuận quyết định này.

Và gần đây hơn, mong ước trước khi chết của ông Kiệt đã
bị bỏ ngoài tai. Trong bản di chúc công khai của mình, ông
đặc biệt yêu cầu Việt Nam không đặt bất kỳ một con
đường nào dưới tên ông, nhưng các nhà chức trách Quảng
Ngãi đã chính thức đặt tên ông cho con đường tại thị
trấn Văn Tường (gần nhà máy lọc dầu mới mở Dung Quất),
với sự có mặt của TT Dũng trong lễ đặt tên. Trong di chúc,
ông Kiệt tuyên bố rằng ông không muốn có lăng mộ riêng cho
mình. Thế nhưng vào 31/5, Thành Ủy Vĩnh Long, quê hương của
ông Kiệt, đã tuyên bố sẽ xây khu tưởng niệm. (Bình luận:
Với nhiều người, điều này gợi nhớ lại quyết định của
Lê Duẩn ướp xác ông Hồ Chí Minh và xây lăng, bất chấp chỉ
thị của ông Hồ rằng thi hài của mình phải được hỏa
táng).

<h2>Một khoảng trống cần được điền</h2>

Ai sẽ là người kế thừa di sản của ông Võ Văn Kiệt là
điều còn cần phải quan sát, nhưng vào 30/5, "một nhóm nhỏ
gồm thân nhân và bạn thân" đã kỷ niệm ngày giỗ đầu của
ông Võ Văn Kiệt, theo tin của một người có tham dự. Đáng
chú ý là sự vắng mặt của các lãnh đạo chính phủ và
Đảng CS, những người đã đến dự tang lễ của ông Kiệt
năm 2008. Ông Kiệt ra đi, để lại một khoảng trống cần
điền, theo lời ông Nguyễn Trung, một người viết báo nổi
tiếng trên internet, và cũng là người cổ vũ cho đổi mới.
Trung nói thay cho nhiều người khi ông nói rằng ông Kiệt "ra đi
sớm quá", nhấn mạnh sự thực rằng phe cải tổ bây giờ
không có người lãnh đạo thực sự. Theo một trí thức khác
tại tp Hồ Chí Minh, ông Kiệt và những "nhà lãnh đạo đổi
mới" khác nắm trong tay một sự kết hợp tiềm năng là uy tín
cách mạng và tư tưởng đổi mới, nhờ đó cho phép họ thách
thức tình trạng hiện tại của Đảng CSVN. Nguồn tin này quan
sát rằng thế hệ kế tiếp của Việt Nam phải tìm con đường
khác.


<strong>Bình luận:</strong>

Di sản của ông Kiệt không chỉ là những chính sách Đổi Mới
mà ông đã giúp đưa vào thực tiễn, mà còn cả sự truyền
cảm hứng và sự động viên mà ông đã khơi dậy trong số trí
thức và xã hội -- ngày nay, nhiều nhà kiến nghị hàng đầu
chống lại dự án khai thác bauxite coi họ như học trò của
Kiệt. Trong khi từ chối những nỗ lực của TT DŨng nhằm bám
vào di sản của ông Kiệt, nhiều nguồn tin của tòa lãnh sự
tin rằng mức độ phản kháng và tranh luận công khai về các
vấn đề xã hội lớn (bao gồm cả dân chủ) là không thể quay
ngược lại được. Ông Kiệt rõ ràng đã khởi động, trích
từ một trang blog tưởng nhớ ông, một con đường rằng "ông
muốn người khác tiếp tục đi theo ông". Trong khi chưa có ai có
khả năng thay thế ông Kiệt ngồi vào tay lái, nhiều trí thức
vẫn tin rằng chiếc xe cải tổ cuối cùng sẽ hướng theo con
đường mà ông Kiệt mong đợi.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9756), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét